Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ quả "quà tặng từ thiên đường"
Gấc – loại quả được mệnh danh “quà tặng từ thiên đường” - thường được sử dụng trong nhiều món ăn của người Việt trong những ngày Tết cũng như có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Nhiều người nhờ gấc đã phất lên giàu có, kiếm tiền tỉ mỗi mùa quả chín.
Màu đỏ tươi rói của gấc trong những mâm cỗ Tết như gợi lên hình ảnh của phong bao mừng tuổi, của cặp má ửng hồng trẻ thơ… Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, những món ăn làm từ thứ quả đặc biệt này còn đem lại cảm giác may mắn, ấm áp trong ngày xuân. Có lẽ vì thế mà cứ mỗi dịp Tết đến, gấc lại được các bà, các mẹ “săn lùng” về căn bếp gia đình.
Màu đỏ tươi tắn của gấc tượng trưng cho một năm mới may mắn.
Những vùng trồng gấc, các cơ sở thu mua, chế biến gấc cứ đến dịp Tết Nguyên đán là nhộn nhịp hơn hẳn. Một trong những “vựa” thu mua gấc lớn nhất miền Bắc là xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Thanh Hà là xứ vốn nổi tiếng với cây vải, nhưng hơn chục năm trở lại
đây, khi những giá trị dinh dưỡng và phòng, chữa bệnh của cây gấc được
nhiều người biết đến, các sản phẩm chế biến từ gấc được ưa chuộng ở
trong và ngoài nước, người dân đã trồng xen loại cây được mệnh danh “quà
tặng từ thiên đường” này xen kẽ với cây vải hoặc trong những khoảng vườn
trống. Hầu hết các hộ dân nơi đây chưa trồng gấc với quy mô lớn, hộ nào
nhiều nhất cũng khoảng vài trăm gốc.
Những quả "quà tặng từ thiên đường" lúc lỉu chờ người đón về ăn Tết.
Gấc được trồng xen ở những khoảng đất trống sau nhà...
... hoặc trên giàn ở khoảng sân, đầu ngõ.
Giá gấc được thu mua buôn ở thời điểm đầu tháng Chạp là 9.000 – 11.000 đồng/kg, tùy theo loại gấc nếp (loại gấc ta nhỏ quả, ít hạt, dày cùi, màu đỏ son) hay gấc lai giống Mỹ (loại gấc cao sản quả to, nhiều hạt, cùi mỏng, mày đỏ tươi), giá bán lẻ cao hơn 4 – 5 giá, nhưng từ giữa tháng Chạp, giá gấc đã nhích dần. Đến giáp Tết, giá gấc bán lẻ tại nguồn lên đến 28.000 - 30.000 đồng/kg.
Trồng gấc không khó, ít phải chăm bẵm mà giá thành cao nên nhiều hộ ở Thanh Hà trồng chơi mà ăn thật.
Khối lượng trung bình của gấc nơi đây khoảng 4 - 5 kg/quả, có quả nặng tới 6 - 7 kg.
Giống gấc cao sản lai Mỹ to quả, cùi mỏng, nhiều hạt và màu sắc đỏ tươi được trồng phổ biến hơn gấc nếp ta.
Ngoài vụ mùa đồng áng, nhiều phụ nữ có thêm nghề sơ chế gấc để gia tăng thu nhập.
Cũng tại xã Thanh Thủy, nhiều năm nay đã xuất hiện hàng chục hộ thu mua gấc, sơ chế lấy thịt gấc và hạt để đổ mối buôn. Cơ sở thu mua của chị Hoàng Thị Huệ là lớn nhất vùng, đem lại thu nhập khoảng 1 tỷ đồng mỗi mùa.
Chị Hoàng Thị Huệ, chủ cơ sở chế biến gấc kiếm 1 tỷ mỗi mùa gấc.
Không chọn cách trồng và bán gấc, chị Huệ trở thành đầu mối thu gom, chế biến gấc của bà con trong vùng.
Do thịt gấc là một nguyên liệu “nhạy cảm”, gấc thu mua về phải được bóc
hạt ngay khi chín, trải đều ra nong và sấy với mức nhiệt ổn định liên
tục từ 18 - 20 giờ để đảm bảo chất lượng. Trong thời gian sấy, gấc được
trở mặt nhiều lần cho se đều mặt và dễ tách thịt khỏi hạt.
Gấc sau khi bóc sẽ được đưa vào lò sấy.
Những hạt gấc căng mọng sẽ được trở liên tục cho se mặt...
... kiểm tra độ khô ...
... và tách hạt khỏi vỏ.
Xưởng chế biến của chị Huệ đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 nhân công thường xuyên, chủ yếu là nữ. Vào vụ thu hoạch cao điểm, lượng nhân công có thể lên đến gần 100 người, luôn chân luôn tay làm việc cả ngày với mức lương dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/ngày, tùy công việc bóc tách nguyên liệu hay trông lò.
Công việc trông lò sấy có lương cao hơn, do việc vất vả hơn, thường do các phụ nữ còn trẻ, nhanh nhẹn đảm nhiệm.
Việc bóc thịt gấc "nhàn" hơn một chút, ngay cả những người cao tuổi cũng có thể tham gia để có thêm đồng ra đồng vào.
Ngoại trừ vỏ gấc, các phần còn lại của quả gấc đều có thể bán được.
