Một bà nội trợ, "ở nhà chồng nuôi" có giá bao nhiêu?
Một người phụ nữ không đi làm, chỉ quanh quẩn ở nhà làm nội trợ và chăm con, nếu được trả lương, bao nhiêu là xứng đáng?
Trong xã hội hiện đại, khi người ta nói nhiều về sự bình đẳng, về việc phụ nữ được hỗ trợ hết mức để có thể đi làm, gặt hái thành công trong xã hội, người ta ca ngợi những nữ CEO, nữ doanh nhân trăm tỉ, những nữ chính khách tạo dấu ấn đậm nét trên chính trường…, việc một người phụ nữ không đi làm, không kiếm ra tiền, bị coi là đi ngược xu hướng, phải không? Một phụ nữ không đi làm, chỉ ở nhà chăm con và dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, trước khi là chuyện bình thường, còn giờ, họ sẽ được coi là kẻ ăn bám, là kẻ kém cỏi, là dồn gánh nặng kinh tế lên vai người đi làm.
Tôi có nhiều người bạn, vì nhiều lẽ, chọn là một kẻ “ăn bám” như thế. Phần đông họ không cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn này, và ở nhà, với họ là một sự dừng chân, một giải pháp tạm thời trước khi tìm được công việc “tử tế hơn”. Họ xấu hổ khi ai đó hỏi: “Bây giờ cô đang làm gì?”, “Mỗi tháng cô kiếm được bao nhiêu?”, “Công việc của cô có tốt không?”, “Cơ quan của cô ở chỗ nào?”… và không có câu trả lời, vì họ ở nhà và là một bà nội trợ.
Với người nhà, họ cũng phải chịu sự lép vế, ấm ức tương tự, thậm chí kinh hoàng hơn thế. Với tâm lý là kẻ không kiếm ra tiền, họ không được coi trọng như những người có cơ quan, có công ăn việc làm ổn định. Họ phải thức trông con cho người đi làm ngủ, phải giữ con cho người đi làm ăn cơm, phải coi sóc cho con sạch sẽ, tươm tất, nuôi con cho ngoan, cho khỏe, và làm tất tần tật việc nhà, đương nhiên, trong đó có cả việc đảm bảo cơm dẻo canh ngọt, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, để người đi làm thoải mái. Người “ăn bám” vốn dĩ chẳng có việc gì quan trọng để làm (còn gì quan trọng hơn việc kiếm ra tiền để cáng đáng kinh tế gia đình?), nên nếu những việc vặt vãnh linh tinh trong nhà mà không tròn trịa, họ chẳng phải “vô dụng” quá sao!
Trong con mắt của nhiều “trụ cột gia đình” và xã hội, những bà nội trợ thật sung sướng, bởi họ không phải làm việc gì cả, không phải vất vả đội mưa nắng làm việc, không bị sếp mắng, không bị áp deadline, định mức công việc, họ đang sống bằng đồng tiền mồ hôi của người khác, nên thật khó có thể tha thứ nếu họ không biết điều, nếu con nay ốm mai đau, hơi gầy hơn con nhà hàng xóm, nếu nhà cửa bộn bề đồ chơi, nếu bản thân họ bù xù, lôi thôi, và cáu gắt khó tính. Họ không có quyền than thở mệt mỏi hay áp lực, không được phép bắt người đi làm – vốn đã quá căng thẳng với việc cơ quan – trông con hộ một lúc để đi tắm hay đi vệ sinh, vì một lẽ đơn giản: “Ở nhà cả ngày, có việc gì đâu mà…”. Việc được quyền giải trí, nằm dài xem ti vi, đi ra ngoài café ăn uống hay đi chơi với bạn bè, với những kẻ “ăn bám” bị coi là xa xỉ và không cần thiết, vì họ “mỗi ở nhà thôi, có va chạm hay vất vả gì mà căng thẳng”, vì “đã không làm ra tiền, còn tiêu pha tốn kém”.
Những bà nội trợ có thực là "kẻ ăn bám" như nhiều người trong số họ bị đánh giá?
