Nghệ An nắng nóng ngột ngạt, người dân kín mít ra đường
Ngày 3/4, thời tiết nắng nóng diễn ra trên diện rộng ở Nghệ An khiến người dân mệt mỏi, cuộc sống sinh hoạt cũng bị đảo lộn.
Đây là ngày thứ 3 liên tiếp thời tiết nắng nóng ở Nghệ An. Trong khoảng thời gian từ 11g sáng đến 12g trưa khi nắng nóng lên đỉnh điểm, các con đường rất ít người đi lại. Những người buộc phải ra đường thì trang bị áo chống nắng, kính râm, khẩu trang kín mít từ đầu đến chân.
Nắng nóng khiến người đi đường vô cùng mệt mỏi.
Tại TP Vinh, người dân đổ xô tới các công viên Nguyễn Tất Thành, Cửa Nam, công viên Trung tâm…và dọc các con đường có bóng cây râm mát để tránh nóng.
Nhiệt độ cao cộng thêm độ ẩm thấp khiến người đi tham gia giao thông cảm thấy oi bức, mệt mỏi. Trong khi đó, tại các khu nhà trọ của sinh viên, người lao động cũng đang phải chật vật sống trong những căn phòng nhỏ hẹp, ngột ngạt vì nắng nóng.
Tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, thời tiết thay đổi đột ngột, bất thường cũng khiến bệnh nhân nhi đến khám và nhập viện tăng nhanh. Chỉ trong ba ngày nắng nóng vừa qua, số bệnh nhi đến khám và điều trị tăng từ 120 - 130% so với ngày thường. Đa số trẻ nhập viện do mắc một số bệnh thường gặp vào dịp nắng nóng như: đường tiêu hóa, hô hấp, sốt siêu vi, bệnh tay-chân-miệng.
Ai cũng che kín mặt.
Theo ông Tăng Văn An - trưởng phòng Dự báo, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông với đới gió Tây Nam gây ra tình trạng nắng nóng ở Nghệ An.
Trong ngày 1/4, nền nhiệt độ cao nhất phổ biến khoảng 36-38 độ C, có nơi trên 36 độ như Tương Dương 38,9 độ C. Đến ngày 3/4, thời tiết nắng nóng mở rộng ra các huyện ở vùng đồng bằng ven biển Nghệ An, riêng tại TP Vinh, nhiệt độ cao nhất là 36,4 độ C.
Nhiệt độ cao khiến nhiều người mệt mỏi, dễ bị say nắng, cảm nắng. Các bác sĩ khuyến cáo, để tăng cường sức khoẻ trong ngày hè, người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên uống nước để bổ sung lượng nước thiếu hụt.
Để tránh bị say nắng, cảm nắng, khi lưu thông ngoài đường cần mặc quần dài, áo dài tay, đội nón mũ rộng vành, đeo kính…. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, người già và trẻ em không nên ra ngoài đường.
Nắng nóng nên nhiều người ra đường đều trang bị áo, mũ kín mít để tránh nắng.
Trời nóng nên rất ít người ra đường, chỉ những người thực sự có việc cần thiết mới đi lại.
Nhiều người ra công viên hoặc tìm đến những gốc cây to tránh nóng.
Tại TP Vinh, người dân đổ xô tới các công viên Nguyễn Tất Thành, Cửa Nam, công viên Trung tâm…và dọc các con đường có bóng cây râm mát để tránh nóng.
Nhiệt độ cao cộng thêm độ ẩm thấp khiến người đi tham gia giao thông cảm thấy oi bức, mệt mỏi. Trong khi đó, tại các khu nhà trọ của sinh viên, người lao động cũng đang phải chật vật sống trong những căn phòng nhỏ hẹp, ngột ngạt vì nắng nóng.
Tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, thời tiết thay đổi đột ngột, bất thường cũng khiến bệnh nhân nhi đến khám và nhập viện tăng nhanh. Chỉ trong ba ngày nắng nóng vừa qua, số bệnh nhi đến khám và điều trị tăng từ 120 - 130% so với ngày thường. Đa số trẻ nhập viện do mắc một số bệnh thường gặp vào dịp nắng nóng như: đường tiêu hóa, hô hấp, sốt siêu vi, bệnh tay-chân-miệng.
Theo ông Tăng Văn An - trưởng phòng Dự báo, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông với đới gió Tây Nam gây ra tình trạng nắng nóng ở Nghệ An.
Trong ngày 1/4, nền nhiệt độ cao nhất phổ biến khoảng 36-38 độ C, có nơi trên 36 độ như Tương Dương 38,9 độ C. Đến ngày 3/4, thời tiết nắng nóng mở rộng ra các huyện ở vùng đồng bằng ven biển Nghệ An, riêng tại TP Vinh, nhiệt độ cao nhất là 36,4 độ C.
Nhiệt độ cao khiến nhiều người mệt mỏi, dễ bị say nắng, cảm nắng. Các bác sĩ khuyến cáo, để tăng cường sức khoẻ trong ngày hè, người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên uống nước để bổ sung lượng nước thiếu hụt.
Để tránh bị say nắng, cảm nắng, khi lưu thông ngoài đường cần mặc quần dài, áo dài tay, đội nón mũ rộng vành, đeo kính…. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, người già và trẻ em không nên ra ngoài đường.