Ngoài màng bọc thực phẩm, còn một món đồ chứa lượng vi hạt nhựa khổng lồ trong bếp Việt mà nhiều người vẫn làm ngơ: Tần suất sử dụng ít nhất 2 lần/ ngày

Khuê Hiền,
Chia sẻ

Đây là một trong những dụng cụ quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất trong căn bếp của các gia đình Việt.

Thớt là dụng cụ thiết yếu trong gian bếp của hầu hết các gia đình và cả những cơ sở kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, thớt nhựa là một trong những nguồn chứa hạt vi nhựa, các hạt nhựa nhỏ có chiều dài dưới 5mm, đáng báo động trong căn bếp. 

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, việc cắt thái thực phẩm trên thớt nhựa có thể tạo ra hàng chục triệu hạt vi nhựa mỗi năm. Trên thực tế, hầu hết các loại thớt đều được làm bằng cao su, tre, gỗ hoặc nhựa. Theo thời gian, những dụng cụ nhà bếp này sẽ tạo ra các rãnh do thái, chặt thực phẩm. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số vật liệu thớt nhựa, bao gồm polypropylen và polyetylen, sẽ thải ra các hạt nhựa có kích thước nano và micro trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không đánh giá được lượng vi nhựa thực sự được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm trên thớt nhựa.

Ngoài màng bọc thực phẩm, còn một món đồ chứa lượng vi hạt nhựa khổng lồ trong bếp Việt mà nhiều người vẫn làm ngơ: Tần suất sử dụng ít nhất 2 lần/ ngày - Ảnh 1.

Thớt nhựa được xếp vào danh sách những dụng cụ nhà bếp có chứa nhiều hạt vi nhựa. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng việc tiêu thụ vi nhựa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Syeed Md Iskander thuộc Đại học Bang North Dakota cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu liên quan đến các hạt vi nhựa phát sinh khi cắt rau trên thớt nhựa và khả năng gây độc của các hạt này.

Dựa trên thí nghiệm thực tế, nhóm nghiên cứu tính toán rằng mỗi người có thể tiếp xúc với từ 14,5 triệu đến 71,9 triệu hạt vi nhựa polyethylene và 79,4 triệu hạt vi nhựa polypropylene mỗi năm trong quá trình chế biến thực phẩm bằng thớt nhựa. Ước tính có thể thay đổi tùy thuộc vào: Phong cách cắt của một người, chất liệu của thớt, lực cắt thực phẩm, thức ăn được thái thô hay thái mịn và tần suất sử dụng thớt.

Nghiên cứu này xác định thớt nhựa là nguồn phát thải hạt vi nhựa quan trọng trong thực phẩm của con người và cần được chú ý nhiều hơn. Mặc dù thớt nhựa dễ vệ sinh, các nhà nghiên cứu tin rằng con người có thể sử dụng các vật liệu khác để giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi nhựa trong thực phẩm.

Ngoài màng bọc thực phẩm, còn một món đồ chứa lượng vi hạt nhựa khổng lồ trong bếp Việt mà nhiều người vẫn làm ngơ: Tần suất sử dụng ít nhất 2 lần/ ngày - Ảnh 3.

Các chuyên gia khuyên con người nên lựa chọn thớt làm bằng chất liệu gỗ thay vì nhựa. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, TS Hershey - nhà độc chất học chuyên nghiệp tại Mỹ cũng cho biết, mỗi lát cắt con người đang tạo ra trên thớt nhựa sẽ đính kèm những mảnh nhựa vụn cực nhỏ trộn lẫn vào thức ăn của họ.

Tuyên bố này được chứng minh bằng một nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Mỹ, điều tra lượng nhựa thải ra khi sử dụng thớt làm từ nhựa poly. Trong các tình huống thực tế, những hạt vi nhựa này làm ô nhiễm thực phẩm đang được chế biến. Khi ăn vào cơ thể, chúng gây nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn đối với sức khỏe như: Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và miễn dịch và thậm chí là ung thư.

Cách hạn chế tiếp xúc với hạt vi nhựa trong quá trình nấu nướng?

Với việc sử dụng thớt, con người có thể cắt thái thực phẩm bằng thớt gỗ thay vì thớt nhựa. Ngoài ra, sau khi chế biến thực phẩm trên thớt xong, bạn cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn và những chất có thể gây hại cho sức khỏe còn tồn đọng trên mặt thớt. Đặc biệt, theo các chuyên gia, nên thay thớt hàng năm, kể cả khi bạn vệ sinh thớt sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. 

Ngoài màng bọc thực phẩm, còn một món đồ chứa lượng vi hạt nhựa khổng lồ trong bếp Việt mà nhiều người vẫn làm ngơ: Tần suất sử dụng ít nhất 2 lần/ ngày - Ảnh 4.

Bạn nên ưu tiên bảo quản thực phẩm trong các thiết bị bằng thủy tinh, gốm sứ hoặc giấy bạc. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn khuyên nên hạn chế sử dụng các loại đồ dùng, bát đĩa làm bằng nhựa. Thay vào đó, người dùng có thể lựa chọn và bảo quản thực thực phẩm trong thủy tinh, gốm sứ hoặc giấy bạc. Ngoài ra, bạn cũng không cho đồ nhựa vào lò vi sóng, đồng thời ưu tiên sử dụng các sản phẩm tiêu dùng làm từ chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Theo Toutiao

Chia sẻ