Nhà nghiên cứu VI NHỰA chỉ ra sự thật về các mảnh nhựa siêu nhỏ và làm sao để hạn chế nguy hiểm từ chúng trong cuộc sống hàng ngày

TT,
Chia sẻ

Một cuộc xâm lược vô hình đang diễn ra. Đó là từ các mảnh nhựa siêu nhỏ có trong thực phẩm, không khí và cả nước chúng ta uống.

Thuật ngữ "vi nhựa" được đặt tên bởi Richard Thompson, một nhà sinh vật học, người đã nhận thấy các hạt nhỏ, đầy màu sắc trong cát khi ông tham gia vào một cuộc dọn dẹp bãi biển trên Isle of Man năm 1993.

Trong hơn ba thập kỷ, Tiến sĩ, Giáo sư Sản phụ khoa và Khoa học Sinh sản của UC San Francisco (Mỹ), Tracey Woodruff, đã nghiên cứu về các hóa chất độc hại trong cuộc sống hiện đại và những ảnh hưởng của chúng khiến chúng ta bị bệnh, bao gồm cả hóa chất trong vi nhựa. Đôi khi chỉ bằng chiều rộng của một sợi tóc người, vi nhựa là sản phẩm phụ của các vật dụng hàng ngày như vật liệu đóng gói, lốp xe hơi, quần áo tổng hợp khi chúng xuống cấp, thậm chí một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Nhà nghiên cứu VI NHỰA chỉ ra sự thật về các mảnh nhựa siêu nhỏ và làm sao để hạn chế nguy hiểm từ chúng trong cuộc sống hàng ngày - Ảnh 2.

Tiến sĩ, Giáo sư Tracey Woodruff

TS.GS Tracey Woodruff và các đồng nghiệp tại Đại học California đã xem xét gần 2.000 nghiên cứu khoa học về rủi ro sức khỏe từ vi nhựa vào năm 2022. Bằng chứng có sẵn từ các nghiên cứu trên động vật đã khiến họ cảnh báo rằng: Vi nhựa dường như làm giảm khả năng sinh sản và có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Vi nhựa được làm bằng gì?

Chất liệu của vi nhựa phụ thuộc vào "nơi chúng đến". Vì vi nhựa thường là từ sự phân hủy của nhựa, chúng có thể chứa các hóa chất quen thuộc với mọi người, như BPA (bisphenol A) từng có trong bình sữa; "hóa chất vĩnh viễn" như phthalates mà bạn có thể tìm thấy trong mỹ phẩm hoặc các chất PFAS; perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl được sử dụng trong dụng cụ nấu ăn chống dính, thậm chí cả chỉ nha khoa. Nhưng cũng có thể có những hóa chất trong vi nhựa mà chúng ta chưa thực sự biết nhiều.

Nhà nghiên cứu VI NHỰA chỉ ra sự thật về các mảnh nhựa siêu nhỏ và làm sao để hạn chế nguy hiểm từ chúng trong cuộc sống hàng ngày - Ảnh 3.

Vi nhựa nhỏ hơn 5mm - nhỏ hơn một hạt gạo - và chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường. Mỗi năm, các công ty trên khắp thế giới sản xuất gần 460 triệu tấn nhựa. Con số này được dự đoán sẽ đạt 1,1 tỷ vào năm 2050.

Một nguồn vi nhựa chính trong không khí là lốp xe. Ma sát làm mòn lốp xe cùng với mặt đường, đưa các mảnh nhựa lên không khí.

Vi nhựa có thể dẫn đến các bệnh, kể cả ung thư, vô sinh

Lốp xe và rác thải phân hủy làm rơi những mảnh nhựa nhỏ vào không khí, tạo ra một dạng ô nhiễm không khí mà các nhà nghiên cứu của UC San Francisco nghi ngờ có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp và các bệnh khác.

Một đánh giá của khoảng 3.000 nghiên cứu có liên quan đến các hạt này trong một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chúng bao gồm vô sinh nam và nữ, ung thư ruột kết, cũng như chức năng phổi kém. Các hạt cũng có thể góp phần gây viêm phổi mãn tính, có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

"Những vi nhựa này về cơ bản là ô nhiễm không khí dạng hạt và theo chúng tôi biết thì loại ô nhiễm không khí này có hại", TS.GS Tracey J. Woodruff cho biết.

