Người cha khiếm thị hát rong, thà dầm mưa ướt áo chứ không để ướt bộ loa, cái micro vì lý do ai nghe qua cũng phải xót lòng

Gia Đoàn,
Chia sẻ

Kéo chiếc loa thùng phía trên là chiếc hòm nhỏ đựng vài gói tăm, mấy vỉ tăm bông cùng phong kẹo cao su, ông bố khiếm thị hằng ngày vẫn lang thang khắp làng trên, xóm dưới mong kiếm đủ tiền chữa bệnh cho con.

Khi nghe câu chuyện ông bố mù đi hát rong kiếm tiền chữa bệnh cho cô con gái, nhiều người không khỏi chạnh lòng. Những ngày cuối của năm cũ, chúng tôi tìm đến thôn Dưỡng Mông, xã Ngũ Phúc, Kim Thành, Hải Dương.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 1.

Ngày hai buổi anh Bính kéo theo chiếc loa lại đi bán hàng rong kiếm tiền chữa bệnh cho con.

Trước mặt chúng tôi là người đàn ông trung niên, trước cằm buộc chiếc micro, đang dò dẫm đẩy chiếc xe kéo theo cái loa thùng với chiếc rương nhỏ đựng vài gói tăm, mấy hộp bút bi, phong kẹo cao su...

Hình ảnh ấy với người dân trong thôn Dưỡng Mông chẳng có gì lạ, cứ vào mỗi buổi chiều người đàn ông này lại chuẩn bị lên phố bán tăm. Người đàn ông đó là anh Phùng Văn Bính (SN 1976). Cuộc đời anh từ khi sinh ra đã bất hạnh khi bị khiếm thị bẩm sinh. Để trang trải cuộc sống, anh hành nghề hát rong và tẩm quất tại nhà.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 2.

Người cha khiếm thị vẫn hằng ngày đeo micro hát rong kiếm tiền nuôi con.

Mỗi ngày 2 buổi đều đều, 5 giờ sáng, anh Bính gọi xe ôm chở ra các chợ để đi hát, đến trưa thì về, 4 giờ chiều anh lại ra các khu đông dân cư, nơi họp chợ để hát. Tối nếu có khách gọi, anh lại nhận thêm việc tẩm quất tại nhà.

Năm anh 24 tuổi, may mắn có một người con gái xóm trên đem lòng yêu thương. Anh Bính và chị Hoàng Thị Mùi (SN 1979) nên duyên bằng một đám cưới giản dị và nhận được nhiều lời chúc phúc.

Từ chỗ tưởng chừng như phải sống một cuộc đời cô đơn, anh Bính có vợ và sau đó là có cô con gái Phùng Thanh Hằng. Để trang trải cuộc sống gia đình, cả hai vợ chồng anh Bính chăm chỉ đi làm, anh thì hát rong và tẩm quất, chị thì đi gấp vàng mã thuê.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 3.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 4.

Mâm cơm của hai bố con khi ở nhà.

Cuộc sống gia đình cứ thế trôi qua, không giàu có nhưng luôn hạnh phúc, đặc biệt cô con gái Thanh Hằng là đứa trẻ chăm ngoan, học giỏi.

Thế nhưng bất hạnh lại bất ngờ ập đến với gia đình anh. Khi vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp PTTH, trong thời gian chờ kết quả, Hằng đi làm công nhân thời vụ để phụ giúp bố mẹ, hôm ấy trên đường đi làm về thì em gặp nạn. Em bị tàu hỏa quệt vào đuôi xe đạp điện, sau cú va chạm mạnh khiến nữ sinh ngã xuống đất, dập não và gãy xương đòn trái. Cách đó một ngày, bà nội của Hằng bị đột quỵ phải chuyển lên Bệnh viện 108 (Hà Nội) để phẫu thuật. Hai biến cố liên tiếp dội xuống khiến cả gia đình anh điêu đứng.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 5.

Đứa con gái ngoan ngoãn, học giỏi của anh Bính.

Bất lực vì đôi mắt mù không thể đi xa, anh Bính chỉ còn trông chờ vào chị Mùi đi đến nơi con gái cấp cứu.

"Tôi nghe nói lúc ấy con bé chảy nhiều máu lắm, thường ngày nó đi làm về có sao đâu nhưng chắc cháu nó nghe bà nội phải lên Hà Nội điều trị nên lo lắng rồi lơ đễnh, đi đứng không nhìn trước sau. 

Mới hôm trước nó cứ đòi lên viện chăm bà nhưng gia đình ngăn lại vì đi hết thì ai ở nhà lo cho bố, bà chưa phẫu thuật thì cháu lại xảy ra chuyện. Có mấy bận bố cháu cứ đòi lên bằng được, nhưng lên bệnh viện cũng không được vào thăm con. Ngồi dưới ghế đá chán chê, lên cầm tay con một lúc rồi lại về", ông Phùng Văn Vinh- bố anh Bính kể lại.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 6.

