Nghiên cứu cho thấy: Tình bạn độc hại, hôn nhân thất bại có thể khiến chị em bị loãng xương

JJJ,
Chia sẻ

Nghiên cứu mới cho thấy, căng thẳng kéo dài từ các mối quan hệ xã hội có thể gây suy giảm mật độ xương - nghiêm trọng nhất ở vùng cổ, hông và lưng dưới.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona cho hay, sự căng thẳng gây ra biến đổi hormone, có thể dẫn tới mất mật độ xương - khiến chị em phụ nữ dễ bị thương ngay cả khi vấp ngã không quá nặng.

Ngoài ra, phụ nữ trung niên, tiền mãn kinh thường xuyên bị căng thẳng cảm xúc (bạn bè tệ hại, hôn nhân thất bại) có nhiều khả năng bị yếu xương, giòn xương.

shutterstock_305248580-810x522

Khoảng 1/3 phụ nữ và 1/5 đàn ông trên 50 tuổi, đã phải chịu đựng hậu quả của việc xương bị yếu ít nhất vài lần trong đời.

Loãng xương, lý do phổ biến nhất khiến xương yếu đi và dễ gãy ở người già, đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Tính riêng ở Anh, có tới 500.000 trường hợp xương yếu được báo cáo mỗi năm.

Thường thì, chẳng có triệu chứng gì đột ngột trước khi xương bị gãy. Tuy nhiên, nó có thể đến từ những việc vô hại như một... cái ôm.

ciri-hati-nurani-yang-mati-2

Các nhà khoa học đã theo dõi hơn 11.000 phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi từ 50 - 79 trong vòng 6 năm.

Trong đó, họ phải báo cáo về tình trạng căng thẳng của bản thân - bao gồm các căng thẳng mang tính xã hội nư sự tan vỡ trong gia đình và các mối quan hệ. Sau đó, họ tự chấm điểm mức độ căng thẳng từ 1 - 20, điểm số càng cao thì sự căng thẳng càng lớn.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng, cứ thêm 1 điểm căng thẳng - mật độ xương cổ bị giảm xuống trung bình 0,08%, xương hông giảm 0,1% và cột sống là 0,7%.

benh-loang-xuong-co-the-chua-khoi-neu-khong-dung-thuoc-khong

Trong bài viết đăng trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng BMJ (BMJ Journal of Epidemiology and Community Health), nhóm nghiên cứu của Đại học Arizona cho hay:

"Chúng tôi đã xác định các yếu tố gây căng thẳng có liên quan thế nào đến thiếu hụt mật độ xương. Cụ thể, loãng xương, yếu xương là các phản ứng căng thẳng sinh lý liên quan chặt chẽ đến các mối quan hệ xã hội."

Nhiều khả năng, căng thẳng kéo dài gây ra mức độ dao động của các hormone như cortisol, hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng và glucocorticoid (chuyển hóa glucose)... có tác động đến xương. Điều đáng buồn là, khoảng 60% người cao tuổi bị gãy xương sẽ không bao giờ bình phục hoàn toàn được nữa.

Tóm lại: Căng thẳng tâm lý có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương thông qua suy giảm mật độ khoáng xương.

Sau nghiên cứu, các nhà khoa học đã kêu gọi hỗ trợ những phụ nữ có hôn nhân đổ vỡ, chấn thương tâm lý... để giúp họ lấy lại cân bằng. Giờ thì, chị em càng có lý do để loại bỏ những con người "độc hại" ra khỏi cuộc sống của mình!

Tham khảo Daily Mail

Chia sẻ