Một số người bạn của tôi, những người đang trong giai đoạn ở nhà chăm con, chia sẻ rằng, dù không bị nói toẹt vào mặt, nhưng thái độ của những người thân yêu xung quanh họ, gần nhất là chồng, mẹ chồng thì thể hiện rõ sự khinh thị. Có những người, thậm chí còn bị chồng đánh, không đến mức là bạo hành, nhưng cũng mạnh tay, vì “ngứa mắt” những chuyện vụn vặt như thấy họ để con chơi một mình và xem ti vi hay lên Facebook “chém gió”, vì một bữa cơm không tươm tất, vì cáu giận với con hay phản ứng khi chồng đi nhậu “ngoại giao” với đồng nghiệp…
Họ sống trong trạng thái ức chế, tự ti vì không làm ra tiền, vì không có cơ quan, đồng nghiệp. Họ tự thấy mình kém cỏi, và thường trong tâm trạng đau khổ, so bì với những cô nàng lương chục triệu/tháng, thả ga đi chơi, mua sắm bằng tiền của mình, có người giúp việc làm hết mọi thứ việc lặt vặt, thậm chí cả chăm sóc con, xinh đẹp, quyến rũ và được xã hội nể trọng. Họ thèm một công-việc-tử-tế và chán việc ở nhà, như thể đó là chốn giam hãm thanh xuân và cơ hội của họ, chứ không phải tổ ấm yêu thương.
Tôi, một trong số đông những người phụ nữ đi làm, ngược lại, ghen tị và khâm phục với những bà nội trợ, và tin rằng, họ thực sự cao giá hơn họ nghĩ. Ở nước ngoài, từ lâu người ta chẳng còn dùng chữ “house wife” để nói về những phụ nữ ở nhà chăm sóc gia đình, mà chuyển sang dùng “home-worker” (người làm việc ở nhà), như một sự ghi nhận đóng góp của họ trong xã hội. Tôi e rằng, sẽ phải mất một thời gian không ngắn nữa, chúng ta mới thực sự thấu đáo một việc có thật: bình đẳng và tự do cho phụ nữ, không phải là việc đẩy họ ra đường hùng hục làm việc để chứng tỏ họ chẳng thua kém đàn ông; không phải việc phụ nữ tự hào khi mình có thể kiếm ngang, hoặc nhiều tiền hơn, thành đạt hơn chồng; không phải là việc phụ nữ có thể vứt con ở nhà cho giúp việc hoặc ông bà chăm, chẳng cần cho con bú mớm để giữ dáng, giữ ngực, để thả ga đi du lịch một mình cả tuần và chụp ảnh so deep tung lên Facebook… mà bình đẳng và tự do rộng hơn thế: để phụ nữ được thoải mái và tự hào với lựa chọn của mình, dù họ đi làm hay ở nhà.
Còn bây giờ, khi chưa phải ai cũng đồng tình với quan điểm này, khi nhiều chị em còn phân vân giữa những lựa chọn: đi làm, kiếm tiền và chia sẻ một phần thu nhập cho người giúp việc, hoặc nhờ (nếu không muốn nói trắng ra là bóc lột) ông bà nội ngoại để họ chăm sóc con mình hay ở nhà tề gia nội trợ (Đáng nói hơn, điều khiến họ phân vân không hoàn toàn là nhu cầu cống hiến trí tuệ, năng lực hay khát vọng kiếm bộn tiền, mà là để tránh khỏi áp lực trở thành một kẻ “ăn bám” không có tiếng nói, không được tôn trọng ngay trong chính gia đình của mình), hãy thử làm một phép tính nho nhỏ, xem một bà nội trợ đáng giá bao nhiêu?