Sức khoẻ của Hằng dần ổn định nhưng vẫn cần trải qua 1 cuộc phẫu thuật nữa.

Từ ngày con gái gặp chuyện, chị Mùi lên bệnh viện Việt Đức chăm con rồi lo chạy chữa khắp nơi, anh Bính ở nhà đứng ngồi không yên, bứt rứt vì muốn lên thăm con nhưng bị ngăn cản vì không biết đường, lại không nhìn thấy, lên viện lại thêm việc cho vợ.

"Thời điểm vừa thi xong, cháu có xin tôi cho đi học đại học. Nhưng vì nghĩ lương của bố mẹ ít ỏi nên em nó lại thôi, dù rất thương con tôi vẫn nghẹn lời khuyên con gái nên đi làm thay vì học đại học vì bố mẹ không thể trang trải học phí", anh Bính kể.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 7.

Vì hoàn cảnh gia đình, Hằng bỏ dở việc theo học đại học dù học lực của em rất khá.

Khao khát đi học, nhưng hiểu nỗi lòng của bố mẹ, Hằng không thi đại học mà đi xin việc để đỡ đần gia đình, chăm lo cho em trai mới 11 tuổi. Ngày Hằng đi làm tại một công ty điện tử với mức lương hơn 4 triệu đồng/ tháng, cả gia đình anh Bính phần nào bớt lo bởi giờ đây cô con gái cũng bắt đầu tự nuôi sống bản thân.

Sau vụ tai nạn, từ một người con gái thông minh, nhanh nhẹn Hằng trở nên ngờ nghệch, ít nói và mỗi lần ra ngoài, gia đình đều phải khóa trái cửa vì sợ con gái ra ngoài không biết đường về.

Những lần nói chuyện, Hằng chỉ nói được "Có hoặc không". Nhưng khi chúng tôi mở lời hỏi em còn muốn đi học chứ, cô bé kiên quyết trả lời: "Dạ không, em muốn đi làm ở công ty điện tử, vì đi làm có tiền giúp đỡ gia đình". Nghe câu nói của con gái, cả gia đình không kiềm được nước mắt.

Một tháng ròng rã ở viện, gần 3 tháng về nhà, số tiền chạy chữa, thuốc men lên đến gần 400 triệu đồng. Với đồng lương ít ỏi của gia đình, anh chị phải cắm sổ đỏ để vay tiền. Chi trả hết 400 triệu đồng, giờ đây gia đình anh tiếp tục vay thêm 100 triệu đồng để làm phẫu thuật ghép sọ não (phần bị vỡ) vào tháng 12, khi sức khỏe Hằng đã dần hồi phục.

Nợ cũ chưa trả, nợ mới đã đến, toàn bộ số tiền khám chữa bệnh cho con đều đi vay, nhưng gia đình anh luôn suy nghĩ tích cực "còn nước còn tát", miễn là con khỏe mạnh để mau chóng trở lại cuộc sống.

Với anh Bính, anh luôn mong muốn bản thân mình có sức khoẻ để tiếp tục đi hát kiếm tiền chữa bệnh cho con.

"Người đi hát rong mong nhất là ngày trời nắng chứ trái gió trở trời là chết, nhất là mưa. Có những hôm đi hát mà trời đổ mưa, mình luống cuống mò mẫm lấy bạt che đồ, còn người thì ướt hết. Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết.

Từ ngày con gái gặp chuyện, tôi đi hát nhưng không dám đi xa, chỉ hát gần nhà rồi về với con", anh Bính trăn trở.

Câu nói xúc động của người cha khiếm thị hát rong kiếm tiền ghép sọ cho con gái: "Bộ loa, cái micro là 'cần câu cơm' giờ nó hỏng thì chết" - Ảnh 8.

Ông bố vẫn lang thang kiếm tiền chữa bệnh cho con.

Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình anh Bính, ông Phạm Văn Lâm, trưởng thôn Dưỡng Mông, cho biết: "Ở trong thôn, gia đình anh Phùng Văn Bính thuộc hộ cận nghèo, nhưng xét về mặt bằng chung thì là gia đình nghèo nhất. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, người vợ đi làm ở công ty là lao động chính, còn việc đi hát của Bính chỉ là phụ thêm. Nay cháu Hằng lại gặp nạn, khiến khó khăn càng chồng chất gia đình cũng phải vay mượn, chạy chữa nhiều".

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Anh Phùng Văn Bính, thôn Dưỡng Mông, xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, Hải Dương. ĐT: 0986832687

Chia sẻ