Không tiền, không năng lực, làm sao để sống hạnh phúc? Khúc mắc nghe thật to tát, chỉ ai trí tuệ mới tỏ tường
Có câu: Hạnh phúc là cát vàng lung linh chìm xuống đáy sông sầu.
Hầu hết mọi người dành cả cuộc đời mình để loay hoay bận bịu mà không được gì cả. Thế nhưng mấy ai ngộ ra hạnh phúc lại ẩn chứa trong những điều tầm thường.
Dù “cuộc sống thật khó khăn” hay “cuộc sống không hề dễ dàng” thì từng ngày vẫn cứ trôi qua. Vậy làm sao chúng ta có thể sống thật tốt trong cuộc đời này? Câu hỏi nghe thật to tát, nhưng đâu đó cũng dễ dàng trả lời.
1. Biết đủ - tìm vui - là chính mình
Tự hỏi mình một câu: Con người sống vì mình hay vì người khác? Nếu còn sống cho người khác thì bạn quá khốn khổ, vì bạn đã trở thành nô lệ của mọi người. Nhưng nếu bạn nói sống cho chính mình thì bạn cũng rất khốn khổ, vì sẽ cô đơn, ít bè bạn.
Có thể thấy rằng cả hai câu trả lời này đều sai lệch. "Muốn sống cho mình thì trước hết phải sống cho người khác" hay "Muốn sống cho người khác thì trước tiên phải biết sống cho chính mình", cái nào cũng đúng đắn.
Do vậy, sống ở đời, chúng ta nên cố gắng để được mọi người thấu hiểu và sống vì chính mình, cố gắng cân bằng hai thứ này, chỉ như vậy mới có được sự bình yên trong tâm hồn. Tất nhiên, trên thực tế, hầu hết ai cũng không thể đạt đến mức “được là chính mình”.
Chúng ta chỉ có thể cố gắng hết sức trong giao tiếp hàng ngày với người khác bằng sự tận lực tận sức, lương tâm trong sáng và biết đủ.
Đến một lúc nào đó, rồi thì ai cũng sẽ hiểu: Hãy bằng lòng với hiện tại. Giàu, có thể an tâm sống sung túc; nghèo, không phải ghen tị với người khác, không làm chuyện gì xấu thì sống sao cũng có bình yên. Chỉ những người như vậy mới có thể là chính mình và hạnh phúc.
2. Vượt thử thách, tích phúc lành
Hãy cảm nhận thật kỹ câu này: Nếu chưa từng chịu mất mát, đau khổ thì có nghĩa là bạn không có cơ hội tích đức trong đời.
Người thông minh biết rằng chịu thiệt thòi cũng như uống thuốc bổ, bồi dưỡng cái tâm đức hạnh. Khi ai đó nói điều xằng bậy, bản thân không nói gì, thanh giả tự thanh, là biểu hiện của người sống trí tuệ.
Những trở ngại mà mỗi người phải đối mặt trong cuộc đời đều là bài học do chính mình sắp đặt từ bẩm sinh, có thể gọi là “định mệnh”. Ý nghĩa đúng đắn của định mệnh chính là những nhiệm vụ mà bạn đã sắp đặt cho mình trong cuộc đời này. Trải nghiệm, thất bại, đứng dậy, bước tiếp, mới là quá trình của định mệnh, chứ không phải tự nhiên mà có, “do ông trời sắp đặt”.
Nếu bạn chưa 50 tuổi thì đừng tự tin nói rằng bản thân đã thấu hiểu cuộc đời này. Sau cùng ngẫm nghĩ lại, bạn sẽ thấy rằng tất cả những điều xui rủi hay may mắn, thành hay bại đã qua, đều sẽ diễn ra một cách tự nhiên, không phải ngẫu nhiên, đều là kết quả của quá trình nỗ lực và thái độ sống của chính bạn.
Dung dị với mọi thứ, kể cả tương lai. Chính vì không biết cuối cùng điều gì sẽ xảy ra, bạn mới phải làm việc chăm chỉ, nếu biết trước tất cả, liệu con người có đủ động lực để tôi luyện bản thân?
Cuộc sống là một quá trình rèn luyện. Tu dưỡng phẩm đức trong mọi hoàn cảnh là mục tiêu chung của chúng ta trong cuộc sống. Mọi thứ khác chỉ là phương tiện, công cụ, quá trình, chứ không phải kết quả.
Chỉ khi bạn có thể chịu đựng được thử thách, bạn mới có thể nếm trải đủ loại đắng cay ngọt bùi và trở nên giỏi giang hơn.