Một phút chủ quan, mang bệnh ung thư vú cả đời
Do những suy nghĩ chủ quan mà đa số bệnh nhân tìm đến bệnh viện khi đã sang giai đoạn cuối (khối u ác tính lớn và di căn) và bệnh đã quá muộn để cứu chữa.
Nhiều năm trở lại đây, ở Việt Nam ung thư vú được coi là một loại ung thư phổ biến và là “sát thủ số một” đe dọa sức khỏe của chị em phụ nữ. Mỗi năm, có thêm hàng chục nghìn phụ nữ bị ung thư vú. Điều đáng buồn là do những suy nghĩ chủ quan mà đa số bệnh nhân tìm đến bệnh viện khi đã sang giai đoạn cuối (khối u ác tính lớn và di căn) và bệnh đã quá muộn để cứu chữa kịp thời.
Không phải u vú mà là vì cặn sữa đọng lại
Không hề nghi ngờ mình có thể bị ung thư vú, khi thấy trên ngực xuất hiện những dấu hiệu lạ, những cục u lạ, rất nhiều chị em đơn thuần nghĩ rằng đó là do cặn sữa còn đọng lại hoặc là kết quả sau những tháng cho con bú nên không ảnh hưởng gì.
Trường hợp của chị Trịnh Thị Sáu ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa là điển hình cho sự chủ quan. Chị sờ ngực phát hiện bên trái có một u nhỏ bằng hạt ngô, không đau nhức gì nên bình thản vì nghĩ rằng dấu tích thời kỳ cho con bú. Sau một thời gian u lớn hơn ấn vào thấy nhói, nhưng thay vì đi khám bác sĩ chị chọn điều trị bằng thuốc nam.
Không phải u vú mà là vì cặn sữa đọng lại
Không hề nghi ngờ mình có thể bị ung thư vú, khi thấy trên ngực xuất hiện những dấu hiệu lạ, những cục u lạ, rất nhiều chị em đơn thuần nghĩ rằng đó là do cặn sữa còn đọng lại hoặc là kết quả sau những tháng cho con bú nên không ảnh hưởng gì.
Trường hợp của chị Trịnh Thị Sáu ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa là điển hình cho sự chủ quan. Chị sờ ngực phát hiện bên trái có một u nhỏ bằng hạt ngô, không đau nhức gì nên bình thản vì nghĩ rằng dấu tích thời kỳ cho con bú. Sau một thời gian u lớn hơn ấn vào thấy nhói, nhưng thay vì đi khám bác sĩ chị chọn điều trị bằng thuốc nam.
Bệnh nhân Sáu truyền hóa chất rụng hết tóc phải mang tóc giả. Ảnh T. Hường
“Thầy lang bảo đó là áp xe do lúc trước cho con bú cặn sữa còn đọng lại, uống chục thang thuốc là khỏi”, chị Sáu ngậm ngùi nhớ lại. Chị bốc thuốc về uống, hết 12 thang thì u ở ngực biến mất, song ấn vào nơi có u vẫn thấy đau. Ngừng uống thuốc một thời gian sau thì u trở lại và lớn nhanh. Lúc này đến bệnh viện đa khoa tỉnh khám thì chị được kết luận ung thư vú giai đoạn 3 cần làm thủ tục chuyển ra viện K để phẫu thuật và trị liệu hóa chất, xạ trị.
Trường hợp của chị Hoàng Thu Hương ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa còn đáng tiếc hơn. Sinh con được vài tháng thì chị phát hiện thấy có u cục ở ngực trái. Nghĩ rằng đang cho con bú tuyến sữa có những chỗ bị tắc nổi u và đau là chuyện bình thường. Nhiều người khuyên chị đi khám, chị lấy cớ con còn nhỏ, nán thêm vài tháng cho con cứng cáp đi khám cũng chưa muộn. Nhưng chính sự chần chừ của chị đã làm cho chị khó giữ được mạng sống, bác sĩ cho biết bệnh của chị đã ở giai đoạn cuối, rất khó điều trị.
Một phòng bệnh tại khoa ngoại vú bệnh viện K. Ảnh T. Hường
Ung thư vú không có ở người trẻ tuổi
Một thực trạng khá phổ biến là rất nhiều phụ nữ trẻ có vẻ thờ ơ với bệnh này vì nghĩ rằng ung thư vú ít khi bị ở người trẻ tuổi. Nhưng trên thực tế đã có rất nhiều phụ nữ trẻ, người chưa có gia đình, người đang cho con bú vẫn mắc phải căn bệnh quái ác này.