Các hóa chất như BPA, phthalates, PFAS trong vi nhựa có thể bắt chước hormone của con người - thứ kiểm soát các quá trình như sinh sản, tăng trưởng và trao đổi chất trong cơ thể. Tiếp xúc với các chất này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc mọi thứ, từ vô sinh đến thai nhi phát triển kém hơn và ung thư.

Làm thế nào để tránh tiếp xúc với vi nhựa và các độc tố khác trong gia đình?

TS.GS Tracey Woodruff chia sẻ bản thân đã không cho đồ nhựa vào lò vi sóng từ lâu. Nhiều năm trước, bà vẫn thường cho bình nhựa trẻ em của con vào lò vi sóng để hâm nóng sữa vì giống như rất nhiều người, bà nghĩ rằng mọi thứ mua ở cửa hàng đều an toàn cho mọi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, bây giờ, vì làm nghiên cứu nên bà sẽ không bao giờ tái diễn điều đó. Nhiệt làm cho nhựa giải phóng các hóa chất độc hại như BPA, vì vậy bà luôn cho vào lò vi sóng những đồ đựng trong chất liệu bằng gốm hoặc thủy tinh. Đối với các loại nồi, chảo chống dính, bà khuyên mọi người nên loại bỏ theo thời gian.

Tracey Woodruff cũng thay thế việc đựng nước trong chai nhựa sang chai thủy tinh để hạn chế tiếp xúc với vi nhựa, cũng như ăn nhiều đồ hữu cơ hơn để giảm lượng thuốc trừ sâu vào cơ thể. 

Bà cũng không ăn nhiều thịt đỏ. Theo bà, nhiều hóa chất cũng tích tụ trong "thức ăn béo", vì vậy, giảm lượng thịt đỏ cũng là một cách tốt để giảm tiếp xúc với hóa chất. Thay vào đó, hãy ăn nhiều ngũ cốc, trái cây, rau hơn, bởi vì nhiều hóa chất độc hại có xu hướng tích tụ ở động vật cao hơn trong chuỗi thức ăn thực vật.

Làm thế nào để chúng ta ngăn vi nhựa vào cơ thể?

Tại thời điểm này, tất cả chúng ta đều có một số mức độ vi nhựa trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu phơi nhiễm thêm và ngăn chặn việc góp phần tạo ra nhiều vi nhựa hơn trong môi trường.

Nhà nghiên cứu VI NHỰA chỉ ra sự thật về các mảnh nhựa siêu nhỏ và làm sao để hạn chế nguy hiểm từ chúng trong cuộc sống hàng ngày - Ảnh 6.

Điều đầu tiên chúng ta nên làm là tránh nhựa sử dụng một lần, đặc biệt là bao bì thực phẩm và đồ uống, hộp đựng mang đi... Những đồ dùng này sẽ làm rơi vi nhựa vào những gì chúng ta ăn uống. Người ta đã chỉ ra rằng nước đóng chai có hàm lượng vi nhựa cao hơn nước máy.

Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Các nghiên cứu đã tìm thấy nhiều vi nhựa hơn trong thịt chế biến so với các lựa chọn khác.

Hoán đổi thớt nhựa bằng gỗ hoặc các tùy chọn không phải nhựa khác.

Thay đổi hộp đựng nhựa bằng thủy tinh hoặc các chất thay thế không phải nhựa: Nhiệt có xu hướng giải phóng nhiều vi nhựa hơn lạnh, vì vậy, hãy đặc biệt lưu ý khi đặt thực phẩm và đồ uống nóng vào đồ nhựa hoặc hâm nóng trong lò vi sóng.

Nếu bạn là một người uống trà, hãy thử trà lá rời thay vì trà túi lọc.

Hút bụi không gian sống của bạn thường xuyên hơn. Điều này sẽ hút các vi nhựa có thể hít phải.

Theo Sustainability, Uucsf

Chia sẻ