Nghỉ hưu vẫn “làm việc bất chấp”, người phụ nữ U60 nhận cái kết đau đớn: Tuổi già buông bỏ chấp niệm để hạnh phúc
Khi đã cao tuổi, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ đó là sức khỏe, đừng vì những chấp niệm mà khiến bản thân hối hận.
Sau khi nghỉ hưu, có người bắt đầu tận hưởng cuộc sống hưu trí một cách vui vẻ, thoải mái, những cũng có người không thể dừng lại. Đó là bởi trong lòng họ còn quá nhiều trăn trở, lo lắng.
Không thể nghỉ ngơi
Bà Trương Thu Nguyệt (Trung Quốc), năm nay 55 tuổi. Vào thời điểm 5 năm trước, bà đã nghỉ hưu với mức lương là 2200 NDT (7,5 triệu đồng).
Khi nghỉ, 2 vợ chồng bà cũng đã tích cóp được 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng). Thế nhưng mức lương như vậy, vẫn khiến bà vô cùng trăn trở.
Trước đó, bà là nhân viên bán thời gian trong một công ty. Lương tháng trung bình của bà khoảng 7000 NDT (24 triệu đồng), lúc khó khăn thì khoảng 4000 NDT (gần 14 triệu đồng). Chồng bà là nhân viên bình thường trong một cơ quan nhà nước với mức lương khoảng 6000 NDT (20 triệu đồng). Họ có một cậu con trai vừa tốt nghiệp đại học và đã làm việc trong một môi trường khá tốt. Bình thường, với điều kiện như vậy, mọi người đều có thể an tâm tận hưởng thời gian hưu trí của mình. Tuy nhiên, vợ chồng bà Nguyệt vẫn còn một khoản vay khoảng 600.000 NDT (2 tỷ đồng), mà trước đó họ đã mượn để mua nhà cho con trai.
Đó là nỗi lo cứ mãi canh cánh trong lòng bà Nguyệt. Bà luôn chỉ nghĩ đến việc làm sao để trả hết nợ giúp con trai trước khi lấy vợ để con không phải chịu quá nhiều áp lực sau khi kết hôn.
Mặc cho chồng con khuyên rằng bà đừng quá áp lực, con trai họ còn trẻ, đã đi làm và có nhiều cơ hội để trả được số tiền đó. Việc của bà chỉ là nghỉ ngơi để tận hưởng tuổi giả thoải mái.
Thế nhưng, bà Nguyệt vẫn chẳng thể an tâm tận hưởng cuộc sống. Có lẽ con người là thế, khi đã bước vào guồng quay cuộc sống thì khó có thể dừng lại. Chúng ta luôn nghĩ rằng, sau khi đạt được điều mình hằng mong muốn, thì lòng mình sẽ thấy an yên, thoải mái và hài lòng, Thế nhưng, sau khi có được, họ lại thấy như vậy là chưa đủ và ngày càng ham muốn thêm nhiều hơn nữa.
Bà Nguyệt cũng vậy, bà cứ mãi luẩn quẩn trong vòng xoáy đó mà không thể buông tha cho bản thân mình.
Khi 40 tuổi, bà nghĩ con trai đỗ đại học thì cuộc sống sẽ thoải mái, có thể nghỉ ngơi. Thế nhưng, khi con đã đỗ đại học được như mong muốn thì bà lại bắt đầu suy nghĩ, liệu sau khi ra trường, con mình có tìm được một công việc tốt, phù hợp với năng lực không? Rồi đến khi con đã thi đạt vào một công ty tốt, bà lại suy nghĩ làm sao có thể mua nhà và trả hết khoản nợ cho con. Bà Nguyệt cứ ám ảnh trong vòng tròn luẩn quẩn đó, nên mãi chẳng thể để tâm trí và cơ thể nghỉ ngơi dù đã già.
Bất chấp làm việc
Chưa đầy một tháng về hưu, bà đã vội vội vàng vàng ra ngoài để tìm công việc khác.
Thực tế, để tìm được một công việc phù hợp với người trên 50 tuổi không phải điều dễ dàng. Bà chỉ có thể làm những công việc chân tay nặng nhọc hoặc phục vụ, dọn dẹp trong những hàng quán. Cuối cùng thì bà Nguyệt cũng tìm được việc rửa chén bát trong một nhà hàng lớn gần nhà.
