Loại gia vị quý báu giúp người Nhật giảm mỡ nội tạng, tăng cường canxi: Ở Việt Nam giá "rẻ bèo", dùng mỗi ngày nhưng chưa chắc bạn đã biết hết công dụng của nó
Hiểu rõ được những lợi ích của giấm, người Nhật đem nó thêm vào thức ăn, nước uống, khiến nó trở thành loại gia vị quốc dân bất kỳ nhà nào cũng có.
Người Nhật có tuổi thọ rất cao, sức khoẻ dồi dào, ít ốm vặt, để đạt được điều đó họ luôn duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ, đặc biệt thể hiện rõ nhất qua cách chế biến món ăn. Họ thường xuyên ăn sống để giữ nguyên được vị tươi ngon và các dưỡng chất của thực phẩm. Khi chế biến, họ cũng rất thận trọng trong việc sử dụng các loại gia vị, nhất là giấm.
Giấm là loại gia vị quá quen thuộc trong nhà bếp không chỉ ở Nhật mà còn ở cả Việt Nam, dù là nguyên liệu hay vật liệu, nó đều có những công dụng rất thần kỳ. Nếu xét về mặt y học, liệu bạn đã biết được bao nhiêu tác dụng của giấm đối với sức khỏe.
Miyuki Koizumi là giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Tokyo chuyên nghiên cứu về rượu Nhật, đồng thời cũng nghiên cứu về giấm trong suốt hơn 40 năm qua. Ông đã hợp tác với các đầu bếp để sáng tạo ra những công thức nấu ăn tốt cho sức khở nhờ sử dụng giấm. Sau đây, ông tiết lộ một số bí mật về giấm để mọi người hiểu rõ hơn về loại gia vị đặc biệt này.
Những lợi ích sức khỏe của giấm
Giấm có rất nhiều lợi ích, nhưng chủ yếu có 6 tác dụng nổi bật và cần thiết nhất cho con người.
1. Thúc đẩy hấp thụ canxi
Việc thêm giấm vào các món ăn có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi từ thực phẩm, giúp duy trì xương chắc khỏe mà còn ngăn ngừa việc thiếu máu.
Giấm nên được nấu cùng với xương, thịt, hải sản sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Ví dụ, nếu luộc ngao có thêm chút giấm có thể hòa tan lượng canxi vào canh nhiều gấp 4 lần khi luộc bằng nước thông thường.
2. Giảm mệt mỏi
Mùa hè là thời điểm con người dễ mệt mỏi nhất sau những hoạt động ngoài trời. Nguyên nhân của sự mệt mỏi này là do mức glycogen giảm, chỉ cần nạp lại đầy thì cơ thể sẽ tràn đầy sức sống trở lại. Ngoài việc bổ sung glycogen thông qua đường, nếu kết hợp với giấm, hiệu quả mang lại gấp bội.
2. Tăng cảm giác thèm ăn
Ngoài việc mệt mỏi, chán ăn cũng là biểu hiện thường thấy trong những ngày nóng nực. Giấm là một trợ thủ đắt lực để tăng cảm giác thèm ăn. Mùi thơm và vị chua của giấm kích thích khứu giác rất hiệu quả, làm tăng tuyến nước bọt hoạt động, khiến cơ thể thèm ăn hơn.
4. Giảm mỡ nội tạng
Hội chứng chuyển hóa là một căn bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ. Trong đó, tình trạng mỡ nội tạng là nổi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, tin mừng là axit axetic có trong giấm có thể ức chế việc tổng hợp lipid trong máu, đốt cháy chất béo, giảm mỡ nội tạng hiệu quả.
Mặc dù phụ nữ có ít mỡ nội tạng hơn nam giới nhưng cũng không nên chủ quan. Theo các thí nghiệm của Miyuki, chỉ cần tiêu thụ 15ml giấm mỗi ngày, cân nặng và vòng ngực sẽ nhỏ lại so với những người không tiêu thụ.
5. Ổn định lượng đường huyết
Giấm có thể làm giảm việc hấp thu đường vào máu sau bữa ăn. Khi lượng đường trong máu tăng nhanh, nó tiết ra insulin dư thừa, thúc đẩy quá trình tổng hợp và lưu trữ chất béo.
Miyuki Koizumi cho hay, những người muốn kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn có thể chọn uống giấm trước khi ăn.
Bệnh tiểu đường loại 2 gây ra bởi lượng đường trong máu cao do kháng insulin, hoặc không có khả năng sản xuất insulin. Căn bệnh này có thể biến chứng ra nhiều bệnh mãn tính khác nhau, là nguyên nhân chính của lão hóa sớm.
Cách hiệu quả nhất và lành mạnh nhất để điều chỉnh lượng đường trong máu là tránh tinh bột, đường tinh luyện. Đặc biệt, giấm táo rất hữu ích trong việc điều chỉnh này.
6. Hạ huyết áp
Ngoài ra, axit axetic có thể làm giãn mạch máu, người cao huyết áp có thể hạ huyết áp bằng cách tiêu thụ một lượng giấm thích hợp.
Một số loại giấm phổ biến hiện nay
Giấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe là nhờ vào thành phần chính axit axetic, axit min và đường. Hàm lượng axit amin sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại giấm.
Miyuki Koizumi cho biết: "Nguyên liệu thô của giấm đen là gạo lứt, có hàm lượng axit amin cao nhất. Người ta tin rằng giấm đen có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe, có thể tăng cường trao đổi chất hiệu quả. Mặc dù hàm lượng axit amin của mỗi loại giấm không giống nhau nhưng nó không ảnh hưởng đến tính hiệu quả của axit axetic".
Danh sách hàm lượng axit amin của một số loại giấm phổ biến.
1. Giấm đen: 500 - 600mg / 100ml
2. Giấm gạo nguyên chất: 100-150mg / 100ml
3. Giấm gạo: 100mg/100ml
4. Giấm ngũ cốc: 50-80mg100/ml
Liều lượng giấm như thế nào là tốt cho sức khỏe?
Đối với người bình thường, một muỗng cà phê tương đương với 15ml giấm rất tốt cho sức khỏe.
Trong trường hợp uống giấm trực tiếp sẽ gây đau rát họng, kích ứng dạ dày và cơ quan tiêu hóa, do đó cần phải pha loãng ra 5 phần trước khi uống hoặc cho vào nấu cùng với thức ăn.
Miyuki Koizumi nhắc nhở thêm rằng: "Dù giấm có nhiều lợi ích nhưng tiêu thụ quá nhiều cũng không có lợi. Thay vào đó, bạn không nên cho quá nhiều mật ong hoặc đường vào cho vừa với khẩu vị, nhưng thế sẽ dễ khiến tăng cân".
Ngoài công thức mà Miyuki Koizumi cung cấp, bạn có thể pha loãng 15ml giấm thành 5 phần, trộn với sữa chua, trái cây, salad. Vào ban đêm, có thể pha cùng với nước ấm hoặc trà đen để làm ấm cơ thể và giúp ngủ ngon hơn.
Theo EDH, Healthline