Tôi luôn tin rằng, những người phụ nữ ở nhà chăm con, nếu được trả lương xứng đáng, thu nhập của họ sẽ rất cao, cao hơn tôi nhiều lần. Họ không làm giờ hành chính 8 tiếng/ngày như các phụ nữ đi làm, mà “giờ hành chính” (bị hành là chính) của họ kéo dài từ 16 - 18 tiếng/ngày, 16 – 18 tiếng áp lực, la hét, mệt mỏi, cáu gắt, căng mình hoạt động hết năng suất. Này nhé, nếu con còn nhỏ, họ sẽ quay cuồng với việc vệ sinh cho con, thay bỉm, cho bú, nấu đồ ăn cho con, cho con ăn, chơi với con… Việc thay được cái bỉm bẩn, mặc vào bỉm sạch đôi khi là cả một thách thức với những đứa trẻ hiếu động. Ăn chán, chơi chán sẽ đến giờ ngủ. Bọn trẻ có thể ngủ rất nhanh, khi được cho bú, cũng có thể vừa bú vừa vầy tóc, vừa móc mũi, chọc miệng, vừa líu lô chuyện trò gì đó, hoặc đang ngủ thì giật mình khóc thét lên và toi luôn của giấc ngủ trưa, hai “đứa” lại dậy la hét với nhau... Sau đó là tắm, là giặt đồ, là dọn dẹp, là thay bỉm, lại ăn, lại bú, lại ru ngủ. Đấy là chưa kể những khi trở trời, mũi dãi toe toét, khóc lóc ỉ ôi, nôn trớ và bám dính còn hơn keo 502 loại xịn. Khi trẻ lớn hơn một chút mà chưa đi trẻ, ngoài những việc đó, bà nội trợ còn kiêm thêm cả dạy con học nói, học đi, dạy múa hát, đọc thơ, kể chuyện cổ tích, phải canh chừng sát sao hơn cả camera để ngăn chúng không chui vào gầm giường, chọc tay vào ổ điện hay khám phá bình đun nước đang sôi.
Họ cũng kiêm luôn cả bác sĩ tâm lý trẻ em, y tá chăm sóc, nhà dinh dưỡng học cho gia đình, phải giỏi kỹ năng của một CFO (giám đốc tài chính) trong nhà, phải có kỹ năng sắp xếp thời gian chuyên nghiệp… Tính ra, một phụ nữ ở nhà, với những kỹ năng và hàm lượng công việc, chất xám mà họ phải đảm nhiệm, những công việc mà họ phải kiêm nhiệm, đáng lẽ phải được trả lương cao hơn nhiều lần một người đi làm, ít nhất là bằng giúp việc gia đình chuyên nghiệp (khoảng 5 triệu) + một người trông trẻ chuyên nghiệp (5 triệu).
Đã vậy, còn hơn tất cả những vai trò trên cộng lại, họ làm công cho chính mình, làm tất cả với sự kiên nhẫn vô hạn, với sự mẫn cán, khả năng đối mặt và giải quyết các vấn đề của gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ rất linh hoạt, chỉ với một “thù lao” duy nhất: những thành viên trong gia đình cảm nhận được tình yêu của mình, không có ngày cuối tuần, không có nghỉ phép năm, không có thưởng Tết, không có đồng nghiệp, không có cơ hội thăng tiến. Với những “rủi ro” ấy, tôi nghĩ, trả thêm 200% hay 300% mức thù lao dự tính, vẫn còn là quá rẻ cho một bà nội trợ. Cái giá của họ cao hơn rất nhiều, mà bên cạnh tiền, chỉ có tình yêu và trân trọng mới có thể trả được.
Tình yêu và sự lớn lên của những đứa trẻ, đó là sự thăng tiến, là phần thưởng tuyệt nhất của các bà nội trợ.
Tôi có nhiều người bạn, vì nhiều lẽ, chọn là một kẻ “ăn bám” như thế. Phần đông họ không cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn này, và ở nhà, với họ là một sự dừng chân, một giải pháp tạm thời trước khi tìm được công việc “tử tế hơn”. Họ xấu hổ khi ai đó hỏi: “Bây giờ cô đang làm gì?”, “Mỗi tháng cô kiếm được bao nhiêu?”, “Công việc của cô có tốt không?”, “Cơ quan của cô ở chỗ nào?”… và không có câu trả lời, vì họ ở nhà và là một bà nội trợ.
Với người nhà, họ cũng phải chịu sự lép vế, ấm ức tương tự, thậm chí kinh hoàng hơn thế. Với tâm lý là kẻ không kiếm ra tiền, họ không được coi trọng như những người có cơ quan, có công ăn việc làm ổn định. Họ phải thức trông con cho người đi làm ngủ, phải giữ con cho người đi làm ăn cơm, phải coi sóc cho con sạch sẽ, tươm tất, nuôi con cho ngoan, cho khỏe, và làm tất tần tật việc nhà, đương nhiên, trong đó có cả việc đảm bảo cơm dẻo canh ngọt, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, để người đi làm thoải mái. Người “ăn bám” vốn dĩ chẳng có việc gì quan trọng để làm (còn gì quan trọng hơn việc kiếm ra tiền để cáng đáng kinh tế gia đình?), nên nếu những việc vặt vãnh linh tinh trong nhà mà không tròn trịa, họ chẳng phải “vô dụng” quá sao!