Dù chồng và con trai phản đối vì phần eo và xương khớp của bà không được khỏe, nhưng bà vẫn bất chấp đi làm. Bà nghĩ rằng mình mới chỉ hơn 50 tuổi, làm công việc này không vấn đề gì cả. Bà cũng hài lòng với mức lương 1 tháng khoảng 3000 NDT (10 triệu đồng).
Khi mới làm, trong nhà hàng có 3 người thay phiên nhau nên bà Nguyệt có thời gian nghỉ ngơi, thế nhưng sau đó có 1 người nghỉ, bà chấp nhận làm tăng ca cả ngày đêm để nhận mức lương 4.500 NDT (15 triệu đồng). Với mức lương này, bà có thể thoải mái chi tiêu và trả nợ cho con trai mình.
Tai họa ập tới
Tuy nhiên, chưa đầy hai tháng sau, phần eo và xương của bà Nguyệt bắt đầu nhức mỏi bởi thời gian làm việc quá căng thẳng. Bà thường phải dậy vào sáng sớm và về rất muộn vào buổi đêm, không ngủ đủ giấc và thường xuyên cảm thấy chóng mặt đau đầu.
Thế nhưng, bà cứ nghĩ giai đoạn đầu chưa quen, nên mới bị như vậy, từ từ sẽ không sao nên vẫn tiếp tục đi làm. Cho đến một hôm, khi bà đứng dậy, đầu óc choáng váng, không thể đứng vững nên đã ngã mạnh xuống đất.
Đồng nghiệp và sếp đã phải đưa đi cấp cứu ngay trong đêm. Sau khi khám, bác sĩ cho biết, thắt lưng của bà đã bị tổn thương quá nặng do mệt mỏi lâu ngày nên buộc phải làm phẫu thuật. Thêm vào đó, bà thường xuyên thức khuya nên chỉ số cơ thể có nhiều bất thường. Bác sĩ khuyên sau phẫu thuật, bà nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thật tốt để hồi phục cơ thể.
Sau 20 ngày phẫu thuật thắt lưng, bà Nguyệt phải nằm lại viện hơn 2 tháng mới có thể đi lại bình thường. Trong thời gian đó, bà lại tiếp tục lo lắng chuyện ở nhà, sợ con trai mình gặp khó khăn với khoản nợ.
Thế nhưng, chẳng có chuyện gì xảy ra, con trai bà vẫn có thể trả số tiền đó hằng tháng, sống thoải mái và không có gì đáng lo ngại. Còn chồng bà thì ngoài việc chăm sóc vợ, vẫn đi làm bình thường, nhà cửa vẫn gọn gàng sạch sẽ.
Buông bỏ những ám ảnh trong lòng
Dần dần bà Nguyệt nhận ra, ngoại trừ sức khỏe ra, mọi thứ đều không quá quan trọng. Những điều bà vẫn lo lắng, trăn trở hằng ngày thực chất đều chẳng cần thiết. Bà cũng hiểu, bản thân cần buông bỏ những ám ảnh, học cách yêu bản thân và sống thoải mái hơn.
Sau khi khỏi bệnh, bà bắt đầu một cuộc sống mới, bà nghỉ ngơi nhiều hơn, chăm sóc bản thân nhiều hơn, không còn tập trung kiếm tiền, hay tiết kiệm thái quá nữa.
Sau hai năm, con trai bà lập gia đình, có một em bé và sống vô cùng hạnh phúc. Anh cũng trả được hết khoản nợ mua nhà trước đó. Mọi lo lắng trước đó của bà dường như đều chẳng xảy ra.
Thực ra, trên đời không có gì là không thể buông bỏ, chỉ khi bạn buông hết những ám ảnh trong lòng, thì bạn mới thực sự cảm nhận được những thoải mái và hạnh phúc của cuộc sống này.
Hơn hết, khi tuổi đã cao, điều mà chúng ta cần quan tâm nhất là sức khỏe. Kể cả khi bạn giàu có hay kiếm được nhiều tiền đến đâu mà không có sức khỏe thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.