Người đàn ông đột tử dù khám sức khỏe bình thường, bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm tai hại nhiều người mắc phải
Kết quả khám sức khỏe bình thường nhưng tính mạng của bạn vẫn có thể gặp nguy hiểm nếu mắc phải 2 sai lầm tai hại này.
Vương Quốc Cường và Lý Khải (cùng ngoài 30 tuổi ở Trung Quốc) đã là bạn nhiều năm và quen nhau từ thời đại học. Lỹ Khải là một người nghiện công việc điển hình, có vẻ ngoài rắn rỏi và luôn mặc quần áo đơn giản, gọn gàng.
Anh ấy luôn thích chơi bóng rổ với bạn bè và thỉnh thoảng uống bia. Lý Khải luôn tạo cho mọi người hình ảnh “sự cứng rắn nam tính và vô cùng khỏe mạnh". Thậm chí, trong lần kiểm tra thể chất năm ngoái, Lý Khải còn khoe: “Sức khỏe của tôi tốt hơn thanh niên!”.
Thế nhưng chỉ mấy tháng sau, khi đang đi làm, Vương Quốc Cường bỗng chết lặng khi nghe tin Lý Khải đột tử vì ngừng tim vào đêm qua.
Tối hôm trước đó, vốn 2 người hẹn nhau đi ăn uống nhưng buổi chiều Vương Quốc Cường nhận được điện thoại của Lý Khải, nghe giọng yếu ớt từ đầu dây bên kia. Vương Quốc Cường vốn tưởng rằng Lý Khải mệt mỏi vì tăng ca quá lâu nên an ủi anh vài câu: “Anh không sao chứ? Hãy nghỉ ngơi thật tốt và đừng thức khuya nữa nhé”. Nhưng ai biết được cuộc gọi tiếp theo từ Lý Khải mà Vương Quốc Cường nhận được lại là bệnh viện báo tin Lý Khải đã qua đời.
Đứng ở hành lang bệnh viện, Vương Quốc Cường không khỏi thắc mắc, Lý Khải có thực sự khỏe mạnh như anh ta nói không? Trông anh ta vốn khỏe mạnh như vậy cơ mà? Thậm chí khám sức khỏe mấy tháng trước, kết quả cũng đều rất bình thường.
Đặt ra những câu hỏi này với bác sĩ, Vương Quốc Cường nhận được giải đáp: Kết quả khám sức khỏe của Lý Khải quả thực là bình thường, tim mạch không có vấn đề gì. Tuy nhiên, anh ấy đã mắc phải 2 sai lầm chết người, dẫn đến đột tử.
Bác sĩ tiếp tục giải thích: Sai lầm đầu tiên là bỏ bê nghỉ ngơi trong thời gian dài , thậm chí không khám sức khỏe định kỳ và dựa vào quan niệm 'tuổi trẻ bất khả chiến bại';
Sai lầm thứ hai là chịu áp lực tâm lý cường độ cao trong thời gian dài mà bỏ qua việc quản lý sức khỏe tâm thần.
Lý Khải là một lập trình viên trong ngành công nghệ thông tin. Anh dành toàn bộ thời gian trước máy tính, thức khuya và làm việc ngoài giờ đã trở thành chuyện bình thường.
Mặc dù anh vẫn duy trì thói quen ăn uống tưởng chừng như lành mạnh và dường như không có dấu hiệu "lão hóa" nhưng việc làm thêm giờ kéo dài và thức khuya đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch của anh.
Các bác sĩ giải thích, thức khuya không chỉ gây ra quầng thâm dưới mắt, da xỉn màu mà quan trọng hơn là có thể làm rối loạn nghiêm trọng đồng hồ sinh học của cơ thể, phá hủy hệ thống miễn dịch và thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim.
Nhiều người có thể không nhận ra rằng thức khuya trực tiếp dẫn đến rối loạn nội tiết tố, rối loạn nhịp tim và các vấn đề khác trong cơ thể, và kết quả cuối cùng thường là đột tử.
Bác sĩ cho biết thêm: Đặc biệt đối với nam giới ở độ tuổi khoảng 40, tim không còn 'chống căng thẳng' tốt như khi còn trẻ. Mệt mỏi quá mức có thể làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra bệnh tim hoặc ngừng tim.
Đối với Lý Khải, mặc dù báo cáo khám sức khỏe không cho thấy có vấn đề gì về tim nhưng việc thức khuya và làm việc quá giờ trong thời gian dài dần làm suy yếu “khả năng tự chữa lành” của trái tim.
Nói về căng thẳng tâm lý, các bác sĩ cho rằng trường hợp của Lý Khải không phải là hiếm. Áp lực công việc và gánh nặng trong cuộc sống thường tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, nhưng nhiều người không muốn thừa nhận điều này, thậm chí còn cho rằng “càng áp lực thì họ càng thực hiện tốt công việc của mình”.
Từ trường hợp của Lý Khải, Vương Quốc Cường hiểu ra một sự thật: sức khỏe không chỉ là “khám sức khỏe bình thường” mà nghĩa là mọi thứ trong cuộc sống đều phải bình thường, điều độ như lời bác sĩ.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy