Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ

XT,
Chia sẻ

Tăng cân đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng, lại kèm theo một số triệu chứng khác thì càng chứng tỏ có điều gì đó đang không ổn trong cơ thể bạn, có thể liên quan đến các kích thích tố hoặc bệnh tật.

Vậy phải làm gì trong trường hợp này? Tiến sĩ Melina Jampolis, chuyên gia dinh dưỡng tại Los Angeles, khuyên bạn rằng: Bạn nên đến gặp bác sĩ để khám nhưng trước đó, hãy thu thập thêm một số thông tin liên quan đến những gì bạn đã ăn và thói quen vận động, tập thể dục của mình. Tốt nhất, bạn nên ghi chép lại để có bảng chi tiết.

Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ - Ảnh 1.

Tiến sĩ Jampolis nói: "Rất nhiều người bị chứng "mất trí nhớ calo" - họ ăn nhiều calo hơn so với việc kiểm soát nó trong đầu, hoặc không phải là trong tuần họ tập thể dục ít hơn mà có thể họ đã ngồi nhiều hơn".

Một khi bạn đã tăng cân không rõ lý do, hãy theo dõi xem bạn có các triệu chứng này kèm theo không vì nếu có thì rất có thể sức khỏe của bạn đang ở tình trạng báo động.

Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ - Ảnh 2.

1. Nếu bạn tăng cân kèm theo liên tục trong trạng thái kiệt sức... có thể bạn bị suy giáp

Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ - Ảnh 3.

"Khi một phụ nữ trẻ bước đi khám vì tăng cân liên tục mà không giải thích được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến giáp đầu tiên", tiến sĩ Jampolis nói. Và vì lý do chính đáng: Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người bị rối loạn tuyến giáp.

Tuyến giáp là tuyến hình bướm ở cổ có trách nhiệm tiết ra một homrone điều hòa sự trao đổi chất và nếu bạn có tuyến giáp hoạt động kém thì sự chuyển hóa có thể chậm lại, từ đó kích thích tăng cân.

"Phụ nữ bị suy giáp cũng có thể gặp các triệu chứng khác như năng lượng thấp hoặc mệt mỏi, khô da, rụng tóc, khàn giọng, hoặc táo bón", tiến sĩ Jampolis cho biết thêm.

2. Nếu bạn tăng cân cùng với chu kì kinh nguyệt thất thường... có thể bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ - Ảnh 4.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Dược, Đại học Louisiana, Hoa Kỳ, cho thấy có tới 1/5 phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - rối loạn nội tiết làm giảm cân bằng hormone sinh sản estrogen và testosterone. Hội chứng này có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như chu kì kinh nguyệt thất thường, phát triển lông trên mặt và đau nửa đầu.

"PCOS cũng có thể làm đảo lộn việc sử dụng insulin (hormone giúp biến đổi đường và tinh bột thành năng lượng) trong cơ thể, có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể tăng cân mà không giải thích được tại sao", Jampolis nói.

3. Nếu bạn tăng cân cộng với suy giảm ham muốn tình dục, thay đổi tâm trạng liên tục... rất có thể là triệu chứng tiền mãn kinh

Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ - Ảnh 5.

Giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ mãn kinh (hay còn gọi là tiền mãn kinh, có thể bắt đầu ở phụ nữ vào khoảng giữa tuổi 30, nhưng thường bắt đầu ở tuổi 40), thường kích thích các hormone, ví dụ như estrogen tăng và giảm không đồng đều. Theo tiến sĩ Jampolis, điều này cũng có thể dẫn đến tăng cân ở một số phụ nữ. Các dấu hiệu khác của thời kì tiền mãn kinh bao gồm: Chu kì kinh nguyệt thất thường, người nóng ran, thay đổi tâm trạng, và thay đổi ham muốn tình dục...

Thời kì tiền mãn kinh với những thay đổi cơ thể là điều không thể tránh khỏi cùng với tuổi tác. Nó có thể kéo theo những hậu quả khác là mất khối lượng cơ và tăng mỡ. Vì vậy, nếu bạn chưa đến tuổi tiền mãn kinh mà gặp các triệu chứng như trên thì nên nói chuyện với bác sĩ để được điều trị.

4. Nếu bạn tăng cân và cũng cảm thấy đầy bụng hơn sau khi ăn... có thể do bạn bị mất nước

Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ - Ảnh 6.

Tiến sĩ Kristen Neilan, một chuyên viên dinh dưỡng tại Đại học Y tế Florida, cho biết hầu hết chúng ta không uống đủ nước. Đó là bởi vì nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn cảm giác khát nước là cảm giác đói.

Bà nói: "Tư duy lẫn lộn, mệt mỏi và chóng mặt đều là dấu hiệu của sự mất nước nhẹ. Nghe có vẻ cũng giống như chúng ta đang thèm ăn thứ gì đó nhẹ nhàng. Sự hydrat hóa đầy đủ làm tăng chức năng ty lạp thể - điều đó về cơ bản có nghĩa là làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể. Nếu không có đủ nước, các tế bào của cơ thể không thể làm việc của chúng (cụ thể là, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng) một cách nhanh chóng và hiệu quả. Lết quả là lượng mỡ sẽ tích lại và bạn sẽ tăng cân".

5. Nếu kích thước bụng to lên kèm theo biểu hiện có vẻ như bụng của bạn bị cứng... có thể có một khối u buồng trứng trong bụng bạn

Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ - Ảnh 7.

Theo tiến sĩ Sanaz Memarzadeh, tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật ung thư phụ khoa tại UCLA Health., trong một số trường hợp hiếm hoi, bụng to lên có thể là kết quả của khối u buồng trứng và sự tích tụ chất lỏng bên trong nó.

Phụ nữ sau thời kì mãn kinh có nhiều nhiều khả năng bị ung thư buồng trứng hơn. Nhưng điều quan trọng đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi là phải tìm ra triệu chứng này. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Cảm thấy no quá nhanh, đau ở vùng bụng dưới và thêm áp lực lên bàng quang. Nếu bạn gặp phải hiện tượng đầy hơi dai dẳng, đặc biệt gia đình bạn có tiền sử ung thư buồng trứng thì tốt nhất bạn nên đi khám sớm.

Nguồn: WHM

Chia sẻ