Mách bạn bí quyết để luôn khỏe mạnh như vận động viên thể thao
Với các vận động viên, tập yoga có tác dụng tăng cường cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt và giảm thiểu các chấn thương. Và nếu bạn chăm chỉ tập yoga, bạn cũng sẽ dễ dàng đạt được các lợi ích đó.
"Yoga mang lại cho bạn sức mạnh để hiểu rõ hơn về cơ thể của bạn," Emilie Smith, một hướng dẫn viên yoga-cho các vận động viên ở thành phố New York cho biết. "Nhờ yoga, bạn biết được khi nào mình cần mạnh hay yếu, linh hoạt hay cứng nhắc". Bằng cách điều chỉnh những vấn đề, bạn có thể làm chủ được mình rất tốt, cả về thể chất lẫn tinh thần. Thêm vào đó, yoga còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối, giảm mỡ thừa. Điều này rất cần thiết với các vận động viên thể dục thể thao.
Nhưng nó không có nghĩa là bạn không cần tập yoga. Những bài yoga dành cho các vận động viên thể thao cũng hoàn toàn phù hợp với bạn. Nó giúp bạn săn chắc cơ bắp, tăng cường sự khỏe mạnh cho các khớp xương và tăng sự chủ động, tự tin.
Clip hướng dẫn chi tiết về bài tập này:
Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho bạn. Bạn hãy tập thử xem nhé.
1. Cúi mặt sát đất
- Bắt đầu với tư thế chống đẩy, bàn tay chống xuống đất cao hơn vai, ngón tay dang rộng, chân rộng hơn hơn.
- Nâng hông lên và đẩy lưng, vai về phía sàn (a).
- Giữ chân trái của bạn thẳng, bàn chân đặt trên sàn, từ từ uốn cong đầu gối bên phải (b).
- Giữ cho hơi thở đều, sau đó đổi chân.
- Đổi chân liên tục 10-12 lần.
Hiệu quả: Bạn có thể tập động tác này bất cứ khi nào, trước khi đi xe đạp, chạy bộ hoặc nâng tạ... vì nó có tác dụng làm căng toàn bộ cơ thể và cải thiện lưu thông và tính linh hoạt của cơ thể.
2. Đẩy người lên
- Từ tư thế cúi sát đất, bước chân trái lên giữa 2 tay, giữ chân phải thẳng.
- Hít vào, sau đó nâng cao cả hai tay trực tiếp trên không, nâng hông của bạn cho đến khi đùi trái của bạn song song với sàn nhà (a).
- Giữ trong 2 nhịp thở, sau đó giữ gót chân trái để đẩy thẳng chân về phía trước (b).
- Từ từ trở lại tư thế ban đầu, lặp lại trình tự này từ 5-10 lần, sau đó chuyển đổi chân và lặp lại.
Hiệu quả: Động tác này có tác dụng tăng cường bàn chân, mắt cá chân, hông và háng, giúp bạn có đôi chân linh hoạt.
3. Vặn người
- Đang ở tư thế nâng người, đưa tay về tư thế chắp tay trước ngực.
- Giữ cho cột sống thẳng và xoay thân về bên phải.
- Nâng khuỷu tay phải lên trần nhà và đưa khuỷu tay trái ra bên ngoài đầu gối bên phải.
- Giữ trong 5-10 nhịp thở.
- Từ từ tư thế trước, sau đó chuyển đổi chân và lặp lại.
Hiệu quả: Động tác này giúp tăng tính chuyển động và linh hoạt ở một bên thân. Nó đồng thời có tác dụng cân đối cơ thể nhờ mở rộng vai và ngực.
4. Tư thế cá heo
- Đặt tay vào đầu gối và hạ thấp cánh tay xuống sàn, thẳng chân.
- Nâng hông lên cao, ấn gót chân xuống sàn nhà (a).
- Giữ trong 5 nhịp thở, sau đó từ từ nâng chân phải về phía trần nhà (b).
- Giữ trong 3-5 nhịp thở, sau đó hạ chân phải xuống và lặp lại với chân trái.
Hiệu quả: Giúp căng cơ vai và nở ngực.
5. Tư thế chim bồ câu
- Đưa đầu gối trái về phía trước và ngồi co lại, hai tay chống bên ngoài chân trái, chân phải duỗi phía sau (a).
- Nâng ngực và giữ trong 5-10 nhịp thở.
- Hạ thấp cơ thể, duỗi tay về phía trước sao cho ngực chạm sàn (b).
Hiệu quả: Giúp kéo căng đùi và hông. Động tác này rất tốt cho những người phải ngồi làm việc cả ngày.
6. Gác chân lên tường
- Nằm ngửa và đặt chân lên một bức tường, mông chạm sát tường để cơ thể tạo thành hình chữ L, cánh tay dang rộng 2 bên hoặc giơ lên trên không.
- Hít thơt sâu và chậm. Mỗi khi thở ra, hãy để cơ thể cthư giãn và dồn trọng lượng xuống sàn nhà.
- Giữ trong 5-10 phút.
Hiệu quả: Giúp làm giảm đau lưng và chân và mỏi chân, đặc biệt là đau mỏi ở bàn chân.
7 biện pháp sau đây không những rất hữu ích trong việc củng cố sức khỏe nói chung mà còn giúp bạn có được một "vòng 2" lý tưởng.