Những bà nội trợ có thực là "kẻ ăn bám" như nhiều người trong số họ bị đánh giá?
Họ sống trong trạng thái ức chế, tự ti vì không làm ra tiền, vì không có cơ quan, đồng nghiệp. Họ tự thấy mình kém cỏi, và thường trong tâm trạng đau khổ, so bì với những cô nàng lương chục triệu/tháng, thả ga đi chơi, mua sắm bằng tiền của mình, có người giúp việc làm hết mọi thứ việc lặt vặt, thậm chí cả chăm sóc con, xinh đẹp, quyến rũ và được xã hội nể trọng. Họ thèm một công-việc-tử-tế và chán việc ở nhà, như thể đó là chốn giam hãm thanh xuân và cơ hội của họ, chứ không phải tổ ấm yêu thương.
Tôi, một trong số đông những người phụ nữ đi làm, ngược lại, ghen tị và khâm phục với những bà nội trợ, và tin rằng, họ thực sự cao giá hơn họ nghĩ. Ở nước ngoài, từ lâu người ta chẳng còn dùng chữ “house wife” để nói về những phụ nữ ở nhà chăm sóc gia đình, mà chuyển sang dùng “home-worker” (người làm việc ở nhà), như một sự ghi nhận đóng góp của họ trong xã hội. Tôi e rằng, sẽ phải mất một thời gian không ngắn nữa, chúng ta mới thực sự thấu đáo một việc có thật: bình đẳng và tự do cho phụ nữ, không phải là việc đẩy họ ra đường hùng hục làm việc để chứng tỏ họ chẳng thua kém đàn ông; không phải việc phụ nữ tự hào khi mình có thể kiếm ngang, hoặc nhiều tiền hơn, thành đạt hơn chồng; không phải là việc phụ nữ có thể vứt con ở nhà cho giúp việc hoặc ông bà chăm, chẳng cần cho con bú mớm để giữ dáng, giữ ngực, để thả ga đi du lịch một mình cả tuần và chụp ảnh so deep tung lên Facebook… mà bình đẳng và tự do rộng hơn thế: để phụ nữ được thoải mái và tự hào với lựa chọn của mình, dù họ đi làm hay ở nhà.
Còn bây giờ, khi chưa phải ai cũng đồng tình với quan điểm này, khi nhiều chị em còn phân vân giữa những lựa chọn: đi làm, kiếm tiền và chia sẻ một phần thu nhập cho người giúp việc, hoặc nhờ (nếu không muốn nói trắng ra là bóc lột) ông bà nội ngoại để họ chăm sóc con mình hay ở nhà tề gia nội trợ (Đáng nói hơn, điều khiến họ phân vân không hoàn toàn là nhu cầu cống hiến trí tuệ, năng lực hay khát vọng kiếm bộn tiền, mà là để tránh khỏi áp lực trở thành một kẻ “ăn bám” không có tiếng nói, không được tôn trọng ngay trong chính gia đình của mình), hãy thử làm một phép tính nho nhỏ, xem một bà nội trợ đáng giá bao nhiêu?
