Người đàn ông 45 tuổi mắc bệnh tiểu đường dù cả đời không ăn ngọt, bác sĩ thở dài: Có 3 món trong siêu thị nên hạn chế mua vì sẽ khiến đường huyết tăng cao
Bác sĩ đã chỉ ra có 3 món bán trong siêu thị có thể chứa lượng đường nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều, nó chính là "sát thủ" giấu mặt gây bệnh tiểu đường của nhiều gia đình.
Anh Hoàng (người Trung Quốc) năm nay 45 tuổi, cả gia đình đều là nông dân. Dù kinh tế không mấy khá giả nhưng anh là người luôn vui vẻ và không bao giờ phàn nàn với cuộc sống của mình. Thế nhưng mới đây sau khi nhận chẩn đoán của bác sĩ đã khiến anh Hoàng cảm thấy buồn bã.
Vài tháng trước, anh Hoàng cảm thấy chóng mặt và thị lực ngày càng giảm sút, điều này khiến anh ấy rất lo lắng nên đã đến bệnh viện địa phương để khám.
Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ đã đề nghị anh Hoàng làm xét nghiệm đường huyết. Phát hiện lượng đường trong máu của anh ấy cao hơn người thường, chẩn đoán anh mắc bệnh tiểu đường. Thậm chí nếu không điều chỉnh kịp thời thì bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng.
Khi được bác sĩ hỏi về thói quen ăn uống hàng ngày, vợ anh Hoàng khẳng định chồng mình không bao giờ ăn ngọt, đặc biệt là bánh kẹo, bánh ngọt...
Hàng tuần, chị thường đi siêu thị một lần và mua rất nhiều thực phẩm dùng cho cả tuần. Biết chồng mình rất thích ăn hoa quả sấy khô, nội tạng động vật, súp nấu sẵn nên chị thường mua rất nhiều.
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), ngày nay có nhiều người không hề biết bản thân lại tiêu thụ vượt quá lượng đường cho phép bởi có rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày tuy không ngọt, nhưng lại tiềm ẩn lượng đường khá lớn.
Bác sĩ đã chỉ ra có 3 món bán trong siêu thị có thể chứa lượng đường nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều, nó chính là "sát thủ" giấu mặt gây bệnh tiểu đường của nhiều gia đình.
3 món trong siêu thị chứa nhiều đường hơn chúng ta tưởng, có thể gây tăng đường huyết
1. Nội tạng động vật
Nhiều người tin vào câu nói "ăn gì bổ nấy" nên rất thích ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan và tim. Nhưng nội tạng động vật lại chứa quá nhiều chất béo cùng lượng cholesterol xấu, nếu tích tụ trong cơ thể mà không kịp thải ra ngoài sẽ chuyển hóa thành đường khiến đường huyết liên tục tăng cao.
2. Hoa quả sấy khô
Trái cây sấy khô có chứa nhiều đường glucoza và đường fructoza lên đến 70% trở lên. Khi ăn có vị chua ngọt, và thơm rất hấp dẫn nhưng lượng đường trong chúng được cơ thể hấp thụ rất nhanh. Nguy hiểm hơn khi nhiều người có thói quen ngậm chúng mỗi ngày, sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, tăng gánh nặng cho tuyến tụy, lâu dài sẽ gây nên bệnh tiểu đường.
3. Súp đóng sẵn
Khi súp được làm bằng nguyên liệu tươi thì đó rõ ràng là một lựa chọn lành mạnh và sẽ giúp bạn tiêu thụ rau hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều món súp được bán trên thị trường được bổ sung nhiều thành phần, bao gồm cả đường. Việc tiêu thụ nhiều loại súp này sẽ khiến đường trong máu tăng cao rất nhanh. Để kiểm tra xem loại súp mình sắp mua có đường hay không, bạn hãy xem danh sách thành phần có những thứ như sucrose, sirô ngô hàm lượng đường cao, mạch nha lúa mạch, dextrose, maltose và các loại sirô khác... Thành phần những thứ này càng nhiều thì nghĩa là món súp càng chứa nhiều đường.
Đi siêu thị thấy 3 loại rau này nên mua luôn vì rất tốt cho việc ổn định đường huyết
- Đậu đũa
Đậu đũa rất giàu dinh dưỡng, lại không chứa nhiều đường, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết insulin. Hơn nữa loại rau này có chứa nhiều chất xơ, cũng có thể cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
- Mướp đắng
Mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, bổ gan, cải thiện thị lực, giải độc. Sở dĩ mướp đắng có thể hạ đường huyết là do trong hạt mướp đắng có chứa protein có chức năng tương tự như insulin, giúp thúc đẩy quá trình phân hủy đường, chuyển hóa đường dư thừa thành calo và cải thiện sự cân bằng chất béo của cơ thể.
- Rau xà lách
Rau xà lách có chứa nhiều vitamin, muối vô cơ và axit clohydric. Trong đó, axit clohydric có tác dụng hạ đường huyết, vì thế xà lách là lựa chọn rất tốt cho những người có lượng đường trong máu cao.