Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ

Thảo Thảo,
Chia sẻ

Một nhóm nghiên cứu là các bác sĩ người Mỹ đã đưa ra những hướng dẫn mới nhất về cách để chúng ta có một trái tim khỏe mạnh.

Khi nói đến một chế độ ăn uống lành mạnh để giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh thì có rất nhiều "chuyên gia" tim mạch thiếu hiểu biết đã khuyên bạn nên bổ sung thuốc chống oxy hóa, uống thật nhiều nước ép trái cây hay thậm chí là ăn kiêng. Tuy nhiên, theo những kết quả nghiên cứu mới nhất của bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Andrew Freema thì có rất những lời khuyên bạn từng được biết đến là hoàn toàn vô căn cứ, thậm chí còn vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nếu như bạn làm theo.

Bệnh tim hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Mỗi năm có khoảng 610.000 người chết vì bệnh này.

Sau nhiều năm nghiên cứu về những tranh cãi, xung đột, một đội ngũ các bác sĩ Mỹ đã đưa ra những hướng dẫn mới về thực phẩm lành mạnh, tốt cho tim

Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ - Ảnh 1.

Bệnh tim hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ với khoảng 610.000 người chết vì bệnh này.

Đại diện nhóm nghiên cứu, bác sĩ Andrew Freeman, giám đốc phòng chống bệnh tim mạch cho sức khỏe của người Do Thái tại Denver, Colorado, cho biết: "Có rất nhiều thông tin sai lệch xung quanh đề tài này. Phần lớn người tiêu dùng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang bối rối về những thông tin sai lệch liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tim mạch. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp từ 50 chủ đề từ các nghiên cứu dinh dưỡng khác nhau để đưa ra những hướng dẫn mới nhất cho mọi người về cách chăm sóc sức khỏe tim mạch nhằm giúp mọi người không bị nhầm lẫn về chế độ ăn uống nào là tốt nhất để giảm thiểu bệnh tim”.

Nhìn một cách tổng quan thì có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt thì sẽ tốt cho tim. Trong khi một số chế độ ăn lành mạnh khác cũng được coi là tốt cho tim đó là hạn chế thịt nạc, cá, chất béo và các sản phẩm từ sữa không béo, các loại dầu thực vật.

Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ - Ảnh 2.

Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt thì sẽ tốt cho tim.

Theo bác sĩ Freeman, rất nhiều các nghiên cứu được tài trợ hoặc chịu ảnh hưởng của các ngành công nghiệp thực phẩm. Chính vì vậy mà nhiều người bị nhũng loạn thông tin và họ bị các công ty này cung cấp những thông tin sai lệch.

Dưới đây là một số phân tích về các loại thực phẩm lành mạnh nhưng những người bị bệnh tim thì cần phải lưu ý khi tiêu thụ:

1. Trứng và cholesterol

Mặc dù trong một báo cáo của chính phủ Mỹ vào năm 2015 có đề cập tới việc đưa ra một mức giới hạn cụ thể đối với việc tiêu thụ cholesterol nhưng thực tế thì đây vẫn chỉ là lời khuyên của các bác sĩ dành cho bệnh nhân của họ nên hạn chế lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là lượng cholesterol có trong trứng.

Bác sĩ Freeman có nói: "Mặc dù phần lòng trắng của trứng vẫn là phần mà mọi người nên ăn hơn là ăn cả quả trứng nhưng tốt nhất thì bạn nên ăn trứng càng ít càng tốt".

Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ - Ảnh 3.

Đã có rất nhiều khuyến cáo được đưa ra về việc tiêu thụ trứng liên quan đến bệnh tim mạch do hàm lượng cholesterol trong trứng quá cao.

2. Dầu thực vật

Nhóm nghiên cứu cho biết dầu ôliu sẽ giúp bạn có được trái tim khỏe mạnh. Sử dụng dầu thực vật, dầu dừa, dầu cọ sẽ không có được điều này.

Trong một cảnh báo gần đây, bác sĩ Catherine Shanahan, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ gia đình, có nói rằng việc sử dụng dầu thực vật liên tục trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ - Ảnh 4.

Sử dụng dầu ô liu sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn.

3. Nước ép

Theo bác sĩ Freeman, mặc dù các loại trái cây và rau quả này chứa những chất giúp trái tim được khỏe mạnh nhưng nước ép của chúng lại chứa quá nhiều calo, điều này lại không hề tốt đối với trái tim của chúng ta.

Theo bác sĩ, chúng ta ăn 5 hay 6 quả táo thì tốt nhưng để được một ly nước ép táo thì 5, 6 quả không hề đủ, chính vì vậy mà nước ép táo sẽ có nhiều calo hơn một quả táo đơn thuần.

Bạn chỉ nên ăn các loại trái cây và rau quả yêu thích ở mức độ vừa phải và chỉ uống nước ép khi cơ thể thiếu nhiều những chất có trong các loại rau quả này.Và nếu bạn làm nước ép trái cây, các nhà nghiên cứu khuyên bạn không nên cho thêm đường hay mật ong vào để tăng độ ngọt để giảm thiểu lượng calo.

Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ - Ảnh 5.

Mặc dù nước ép sẽ giúp cơ thể chúng ta nhận được rất nhiều chất nhưng nó lại có chứa quá nhiều calo.

4. Thực phẩm giàu gluten

Những người bị bệnh celiac hay nhạy cảm với gluten thì nên tránh các loại thực phẩm có gluten bao gồm lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Nhưng đối với những bệnh nhân không có bất kỳ vấn đề nhạy cảm nào với gluten thì việc thực hiện chế độ ăn không có gluten để tốt cho sức khỏe là vô căn cứ, các nhà nghiên cứu kết luận.

Bệnh Celiac chỉ ảnh hưởng đến 1% sức khỏe người Mỹ, theo thống kê của đại học Y Chicago.Bác sĩ Freeman nói:"Có rất nhiều thông tin sai lệch khiến nhiều người có xu hướng thường xuyên có những bữa ăn không có gluten".

Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ - Ảnh 6.

Nói một chế độ ăn không có gluten sẽ tốt cho sức khỏe là vô căn cứ.

Thực tế, việc rà soát kiểm tra một số chế độ ăn uống vẫn còn rất nhiều vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng các bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chính xác để giúp bệnh nhân thực hiện được những thay đổi tích cực trong thói quen ăn uống.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ bao gồm rất nhiều tiêu chí: không chỉ có khẩu phần ăn uống lành mạnh hàng ngày mà còn có hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc và không hút thuốc lá,..

Và thực tế thì một số nghiên cứu dinh dưỡng chỉ có các cuộc khảo sát dựa trên trí nhớ của người dân về những gì họ đã ăn, chính vì vậy mà đôi khi kết quả điều tra thực tế chưa phải là nguồn thông tin đáng tin cậy, bác sĩ Freeman nói.

Hàng năm, theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, trung bình cứ 6 đô la được chi ra thì 1 đô sẽ dành cho chi phí chữa bệnh tim mạch.

Đến năm 2030, tổng chi phí y tế trực tiếp của bệnh tim được dự kiến sẽ tăng gấp ba lần từ 273.000.000.000 đô lên đến 818.000.000.000 đô la Mỹ.

Bác sĩ Freeman nói thêm: “Nếu chúng ta có thể cung cấp đầy đủ được những thông tin thực sự hữu ích tới mọi người để họ thay đổi chế độ ăn theo chiều hướng tích cực nhất thì chi phí y tế sẽ giảm và những gánh nặng về bệnh tật cũng được giảm theo”.

(Nguồn: DailyMail)

Chia sẻ