Khốn khổ vì vợ quá sạch
Vốn tính chỉn chu nên khi yêu Vân – mẫu phụ nữ sạch sẽ, anh cứ ngỡ mình sẽ hạnh phúc. Nào ngờ mọi mâu thuẫn đều bắt nguồn từ bản tính ‘sạch từng centimet’ của vợ.
Hễ đi làm thì thôi, chứ khi đã về nhà là Vân hì hụi lau lau, chùi chùi. Dù nhà đã có người giúp việc nhưng theo Vân: “Tự tay mình lau, nó mới sạch vi trùng”. Nói là làm, Vân lụi cụi lau nhà từ tầng 1 lên tầng 2, rồi cô đảo một lượt từ tầng 2 xuống tầng 1.
Sau khi dành thời gian “thẩm định” việc rửa rau, vo gạo, cọ nồi của cô giúp việc trong bếp, Vân sẽ tự tay hoàn tất bữa cơm chiều. Có hôm chờ được bữa cơm “vô trùng” của vợ, Hoàn thở hắt không ra hơi.
Sau khi dành thời gian “thẩm định” việc rửa rau, vo gạo, cọ nồi của cô giúp việc trong bếp, Vân sẽ tự tay hoàn tất bữa cơm chiều. Có hôm chờ được bữa cơm “vô trùng” của vợ, Hoàn thở hắt không ra hơi.
Những dịp nhà có khách, tuy miệng Vân vẫn tươi cười đón khách nhưng Hoàn thừa biết, mắt vợ không rời khỏi đôi giày, đôi dép của khách xem chúng có lấm bùn để vợ còn lấy khăn cho khách lau giày. Nếu khách sơ ý đi cả giày vào nhà, Vân sẽ nhanh miệng nhắc nhở.
Khách vừa bước từ phòng ngoài vào phòng tắm là Vân vớ lấy cái lau nhà, vệ sinh luôn đoạn đường khách vừa bước qua. Vì thế mà có lần, chị gai Hoàn dưới quê lên chơi, tự ái mãi vì vừa bước vào cửa là em dâu yêu cầu đi rửa chân.
Khách vừa bước từ phòng ngoài vào phòng tắm là Vân vớ lấy cái lau nhà, vệ sinh luôn đoạn đường khách vừa bước qua. Vì thế mà có lần, chị gai Hoàn dưới quê lên chơi, tự ái mãi vì vừa bước vào cửa là em dâu yêu cầu đi rửa chân.
Đến đám anh em bạn hữu của Hoàn cũng ngại chẳng dám đến nhà anh chơi vì không chịu nổi cái cách phải để rác đúng nơi quy định sau khi ăn hoa quả hay nguyên tắc luôn đặt cốc nước trên miếng lót cốc của vợ Hoàn.
Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội) ngủ không yên vì phương châm “giường sạch thì mát” của vợ. Dù Thắng còn nằm lăn ra ngủ thì Dương – vợ anh cũng phải dựng chồng dậy cho bằng được để lấy chỗ lau giường. Có hôm ngồi chờ vợ vệ sinh giường chiếu xong, Thắng tỉnh cả ngủ. Khổ nhất là những lúc “máu yêu”, Thắng cố “khơi gợi” thì kiểu gì vợ cũng “hoãn”, bảo: “Phải lau sạch giường chiếu trước”, rồi vợ chồng phải đánh răng, súc miệng, vệ sinh cơ thể… Hoàn thành thủ tục cũng là lúc Thắng hết thú yêu đương.
Sạch sẽ một cách hợp lý và nhận biết khi có bệnh lý
Sạch sẽ là đức tính cần thiết của phụ nữ nhưng cái gì quá liều cũng khiến người bạn đời “hoảng loạn”. Bản tính sạch sẽ thường kéo theo những nguyên tắc có phần cứng nhắc trong gia đình, ví như ăn phải thế nào, ở phải ra sao…. Những thói quen này lâu dần sẽ định hình trong đời sống thường ngày nên khó sửa đổi. Lúc đó, người vợ trở thành cầu toàn, muốn cái gì cũng phải sạch sẽ, thơm tho, chỉn chu, hoàn hảo… và gây khó chịu cho chồng. Vì thế, việc người vợ biết cách tự sửa đổi, làm sao giảm độ sạch sẽ để chồng không cảm thấy bức bối là điều cần bàn bạc trực tiếp với chồng.
Phần lớn người vợ sạch là do bản chất và thói quen sinh hoạt nhưng cũng có số ít trường hợp là do rối loạn tâm lý (chứng Obsessive-Compulsive Disorder). Tuy giả thuyết này chưa được làm sáng tỏ nhưng các chuyên gia tâm lý gợi ý, chứng bệnh quá sạch có thể bắt nguồn từ ám ảnh vi trùng và bụi bẩn. Tức là người bệnh bị thôi thúc phải làm một cái gì lặp đi lặp lại (lau nhà liên tục, giặt đồ liên tục...). Nếu không được hành động theo lệ thường, họ sẽ bực bội, cáu kỉnh, bất an (mất cân bằng tâm lý). Trường hợp này, người trong cuộc và ngay cả bản thân người bị rối loạn tâm lý cũng khó nhận biết được mình đang mắc bệnh. Cho nên, người trong cuộc nên tự đánh giá xem mình có mắc bệnh sạch sẽ không hoặc người còn lại nếu phát hiện những bất thường ở người bạn đời thì nên tìm cách trao đổi và tìm đến trợ giúp của bác sĩ tâm lý.
Theo Mẹ&bé