Chị Nguyễn Thị Hằng, 28 tuổi ở Hà Nam đang là một trong những bệnh nhân điều trị ung thư vú tại Bệnh viện K. Phát hiện có u từ lâu nhưng nghe nói ung thư vú chủ yếu gặp ở tuổi tiền mãn kinh, những người có tiền sử về bệnh lý hoặc đã lập gia đình và sinh con rồi mới mắc nên chị Hằng rất ung dung, không mấy quan tâm đến cái u bé tí ở ngực phải. Mấy tháng trước, thấy ngực tiết ra chất dịch màu nâu có mùi hôi chị đã đến một trung tâm phát hiện sớm ung bướu để khám. Làm các xét nghiệm, chụp nhũ ảnh và sinh tiết FNA (chọc hút tế bào để phát triển ung thư) thì đều cho kết quả là dương tính. Không tin vào kết quả ở trung tâm, chị lên thẳng tiến tuyến trung ương để xác minh. Tại đây, bác sĩ kết luận tế bào ung thư đang phát triển mạnh, chị phải cắt một bên ngực phải, trị liệu hóa chất. Lúc này chị Hằng mới thấy hối tiếc vì quan niệm sai lầm của mình.
Một thực trạng khá phổ biến là rất nhiều phụ nữ trẻ có vẻ thờ ơ với bệnh này vì nghĩ rằng ung thư vú ít khi bị ở người trẻ tuổi. Nhưng trên thực tế đã có rất nhiều phụ nữ trẻ, người chưa có gia đình, người đang cho con bú vẫn mắc phải căn bệnh quái ác này.
Chị Nguyễn Thị Hằng, 28 tuổi ở Hà Nam đang là một trong những bệnh nhân điều trị ung thư vú tại Bệnh viện K. Phát hiện có u từ lâu nhưng nghe nói ung thư vú chủ yếu gặp ở tuổi tiền mãn kinh, những người có tiền sử về bệnh lý hoặc đã lập gia đình và sinh con rồi mới mắc nên chị Hằng rất ung dung, không mấy quan tâm đến cái u bé tí ở ngực phải. Mấy tháng trước, thấy ngực tiết ra chất dịch màu nâu có mùi hôi chị đã đến một trung tâm phát hiện sớm ung bướu để khám. Làm các xét nghiệm, chụp nhũ ảnh và sinh tiết FNA (chọc hút tế bào để phát triển ung thư) thì đều cho kết quả là dương tính. Không tin vào kết quả ở trung tâm, chị lên thẳng tiến tuyến trung ương để xác minh. Tại đây, bác sĩ kết luận tế bào ung thư đang phát triển mạnh, chị phải cắt một bên ngực phải, trị liệu hóa chất. Lúc này chị Hằng mới thấy hối tiếc vì quan niệm sai lầm của mình.
Nhiều bệnh nhân ung thư vú ở bệnh viện K phải kê giường nằm ngoài hiên để điều trị bệnh. Ảnh T. Hường
Tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm ung thư vú
Mặc dù ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất trong số các bệnh ung thư chị em gặp phải nhưng một thực trạng đáng lo ngại là rất nhiều chị em chưa biết cách tự chăm sóc, tự kiểm tra vú, thậm chí không xem trọng hoặc thiếu quan tâm đến những bất thường xuất hiện ở vùng ngực, đặc biệt là quanh vú.
Ung thư vú là loại ung thư không có triệu trứng lâm sàng nhưng hoàn toàn có thể phát hiện được rất sớm. Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa rất lớn trong điều trị. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh lên đến 90%, ở giai đoạn 2, tỉ lệ này sẽ là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 (khối u ác tính lớn và di căn) thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.
Trên thực tế, bệnh ung thư vú có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Nhưng ở nước ta, có đến 70% trường hợp phát hiện ra bệnh khi ở giai đoạn tế bào ung thư đã xâm lấn.
Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, sức khỏe phụ nữ ở Tổng đài tư vấn Ánh Dương thì, chị em có thể phát hiện sớm ung thư vú bằng việc tự kiểm tra vú hàng ngày như dùng các ngón tay trái, duỗi thẳng áp sát vào xương sườn xoay vòng từ ngoài vào trong nhằm phát hiện các mảng dày bất thường hoặc u, cục ở vú; để ý đến dấu hiệu tiết dịch lỏng ở núm vú. Tốt nhất chị em nên đi khám vú định kỳ 6 tháng, 1 năm/lần và đi khám ngay khi thấy vùng vú có những biểu hiện bất thường.