Ngủ nhiều, ngủ ít đều là do di truyền?
Một số nhà lãnh đạo trên thế giới như Napoleon Bonaparte, Winston Churchill... chỉ cần ngủ từ 4 đến 6 tiếng mỗi đêm; trong khi đó, một số người khó mà dậy được nếu chưa ngủ đủ 10 tiếng.
Sự biến đổi di truyền không được tìm thấy ở những người khác trong gia đình. Những người này ngủ tám tiếng một ngày chứ không phải năm hoặc sáu tiếng như bà mẹ và cô con gái.
Nhằm bảo đảm rằng sự biến đổi của hDEC2 đã gây ra cách ngủ khác thường này và đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, các nhà khoa học tiến hành việc tạo ra những con chuột có sự biến đổi di truyền trong cùng một gen. Kết quả là những con chuột này đã có giấc ngủ ngắn khác thường.
GS Fu giải thích: "Phát hiện này cho thấy hệ thống di truyền trong cơ thể con người điều chỉnh việc chúng ta cần ngủ bao nhiêu”. Cũng theo GS Fu, chúng ta không biết cơ chế này được thực hiện như thế nào, nhưng phát hiện này mở ra một cơ hội để đi sâu tìm hiểu cơ chế điều phối giấc ngủ và số giờ ngủ.
Trẻ sơ sinh có thể ngủ đến 18 giờ mỗi ngày, nhưng người cao tuổi khó có thể ngủ quá sáu tiếng, dù họ có thể phải ngủ trưa một chút để bù lại. Loài vật nào cũng phải ngủ vào một thời điểm nhất định trong chu kỳ 24 giờ.
Bảy giai đoạn ngủ trong đời
1. Trẻ sơ sinh ngủ suốt ngày theo một chu kỳ bất thường. 2. Trẻ từ 3 đến 11 tháng tuổi thường bắt đầu ngủ suốt đêm.
3. Trẻ em từ một đến 3 tuối cần ngủ khoảng 12 đến 14 giờ mỗi ngày và thêm giấc ngủ trưa.
4. Trẻ em trước tuổi đến trường bắt đầu cảm nhận được nỗi sợ ban đêm và gặp ác mộng trong khi ngủ.
5. Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi gặp vấn đề về giấc ngủ do truyền hình và máy tính gây ra.
6. Tuổi thiếu niên có giấc ngủ dài được cho là cần thiết cho sự phát triển cơ thể.
7. Giấc ngủ của người lớn ngày càng khó đến và bị ngắt quãng. |