Không ăn thịt đỏ cũng có thể bị ung thư trực tràng: Hãy cảnh giác với những lý do này
Ngoài chế độ ăn nhiều thịt đỏ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa trọng lượng, tập thể dục và nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh Mỹ (CDC), nguy cơ mắc ung thư trực tràng (hay ung thư đại trực tràng , ung thư ruột kết) tăng lên theo độ tuổi. Hơn 90% trường hợp mắc ung thư đại tràng xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
Theo các chuyên gia từ tổ chức Ung thư Đại tràng Úc thì ăn nhiều thịt đỏ "thực sự" làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng . Theo tổ chức Ung thư Đại tràng Úc, ung thư đại tràng ảnh hưởng tới phụ nữ và đàn ông theo tỷ lệ ngang nhau, và đang có xu hướng tăng lên ở những người dưới 50 tuổi.
Chuyên gia dinh dưỡng học Mitchell-Paterson của tổ chức trên cho biết, nguy cơ ung thư phụ thuộc nhiều vào lượng thịt chúng ta tiêu thụ.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển polyp đại trực tràng hoặc ung thư đại trực tràng.
Một số yếu tố liên quan đến chế độ sinh hoạt đã được chứng minh là có liên quan đến ung thư đại trực tràng. Thực tế, ngoài chế độ ăn nhiều thịt đỏ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa trọng lượng, tập thể dục và nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ăn nhiều thịt đỏ "thực sự" làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng .
Yếu tố tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng có thể thay đổi được
1. Thừa cân hoặc béo phì
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. Thừa cân, đặc biệt là ở những người có vòng eo lớn có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng ở cả 2 giới nam và nữ, nhưng yếu tố này cao hơn ở nam giới.
2. Không hoạt động thể chất
Những người thiếu hoạt động thể chất thường có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn. Các hoạt động thể chất có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiều loại bệnh ung thư.
3. Chế độ ăn uống
Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, chế độ ăn nhiều thịt bỏ (gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu hoặc gan) và các loại thịt chế biến (xúc xích, thịt hun khói) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Nấu ăn ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) có thể sinh các hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được điều này có thể làm tăng bao nhiêu % nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ngoài việc ăn nhiều thịt đỏ, chế độ ăn nhiều rau, hoa quả và chất xơ có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
4. Hút thuốc lá
Những người hút thuốc lá thời gian dài có nhiều nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và tử vong do ung thư đại trực tràng hơn so với những người không hút thuốc lá. Hút thuốc là cũng được biết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi, nhưng nó cũng có liên quan đến một số bệnh ung thư khác như ung thư đại trực tràng.
5. Nghiện rượu
Ung thư đại trực tràng cũng có liên quan đến tình trạng sử dụng đồ uống có cồn. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên hạn chế uống 1 ly mỗi ngày và 2 ly đối với nam giới để giảm nguy cơ nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Nếu bạn có các thành viên trong gia đình mắc phải các polyp hạch cũng liên quan đến nguy cơ ung thư ruột già cao hơn.
Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
Trên đây là 5 yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống có thể thay đổi được. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, bao gồm tuổi tác; Người có tiền sử mắc polyp đại trực tràng hoặc ung thư đại trực tràng; Người có tiền sử mắc viêm ruột; Tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến.
1. Tuổi tác
Nguy cơ ung thư đại trực tràng tỷ lệ thuận theo độ tuổi của bạn. Tuy nhiên, người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh dù bệnh thường gặp ở những đối tượng trên 50 tuổi.
2. Người có tiền sử mắc polyp đại trực tràng hoặc ung thư đại trực tràng
Nếu mà bạn có tiền sử mắc polyp đại trực tràng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng rất cao. Điều này đặc biệt đúng với những bệnh nhân mắc nhiều polyp trực tràng hoặc có nhiều polyp trực tràng.
Những người có tiền sử bị ung thư đại trực tràng dù đã được chữa khỏi vẫn có nhiều khả năng phát triển khối u ung thư mới ở các vị trí khác của đại tràng và trực tràng.
3. Người bị bệnh viêm ruột hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm ruột
Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm cả viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên.
4. Tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến
Cứ 1 trong 5 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng thì có tới 1 người khác trong gia đình mắc bệnh ung thư nói trên. Những người có người thân tiền sử ung thư đại trực tràng (cha mẹ, anh chị em hoặc con) sẽ có nguy mắc bệnh rất cao.
Nguy cơ thậm chí còn cao hơn nếu người đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi họ dưới 45 tuổi hoặc có nhiều hơn một người họ hàng bị bệnh.
Các nhà khoa học chưa xác định được nguy cơ rõ ràng trong trường hợp này. Tuy nhiên, ung thư có thể "lây truyền trong gia đình" do gen di truyền kèm theo các yếu tố môi trường hoặc một số yếu tố kết hợp khác.
Nếu bạn có các thành viên trong gia đình mắc phải các polyp hạch cũng liên quan đến nguy cơ ung thư ruột già cao hơn. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bắt đầu sàng lọc ung thư trước 50 tuổi.
5. Mắc hội chứng di truyền
Khoảng 5-10% những người bị ung thư đại trực tràng thừa hưởng đột biến gen có thể gây ra hội chứng ung thư gia đình.
(Ảnh minh họa)
Các hội chứng di truyền phổ biến nhất có liên quan đến ung thư đại trực tràng là hội chứng polyp nội nhãn gia đình (FAP) và hội chứng Lynch (ung thư kết tràng không-polyposis di truyền hoặc HNPCC), nhưng các hội chứng hiếm gặp khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
6. Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2
Những người bị tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng. Cả 2 loại bệnh tiểu đường tuýp 2 và ung thư đại trực tràng đều có cùng một số yếu tố nguy cơ như thừa cân, không hoạt động thể chất.
Nhưng ngay cả sau khi tính cả những yếu tố này, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh, họ cũng có xu hướng tiên lượng kém hơn sau khi chẩn đoán.
Ngoài ra, làm ca đêm cũng được xem là một trong những yếu tố nguy cơ nhưng không rõ ràng đối với bệnh ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, làm ca đêm thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia cho rằng, điều này có thể là do sự thay đổi mức melatonin (hormone phản ứng với sự thay đổi ánh sáng) trong cơ thể.