Nấu chè đậu xanh mà cứ dùng 3 mẹo dưới đây thì nhanh mềm hơn hẳn và ăn ngon xuất sắc!
Mùa hè mà chưa được ăn bát chè đậu xanh thì quả là thiếu sót quá!
Tại sao chè đậu xanh đổi màu?
Do chất nước
Chất lượng nước khác nhau sẽ cho ra màu chè khác nhau. Nước càng tinh khiết thì đậu xanh càng xanh đẹp. Dùng nước máy có nhiều tạp chất thì màu xanh của đậu dễ đổi màu. Nếu dùng nước máy để nấu chè đậu xanh, bạn có thể thêm một chút nước chanh hoặc giấm khi nấu bởi độ pH sẽ ảnh hưởng đến sự đổi màu của chè đậu xanh.
Do oxy hóa
Đậu xanh giàu polyphenol nên trong quá trình nấu, các polyphenol do đậu xanh tiết ra dễ bị oxy hóa. Sau khi tiếp xúc với oxy, dẫn đến hình thành các quinon và làm thay đổi màu sắc của món chè đậu xanh. Thời gian nấu càng lâu, sự thay đổi màu sắc càng lớn.
Cách đơn giản là khi nấu cần đậy kín nắp để đậu xanh không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Bởi vậy, bạn nên dùng nồi áp suất để nấu chè đậu xanh. Ngoài ra, bạn không nên dùng nồi nhôm hay nồi gang để nấu chè đậu xanh vì các ion kim loại trong nồi sẽ cản trở khả năng chống oxy hóa của đậu xanh và khiến chè bị đổi màu.
3 mẹo nhỏ giúp nấu chè đậu xanh nhanh mềm mà không đổi màu
Chè đậu xanh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một vài điều sau để món chè đậu xanh của mình bắt mắt hơn, mùi vị cũng thơm ngon hơn.
Chọn nồi nấu chè phù hợp
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng tiếc là nhiều người đã bỏ qua.
Để nhanh chóng và tiện nghi nhất, bạn nên dùng nồi áp suất, nồi cơm điện hoặc nồi gốm để nấu chè.
Không được mở vung khi nấu
Khi nấu chè đậu xanh, bạn không nên mở vung. Bởi vì trong đậu xanh có chứa polyphenol dễ bị oxy hóa nên chè đậu xanh dễ chuyển sang màu đỏ. Nên đậy nắp lại có thể làm giảm sự tiếp xúc với oxy bên ngoài tránh bị oxy hóa.
Thêm nước theo từng đợt
Không phải cho nước một lần, khi nấu chè đậu xanh bạn nên thêm nước theo từng đợt. Tốt nhất là nên thêm nước làm 2-3 đợt. Bước đầu tiên lấy lượng nước nhỏ, cho đậu xanh vào đun sôi trên lửa lớn, sau đó chuyển lửa nhỏ và nấu từ từ đến khi nhừ. Đun sôi lần 2 sau khi cho thêm nước. Ưu điểm của cách nấu này là rút ngắn được thời gian, hạt đậu bở và ăn thơm ngon hơn.
Nếu dùng nồi áp suất thì không cần ngâm đậu trước. Cho đậu xanh cùng nước vào nồi đun sôi thì chuyển sang lửa nhỏ, đun trong khoảng 20 phút. Lúc này, mở vung và thêm nước, đun sôi lại bằng lửa lớn. Lần thứ hai không nên đun quá lâu.
Mở vung, cho đường phèn vào. Chú ý, khi thêm độ ngọt cho chè, dùng đường phèn, không nên dùng mật ong. Vì mật ong có chứa nhiều loại khoáng chất và ion sắt trong đó nếu kết hợp với đậu sẽ làm chè chuyển sang màu đen.
Mùa hè đến, tiết trời oi bức như vậy mà có một bát chè đậu xanh thanh mát giúp hạ nhiệt thì còn gì bằng! Bạn có thể áp dụng những mẹo trên để nồi chè đậu xanh của mình vừa nhừ bở vừa có màu xanh đẹp mắt.