Chị Huệ thường đổ buôn hạt gấc cho thương lái với giá 14.000 đồng/kg.
Bà chủ xưởng sản xuất cho biết, vụ Tết này gấc được mùa, giá tốt nên hứa hẹn sẽ là một vụ thắng lợi của chị.
Màu đỏ tươi tắn của gấc tượng trưng cho một năm mới may mắn.
Những quả "quà tặng từ thiên đường" lúc lỉu chờ người đón về ăn Tết.
Cây gấc dễ trồng, chi phí đầu tư ban đầu không cao, cây lại không “kén”,
có khả năng thích nghi với nhiều chất đất nên người dân Thanh Hà trồng
chơi mà ăn thật, nhiều gia đình đã kiếm được hàng chục, thậm chí hàng
trăm triệu/năm nhờ quả gấc.
Gấc được trồng xen ở những khoảng đất trống sau nhà...
... hoặc trên giàn ở khoảng sân, đầu ngõ.
Giá gấc được thu mua buôn ở thời điểm đầu tháng Chạp là 9.000 – 11.000 đồng/kg, tùy theo loại gấc nếp (loại gấc ta nhỏ quả, ít hạt, dày cùi, màu đỏ son) hay gấc lai giống Mỹ (loại gấc cao sản quả to, nhiều hạt, cùi mỏng, mày đỏ tươi), giá bán lẻ cao hơn 4 – 5 giá, nhưng từ giữa tháng Chạp, giá gấc đã nhích dần. Đến giáp Tết, giá gấc bán lẻ tại nguồn lên đến 28.000 - 30.000 đồng/kg.
Trồng gấc không khó, ít phải chăm bẵm mà giá thành cao nên nhiều hộ ở Thanh Hà trồng chơi mà ăn thật.
Khối lượng trung bình của gấc nơi đây khoảng 4 - 5 kg/quả, có quả nặng tới 6 - 7 kg.
Giống gấc cao sản lai Mỹ to quả, cùi mỏng, nhiều hạt và màu sắc đỏ tươi được trồng phổ biến hơn gấc nếp ta.
Ngoài vụ mùa đồng áng, nhiều phụ nữ có thêm nghề sơ chế gấc để gia tăng thu nhập.
Cũng tại xã Thanh Thủy, nhiều năm nay đã xuất hiện hàng chục hộ thu mua gấc, sơ chế lấy thịt gấc và hạt để đổ mối buôn. Cơ sở thu mua của chị Hoàng Thị Huệ là lớn nhất vùng, đem lại thu nhập khoảng 1 tỷ đồng mỗi mùa.
Chị Hoàng Thị Huệ, chủ cơ sở chế biến gấc kiếm 1 tỷ mỗi mùa gấc.
Chị chia sẻ, trước đó, chị làm nghề buôn đồng nát, thu mua phế liệu và
bắt đầu theo nghề thu mua và chế biến thô các sản phẩm từ gấc từ năm
2006. Ban đầu, khi có các thương lái Trung Quốc đến Hải Dương tìm mua
hạt gấc, chị đã đi xin, thu gom hạt tại các cơ sở nấu xôi và bán lại. Về
sau, khi nhiều hộ dân tại Hải Dương rộ lên trồng gấc, chị lại tìm hiểu
về chế biến thịt gấc và trở thành đầu mối thu mua, cung cấp cho các công
ty trong nước và xuất khẩu. Hiện tại, mỗi năm cơ sở của chị xuất ra
khoảng 30 tấn thịt gấc thành phẩm (tương đương 700 tấn gấc quả).
Không chọn cách trồng và bán gấc, chị Huệ trở thành đầu mối thu gom, chế biến gấc của bà con trong vùng.
Gấc sau khi bóc sẽ được đưa vào lò sấy.
Những hạt gấc căng mọng sẽ được trở liên tục cho se mặt...
... kiểm tra độ khô ...
... và tách hạt khỏi vỏ.
Xưởng chế biến của chị Huệ đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 nhân công thường xuyên, chủ yếu là nữ. Vào vụ thu hoạch cao điểm, lượng nhân công có thể lên đến gần 100 người, luôn chân luôn tay làm việc cả ngày với mức lương dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/ngày, tùy công việc bóc tách nguyên liệu hay trông lò.
Công việc trông lò sấy có lương cao hơn, do việc vất vả hơn, thường do các phụ nữ còn trẻ, nhanh nhẹn đảm nhiệm.
Việc bóc thịt gấc "nhàn" hơn một chút, ngay cả những người cao tuổi cũng có thể tham gia để có thêm đồng ra đồng vào.
Chị Huệ cho biết, vào mùa Tết nên giá gấc có cao lên so với những vụ
khác trong năm. Xưởng của chị cung cấp thịt gấc tươi cho các công ty
bánh kẹo và các gia đình để chưng dầu gấc với giá 40.000 đồng/kg, thịt
gấc sấy khô được bán cho một công ty chế biến các sản phẩm dược với giá
200.000 đồng/kg, hạt gấc được bán với giá
14.000 đồng/kg.
Ngoại trừ vỏ gấc, các phần còn lại của quả gấc đều có thể bán được.
Chị Huệ thường đổ buôn hạt gấc cho thương lái với giá 14.000 đồng/kg.
Bà chủ xưởng sản xuất cho biết, vụ Tết này gấc được mùa, giá tốt nên hứa hẹn sẽ là một vụ thắng lợi của chị.