Tôi luôn tin rằng, những người phụ nữ ở nhà chăm con, nếu được trả lương xứng đáng, thu nhập của họ sẽ rất cao, cao hơn tôi nhiều lần. Họ không làm giờ hành chính 8 tiếng/ngày như các phụ nữ đi làm, mà “giờ hành chính” (bị hành là chính) của họ kéo dài từ 16 - 18 tiếng/ngày, 16 – 18 tiếng áp lực, la hét, mệt mỏi, cáu gắt, căng mình hoạt động hết năng suất. Này nhé, nếu con còn nhỏ, họ sẽ quay cuồng với việc vệ sinh cho con, thay bỉm, cho bú, nấu đồ ăn cho con, cho con ăn, chơi với con… Việc thay được cái bỉm bẩn, mặc vào bỉm sạch đôi khi là cả một thách thức với những đứa trẻ hiếu động. Ăn chán, chơi chán sẽ đến giờ ngủ. Bọn trẻ có thể ngủ rất nhanh, khi được cho bú, cũng có thể vừa bú vừa vầy tóc, vừa móc mũi, chọc miệng, vừa líu lô chuyện trò gì đó, hoặc đang ngủ thì giật mình khóc thét lên và toi luôn của giấc ngủ trưa, hai “đứa” lại dậy la hét với nhau... Sau đó là tắm, là giặt đồ, là dọn dẹp, là thay bỉm, lại ăn, lại bú, lại ru ngủ. Đấy là chưa kể những khi trở trời, mũi dãi toe toét, khóc lóc ỉ ôi, nôn trớ và bám dính còn hơn keo 502 loại xịn. Khi trẻ lớn hơn một chút mà chưa đi trẻ, ngoài những việc đó, bà nội trợ còn kiêm thêm cả dạy con học nói, học đi, dạy múa hát, đọc thơ, kể chuyện cổ tích, phải canh chừng sát sao hơn cả camera để ngăn chúng không chui vào gầm giường, chọc tay vào ổ điện hay khám phá bình đun nước đang sôi.
Một bà nội trợ phải làm việc nhiều giờ trong ngày, không có nghỉ phép và phải kiêm nhiệm nhiều việc, đáng lẽ, họ phải được trả lương cao hơn những phụ nữ chỉ làm một công việc chứ?
Đó mới là việc trông trẻ. Những phụ nữ ở nhà còn ti tỉ thứ việc không tên khác. Khi đi chợ, họ phải nhớ trong tủ lạnh ở nhà còn gì, hết gì, phải mua gì cho bữa trưa, nấu món gì cho bữa tối, phải thuộc lòng chồng mê món gì, món gì là khoái khẩu của con, con thích ăn nay ăn gì, mai ăn gì. Thức ăn phải thay đổi liên tục, phải đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng, phù hợp với thời tiết và khẩu vị gia đình, nhưng cũng phải tiết kiệm (vì chỉ có một người kiếm ra tiền thôi mà). Sau màn nấu nướng là dọn dẹp bát đũa, kệ tủ, lau nhà, dọn toilet, giặt giũ, phơi phóng, gấp quần áo... Họ cũng kiêm luôn cả bác sĩ tâm lý trẻ em, y tá chăm sóc, nhà dinh dưỡng học cho gia đình, phải giỏi kỹ năng của một CFO (giám đốc tài chính) trong nhà, phải có kỹ năng sắp xếp thời gian chuyên nghiệp… Tính ra, một phụ nữ ở nhà, với những kỹ năng và hàm lượng công việc, chất xám mà họ phải đảm nhiệm, những công việc mà họ phải kiêm nhiệm, đáng lẽ phải được trả lương cao hơn nhiều lần một người đi làm, ít nhất là bằng giúp việc gia đình chuyên nghiệp (khoảng 5 triệu) + một người trông trẻ chuyên nghiệp (5 triệu).
Đã vậy, còn hơn tất cả những vai trò trên cộng lại, họ làm công cho chính mình, làm tất cả với sự kiên nhẫn vô hạn, với sự mẫn cán, khả năng đối mặt và giải quyết các vấn đề của gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ rất linh hoạt, chỉ với một “thù lao” duy nhất: những thành viên trong gia đình cảm nhận được tình yêu của mình, không có ngày cuối tuần, không có nghỉ phép năm, không có thưởng Tết, không có đồng nghiệp, không có cơ hội thăng tiến. Với những “rủi ro” ấy, tôi nghĩ, trả thêm 200% hay 300% mức thù lao dự tính, vẫn còn là quá rẻ cho một bà nội trợ. Cái giá của họ cao hơn rất nhiều, mà bên cạnh tiền, chỉ có tình yêu và trân trọng mới có thể trả được.
Tình yêu và sự lớn lên của những đứa trẻ, đó là sự thăng tiến, là phần thưởng tuyệt nhất của các bà nội trợ.