Người phỏng vấn hỏi: “Tại sao con vịt nấu chín lại bay?” Ứng viên IQ cao trả lời bằng 3 từ, được nhận ngay trong giây tiếp theo
Cuộc phỏng vấn thú vị này cũng đã thu hút rất nhiều cư dân mạng bàn luận và chia sẻ.
Tìm nhân sự phù hợp không hề đơn giản, đối với các công ty, ngoài kỹ năng chuyên môn thì khả năng ứng xử và sự sáng tạo của người ứng tuyển cũng là một phần rất quan trọng trong việc tìm kiếm nhân tài.
Mấy ngày trước, ở Trung Quốc lan truyền một bài phỏng vấn rất kỳ lạ, người phỏng vấn hỏi ba người ứng tuyển: "Tại sao vịt nấu chín lại bay?". Một trong những câu trả lời khiến người tuyển dụng rất hài lòng và trở thành cơ sở để quyết định chọn nhân sự.
- Người tìm việc đầu tiên nói: Tôi nghĩ câu hỏi của anh có gì đó không ổn. Anh nghĩ xem, làm sao một con vịt đã chín có thể bay được? Tôi nghĩ anh nên nghĩ nhiều hơn về công ty và đặt những câu hỏi thực dụng hơn. Đương nhiên, người phỏng vấn bỏ qua câu trả lời như vậy.
- Người thứ hai là một sinh viên mới ra trường, đã chuẩn bị rất nhiều cho công việc, nhưng không ngờ lại bị hỏi "Tại sao vịt nấu chín lại bay?" khiến anh ta thất vọng không nói nên lời.
- Câu trả lời cuối cùng rất sáng tạo, anh ấy nói "trên máy bay". Sau đó giải thích rằng vì trên máy bay sẽ có vịt quay nên lúc này, có thể có một hành khách trên chuyến bay nào đó đang nếm món vịt quay Bắc Kinh: "Lời giải thích này có thể giải thích tại sao vịt nấu chín lại có thể bay được không?".
Câu trả lời khiến người tuyển dụng không khỏi mỉm cười, rõ ràng qua đó cũng thể hiện sự sáng tạo và phản ứng tại chỗ linh hoạt, cuối cùng ứng viên cuối đã nhận được việc làm.
Cuộc phỏng vấn thú vị này cũng đã thu hút rất nhiều cư dân mạng bàn luận: "Nghĩ được lên máy bay thật không dễ chút nào"; "Trí não anh ấy nhanh thật đấy", "Nếu bạn vào công ty, chắc hẳn bạn có thể ăn vịt quay Bắc Kinh"...
Tại sao nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi kỳ quặc?
Một số người cảm thấy khó hiểu: "Tại sao người phỏng vấn luôn hỏi những câu không liên quan đến công việc?". Ví dụ câu hỏi phỏng vấn của Amazon: "Nếu bạn đến từ sao Hỏa, bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?". Câu hỏi phỏng vấn UBS: "Tại sao nắp cống lại có hình tròn?".
Câu hỏi phỏng vấn của Forbes: "Nếu bạn có thể chọn sở hữu một siêu năng lực, bạn muốn tàng hình hay bay?". Câu hỏi phỏng vấn Huawei được chia sẻ liên tục: "Làm thế nào bạn để một con bò 800 kg vượt qua cây cầu 700 kg?".
Những câu hỏi đều khiến mọi người cân não, lại càng khó hiểu hơn. Trên thực tế, những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà HR nêu ra nhằm kiểm tra "hiệu suất tại chỗ" của người đi phỏng vấn và đánh giá trí tuệ cảm xúc cùng cách làm việc của họ. Do đó, không nên coi bất kỳ câu hỏi nào từ người phỏng vấn như trò đánh đố. Thay vào đó, hãy làm rõ nhu cầu đằng sau câu hỏi.
Một chuyên gia nhân sự cấp cao nói rằng những câu hỏi mở mà họ hỏi mang tính chất kiểm tra lẫn nhau: Đầu tiên, khả năng thích ứng; thứ hai, khả năng đồng cảm; thứ ba, khả năng tổ chức và điều phối; thứ tư, khả năng tiếp nhận và thực thi.
Nếu bạn đã đi đến rào cản cuối cùng của cuộc phỏng vấn, điều đó có nghĩa là các yêu cầu công việc và kỹ năng của bạn về cơ bản phù hợp với kỳ vọng của công ty. Lúc này, trọng tâm của bộ phận nhân sự muốn yêu cầu là khả năng đối nhân xử thế và cách giải quyết vấn đề của bạn. Những nhân viên mà các công ty cần có cả trí tuệ cảm xúc và năng lực.
Khi đối mặt với những vấn đề vô nghĩa, chúng ta phải tìm ra nhu cầu đằng sau vấn đề đó và đưa ra câu trả lời khả thi sau khi cân nhắc kỹ lưỡng.