Mẹ mới là mối tình đầu đích thực của anh
Dù Hoa đã cố gắng để chồng hiểu rằng giữa cô và mẹ chồng thậm chí rất hợp nhau vậy mà cô vẫn thấy mình mãi mãi chỉ là cái bóng của một người mẹ chồng quá yêu con
Chồng Hoa thì nghĩ rằng hoàn toàn thỏa mãn với mối quan hệ giữa mẹ và vợ nhưng anh vẫn nói với Hoa rằng trên đời chỉ có mẹ là người không bao giờ có thể thay thế.
Dù Hoa đã cố gắng hết sức để chồng hiểu rằng giữa cô và mẹ chồng không có nghi kị gì hết, thậm chí rất hợp nhau, cô vẫn thấy mình mãi mãi chỉ là cái bóng của một người mẹ chồng quá âu yếm và chiều con trai.
“Phụ nữ nào mà không muốn chiếm vị trí đầu tiên trong lòng người đàn ông của mình. Nhưng mình thì mãi thấy chỉ là một cái gì đó rất dễ được thay thế, còn mẹ anh thì cứ như mối tình đầu dai dẳng mà anh chẳng bao giờ quên được”, chị Hoa tâm sự.
Thực ra điều chị Hoa cảm thấy không chỉ là do suy nghĩ nhiều quá mà đâm… lẩn thẩn. Xét về khía cạnh khoa học tâm lý chiều sâu, đối với người đàn ông, mẹ chính là người đàn bà đầu tiên trong đời họ, một “mối tình” quá âu yếm và sâu đậm đến mức chẳng đứa con trai nào “quên’ được.
Theo Sigmund Freud, ông tổ ngành Phân tâm học thế giới, con trai đối với mẹ có một tình cảm đặc biệt của nam dành cho nữ mà ngay bản thân họ cũng không nhận ra. Nó tồn tại sâu trong vô thức của mỗi người, sâu sắc đến mức có nhiều người không thể lấy vợ được vì quá yêu mẹ.
Dù không ý thức được rằng mình quá yêu thương mẹ, người con trai vẫn khó có thể thoát ra hình ảnh ấm áp của người sinh ra và cho họ bú khi xưa. Sau này, họ muốn tìm một người vợ giống như mẹ, luôn vỗ về và tha thứ cho họ mỗi lần họ mếu máo tiến đến.
“Đó chính là khi người đàn ông phóng chiếu hình ảnh của mẹ mình lên người anh ta yêu. Anh ta muốn người yêu có những phẩm chất như mẹ mình, thậm chí, có cả những tính xấu như mẹ mình. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao đôi khi có những người đàn ông đẹp và tốt vô cùng lại yêu một cô gái chẳng được cái nết gì”, PGS.TS Đỗ Lai Thúy, chuyên gia hàng đầu về phân tâm học ở Việt Nam cho biết.
Ai là người cần phải vượt qua rào cản này? Nàng dâu? Mẹ chồng? Hay chính là chàng trai? Đó là một câu chuyện dài của các nhà tâm lý học chiều sâu.
Nàng dâu nên biết rằng không phải chồng coi thường mình. Đó chỉ là sự quy định của vô thức mà thôi. Mẹ chồng nên tạo điều kiện để con trai thoát ra khỏi hình bóng của mình và quan trọng là người đàn ông, anh ta phải biết rằng chỉ khi thoát khỏi ám ảnh dù ấm áp đó, anh mới thành người đàn ông thực sự.
Điều đó không có nghĩa là anh không còn tôn trọng mẹ nữa, điều đó giúp anh nhận ra mình nên đối xử với người phụ nữ của mình thế nào.
Dù Hoa đã cố gắng hết sức để chồng hiểu rằng giữa cô và mẹ chồng không có nghi kị gì hết, thậm chí rất hợp nhau, cô vẫn thấy mình mãi mãi chỉ là cái bóng của một người mẹ chồng quá âu yếm và chiều con trai.
“Phụ nữ nào mà không muốn chiếm vị trí đầu tiên trong lòng người đàn ông của mình. Nhưng mình thì mãi thấy chỉ là một cái gì đó rất dễ được thay thế, còn mẹ anh thì cứ như mối tình đầu dai dẳng mà anh chẳng bao giờ quên được”, chị Hoa tâm sự.
Thực ra điều chị Hoa cảm thấy không chỉ là do suy nghĩ nhiều quá mà đâm… lẩn thẩn. Xét về khía cạnh khoa học tâm lý chiều sâu, đối với người đàn ông, mẹ chính là người đàn bà đầu tiên trong đời họ, một “mối tình” quá âu yếm và sâu đậm đến mức chẳng đứa con trai nào “quên’ được.
Theo Sigmund Freud, ông tổ ngành Phân tâm học thế giới, con trai đối với mẹ có một tình cảm đặc biệt của nam dành cho nữ mà ngay bản thân họ cũng không nhận ra. Nó tồn tại sâu trong vô thức của mỗi người, sâu sắc đến mức có nhiều người không thể lấy vợ được vì quá yêu mẹ.
Người đàn ông nào cũng muốn yêu và lấy một người giống mẹ của mình
Dù không ý thức được rằng mình quá yêu thương mẹ, người con trai vẫn khó có thể thoát ra hình ảnh ấm áp của người sinh ra và cho họ bú khi xưa. Sau này, họ muốn tìm một người vợ giống như mẹ, luôn vỗ về và tha thứ cho họ mỗi lần họ mếu máo tiến đến.
“Đó chính là khi người đàn ông phóng chiếu hình ảnh của mẹ mình lên người anh ta yêu. Anh ta muốn người yêu có những phẩm chất như mẹ mình, thậm chí, có cả những tính xấu như mẹ mình. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao đôi khi có những người đàn ông đẹp và tốt vô cùng lại yêu một cô gái chẳng được cái nết gì”, PGS.TS Đỗ Lai Thúy, chuyên gia hàng đầu về phân tâm học ở Việt Nam cho biết.
Ai là người cần phải vượt qua rào cản này? Nàng dâu? Mẹ chồng? Hay chính là chàng trai? Đó là một câu chuyện dài của các nhà tâm lý học chiều sâu.
Nàng dâu nên biết rằng không phải chồng coi thường mình. Đó chỉ là sự quy định của vô thức mà thôi. Mẹ chồng nên tạo điều kiện để con trai thoát ra khỏi hình bóng của mình và quan trọng là người đàn ông, anh ta phải biết rằng chỉ khi thoát khỏi ám ảnh dù ấm áp đó, anh mới thành người đàn ông thực sự.
Điều đó không có nghĩa là anh không còn tôn trọng mẹ nữa, điều đó giúp anh nhận ra mình nên đối xử với người phụ nữ của mình thế nào.
Thùy Ninh