Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày "cõng" thêm cả can đựng nước

Chí Toàn - P.Linh,
Chia sẻ

Cô giáo nào khỏe thì một tay xách cặp, tay kia bê theo cả can 20 lít nước. Học trò nhỏ hơn thì tung tăng với can nước 5 lít. Đó là cảnh "hàng ngày ở huyện" tại trường tiểu học xã Hữu Vinh thuộc huyện Yên Minh, Hà Giang.

Với những ai đã một lần lên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) – công viên địa chất toàn cầu, một địa điểm du lịch đang rất “hot” trong giới ham mê khám phá thiên nhiên - có lẽ, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những cung đường ôm theo vách núi, miệt mài khúc khuỷu theo những triền núi đá; phiên chợ vùng cao và cả màu xám xịt của núi đá tai mèo nơi đây sẽ là những ấn tượng khó phai mờ.

Thế nhưng, với người dân ăn đời ở kiếp, “cắm rễ” với vùng núi đá qua bao thế hệ, với họ, nỗi khát vọng bỏng rát, niềm ám ảnh trong cả giấc ngủ, đó là nước sinh hoạt.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Giữa vùng bạt ngàn xám xịt núi đá tai mèo, cuộc sống của những người dân ở đây là cuộc vật lộn dai dẳng với đá và nước để sinh tồn.

Là một trong hai xã nghèo nhất huyện Yên Minh, xã Hữu Vinh cũng luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng nước sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô. Trường tiểu học của xã - một trong những trường hiếm hoi nằm trong cao nguyên đá Đồng Văn – cũng không phải là ngoại lệ. Ngôi trường này có khoảng 100 học sinh, trong đó đa phần học sinh là người dân tộc thiểu số.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Ngay từ khi thành lập, ngôi trường tiểu học này luôn rơi vào tình trạng khan hiếm, gần như không có nước sinh hoạt vào mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm). Toàn bộ nhu cầu nước sinh hoạt của giáo viên và học sinh trong nhà trường đều phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên (nước mưa).


Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Và cũng đã từ lâu, mỗi ngày, giáo viên...

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
... cũng như học sinh của trường Tiểu học Hữu Vinh phải vượt quãng đường khoảng 5 – 7 km để tới trường dạy và học; không chỉ vậy, còn phải “cõng” thêm từng giọt nước hiếm hoi để đến trường.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Để khắc phục tình trạng khan hiếm nước, Ban Giám hiệu nhà trường đã có sáng kiến yêu cầu toàn thể giáo viên và học sinh hỗ trợ nhà trường bằng cách… tự mang nước sạch ở nhà đến trường.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Mỗi ngày, các giáo viên phải mang theo 1 can 20 lít nước sạch, còn với học sinh, “định mức” mỗi ngày tối thiểu là 1,5 lít.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Một số giáo viên nhà trường cũng cho hay, với đồng lương rất eo hẹp của giáo viên miền núi, những khi cạn kiệt nước, họ vẫn sẵn sàng góp tiền để mua nước cho học sinh với giá 400.000 đồng/m3.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Những can nước được chắt chiu bởi giáo viên và học sinh của ngôi trường trên cao nguyên đá để ở sân trường ...

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
... hoặc trong lớp học.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Mướt mải mồ hôi vì đi bộ "cõng" nước đến trường, cô bé này vẫn cười tươi.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Hiệu trưởng nhà trường, cô Hoàng Thị Quỳnh cho biết, trường đã được hỗ trợ xây dựng hai bể chứa nước, mỗi bể có dung tích 20m3

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
... cùng hàng loạt bồn inox dự trữ, nhưng nguồn nước tự nhiên cực kỳ khan hiếm. Nếu như trước đây vào mùa mưa, nhiều khi cô và trò cũng không đủ nước dùng vì không có bể chứa, nước cứ ngấm vào đất rồi biến mất. Nay có thêm bồn dự trữ thì cô trò của trường đã thoải mái dùng nước trong mùa mưa, còn mùa khô vẫn còn thiếu thốn.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Với các em nhỏ ở đây, việc chắt chiu từng giọt nước đã được các em ý thức từ rất sớm.


Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Bồn chứa nước thường xuyên ở trong tình trạng cạn kiệt.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Nước sạch được học sinh và giáo viên mang đến sẽ được dùng làm nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh nội trú tại trường...

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
 ... và dùng để tưới cây.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Với những học sinh ở đây, việc vượt 5 – 7 km đường núi mỗi ngày để đến trường đã là vất vả, lại càng vất vả hơn khi các em phải “đèo bòng” thêm những can nước... 

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
... nhưng yêu mến những mầm xanh, các em vẫn hồn nhiên chia sẻ từng "giọt sống" của mình cho cây cỏ.

Ngạc nhiên cảnh cô và trò đến trường ngày ngày
Những “giọt sống” được giáo viên và học sinh tiểu học nhọc nhằn “cõng” đến ngôi trường nằm giữa cao nguyên đá Đồng Văn là sự vất vả, nhưng cũng thấm đượm tình người là thế.
Chia sẻ