BÀI GỐC Ngày cưới, tôi lén lau nước mắt khóc thầm trước cảnh chồng bế con trai vào phòng ngủ rồi đóng cửa lại trước giờ rước dâu

Ngày cưới, tôi lén lau nước mắt khóc thầm trước cảnh chồng bế con trai vào phòng ngủ rồi đóng cửa lại trước giờ rước dâu

Tôi nhìn chồng bế con nhốt vào phòng ngủ mà rơi nước mắt nhưng không thể khóc thành tiếng.

1 Chia sẻ

Lo âu và luôn than vãn, liệu đó có phải là đặc điểm chung của những người trẻ "quá hăm chưa băm?"

AMT,
Chia sẻ

Nhiều người lớn vẫn thường nhận xét "Bọn trẻ thời nay suốt ngày chỉ biết thất vọng với cuộc đời" mà chẳng mấy khi quan tâm tới nguyên nhân sâu xa đằng sau những cảm xúc tưởng chừng là tiêu cực ấy.

Millennials là tên gọi dành cho những người cất tiếng khóc chào đời trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000. Bị "gắn mác" thế hệ không thích lao động với tâm hồn khá mong manh, Millennials trong mắt những thế hệ khác có lẽ kiểu người luôn chỉ biết than vãn "Ôi cuộc đời thật bất công và tẻ nhạt biết bao nhiêu".

Nhưng liệu rằng Millennials có thực sự "tệ" đến vậy? Và từ đâu mà những người đang trong độ tuổi đáng ra phải sống với nhiều năng lượng nhất lại trở nên trống rỗng và bệ rạc từ bên trong như thế?

Millennials đang bị đánh giá bởi những hệ tiêu chuẩn không còn phù hợp

Là một người thuộc thế hệ này, tôi nhận ra những lời chỉ trích ấy có thể đúng hoặc sai, nhưng hẳn nhiên, chúng hoàn toàn không dễ chấp nhận. Và rồi tôi nhận ra, mình thậm chí cũng chẳng hiểu rõ về thế hệ của chính mình.

Lo âu và luôn than vãn, liệu đó có phải là đặc điểm chung của những người trẻ thuộc thế hệ Millenniels? - Ảnh 1.

Kathryn Minshew - Nhà sáng lập The Muse, một nền tảng phát triển sự nghiệp cá nhân khá nổi tiếng trên thế giới đã có những chia sẻ đa chiều về Millennials.

"Millennials là những người trẻ rất chăm chỉ làm việc, nhưng câu chuyện về họ luôn bị lái sang một khía cạnh khác, đó là việc họ đang bị trao quá nhiều áp lực trong việc phải hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó."

Ở thời đại này, Internet là thứ không thể thiếu với bất kỳ người trẻ nào. Một nghiên cứu của Đại học UOW (University of Wollongong) cho biết: 75% người dùng Internet là thế hệ Millennials. Sự thật này khiến nhiều người trẻ cảm thấy cảm thấy đây chính là thiên niên kỷ của họ, là khoảng thời gian họ có thể làm chủ được "một điều gì đó". Nhưng chính việc chẳng xác định được "điều đó" cụ thể là gì, Millennials trở nên hoang mang và lạc lối trên hành trình tìm kiếm cũng như khẳng định bản thân.

Có phải tất cả Millennials đều phải sống có mục đích?

Có phải tất cả Millennials đều phải có nửa tỷ trong tài khoản trước tuổi 35 như những bài học mà không lâu trước đây người ta thường rao giảng trên mạng xã hội?

Và có phải tất cả Millennials đều đang lạc lối hay không?

Tất cả những hoài nghi này, nhìn theo một khía cạnh tích cực, chính là động lực giúp người trẻ nhìn nhận sâu sắc hơn về mục đích cuộc sống của cá nhân họ.

Lo âu và luôn than vãn, liệu đó có phải là đặc điểm chung của những người trẻ thuộc thế hệ Millenniels? - Ảnh 2.

Nhưng câu chuyện tìm ra bản ngã và mục đích cuộc đời chưa bao giờ là việc đơn giản.

Theo quan điểm của Kathryn Minshew: Chúng ta đều có thể thấy một sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm người sinh ra trong các khoảng thời gian khác nhau. Họ sẽ có những tiêu chuẩn, giá trị, đạo đức và thái độ khác.

Một ví dụ đơn giản, bố mẹ hoặc ông bà của bạn luôn cho rằng tính chăm chỉ mới là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công. Tuy nhiên, Millennials thì khác. Họ đề cao việc làm việc thông minh hơn, năng suất cao hơn trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

Nói cách khác, Millennials được đào tạo trong một thời đại mới về sự tiện lợi và khả năng tùy biến nhanh với cuộc sống.

Vậy tại sao vẫn có nhiều Millennials đang cảm thấy thất vọng với hiện tại của chính họ?

"Được đào tạo để làm việc một cách hiệu quả, với năng suất cao hơn trong thời gian ngắn hơn, nhưng đôi khi, Millennials lại không có đủ công cụ và kinh nghiệm phù hợp để làm điều đó.

Lo âu và luôn than vãn, liệu đó có phải là đặc điểm chung của những người trẻ thuộc thế hệ Millenniels? - Ảnh 3.

Nếu bạn thực sự muốn thấy được những thay đổi tích cực, hãy kết hợp kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ cũ với động lực rút ngắn thời gian làm việc để mang lại hiệu quả cao hơn cho cuộc sống và công việc của chính mình.

Nếu chưa thể tăng năng suất làm việc trong thời gian ngắn nhất, trước hết, hãy chăm chỉ và đừng từ bỏ giữa chừng." - Kathryn Minshew chia sẻ.

Theo Minshew, việc Millennials cảm thấy chán nản hoặc bế tắc với cuộc sống hoàn toàn là một dấu hiệu đáng mừng. Bởi những xung đột trong nội tâm chính là đòn bẩy giúp mỗi cá nhân tìm ra cách để khắc phục, biến bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn.

"Một người luôn cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với tình hình hiện tại của họ thì cũng tốt. Nhưng nếu điều đó kéo dài mãi, họ chắc chắn không thể khá lên được." - Kathryn Minshew chia sẻ.

Chính vì thế, có lẽ những người trẻ thuộc thế hệ Millennials cũng nên có một cái nhìn lạc quan và tích cực hơn, ngay cả khi bạn đang cảm thấy hoang mang với cuộc sống hoặc con đường mà bản thân đã chọn.

Bởi như Kathryn Minshew đã nói đấy! Khi bạn cảm thấy chưa ổn, bạn nhất định sẽ biết tìm cách để trở nên tốt hơn. Hãy cứ chăm chỉ làm việc, rồi sẽ đến một ngày, mỗi Millennial đều sẽ tìm được thành công phù hợp với chính mình.

Lo âu và luôn than vãn, liệu đó có phải là đặc điểm chung của những người trẻ "quá hăm chưa băm?" - Ảnh 4.

Chia sẻ