Khóc, lườm, rồi gào thét - Hài hước những pha phản ứng của con khi nhà có thêm em cũng là lời nhắc nhở cha mẹ

An Nhiên,
Chia sẻ

Đa phần phản ứng của các bé sẽ là tiêu cực khi biết mình có thêm em nhưng mỗi đứa trẻ lại có phản ứng khác nhau, và nhìn chúng, không ai nhịn nổi cười.

embe-1

Trông nét mặt ông anh trai rất căng thẳng khi ôm em mới sinh của mình vì thấy em khóc. Sau khi đã quen với em một lúc, cậu bé mới thoải mái hơn khi bế.

embe-10

Ông anh cả mắt gườm gườm, tay thủ thế như sợ ai bảo hãy thử bế em.

embe-11

Ông anh đẹp trai lăn ra ăn vạ khi thấy bố mẹ chỉ quan tâm tới em.

embe-2

Cậu bé này thì bật khóc ngon lành khi nghe mẹ báo tin mình sắp có thêm em nữa.

embe-3

Cô chị cả sốc thật sự khi được bố mẹ cho tới gặp em mới sinh trong bệnh viện và biết rằng bố mẹ không đùa khi họ nói cô sắp lên chức chị.

embe-4

Cô bé không tỏ ra hào hứng gì khi bế em, mọi người xem ảnh đều cho rằng cô chị bị bắt bế em để chụp ảnh.

embe-5

Trong khi anh trai tươi cười chụp ảnh cùng bố mẹ và em bé mới sinh thì cô chị giữa mặt mũi hậm hực, lườm cháy máy ảnh khi chụp với em bé.

embe-6

Cô chị khó chịu ra mặt khi lần đầu tới thăm em bé tại bệnh viện lúc em mới chào đời.

embe-7

Ông anh này thì mắt tròn mắt dẹt, hai tay xòe ra không chịu ôm em.

embe-8

Nhờ chị trông em một lúc và kết cục là như thế này đây.

embe-9

Cô chị mất hết bình tĩnh, hét vào mặt em khi phải chụp ảnh gia đình với thành viên mới.

Để tránh rơi vào trường hợp dở khóc, dở cười như những bức hình trên, các bậc cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý thật tốt cho những bé lớn khi gia đình chuẩn bị đón thêm thành viên mới.

- Trước khi em bé ra đời, bạn nên nói chuyện với con về việc gia đình sắp đón thêm thành viên mới. Tùy theo từng độ tuổi sẽ giải thích cho con về quá trình lớn lên và ra đời của một em bé. Rồi nhờ con giúp sắp xếp quần áo đồ đạc cho em mới sinh để tăng thêm sự gắn kết giữa hai anh/chị em.

- Hãy nói cho con hiểu rằng vì em bé mới sinh nên đa phần thời gian em sẽ chỉ ăn, ngủ và khóc. Nhưng lớn lên chút nữa, em sẽ làm bạn cùng con, chơi với con và con sẽ rất vui khi có bạn chơi cùng.

- Những người trong gia đình không nên đào sâu vào tính sở hữu vốn có của mỗi đứa trẻ khi nói kiểu: Có em bé con sẽ bị ra rìa, Bố mẹ sẽ yêu em bé hơn nếu con không ngoan. Làm như vậy sẽ chỉ càng khiến bé không yêu em ruột của mình.

Ở mỗi một độ tuổi, bạn nên áp dụng cách giải thích khác nhau để cho con mình hiểu và sẽ thấy yêu em bé sắp chào đời:

Với trẻ dưới 2 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi nhỏ thế này sẽ không hiểu ý nghĩa của việc có thêm em bé. Bạn chỉ cần đơn giản nói cho con biết gia đình sắp có thêm thành viên mới và cho xem hình ảnh những em bé xinh xắn để tăng thêm hào hứng chuẩn bị có em.

Với trẻ từ 2-4 tuổi: Ở tuổi này, trẻ vẫn khá bám bố mẹ và cảm thấy ghen tị khi phải chia sẻ sự quan tâm của bố mẹ với em bé mới sinh. Bạn nên giải thích cho bé biết rằng em còn rất nhỏ nên cần nhiều sự quan tâm chăm sóc của mọi người. Khuyến khích con cùng chăm em bằng cách đưa con đi mua đồ và nên mua cho con một món đồ chơi nào đó trong lần đi mua sắm đó.

Với trẻ ở tuổi đi học (từ 6 tuổi trở lên): Trẻ ở tuổi này vẫn còn cảm giác ghen tị khi em bé đã thu hết mọi sự chú ý của bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Để giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực của con, các bậc cha mẹ nên dùng những câu nói khuyến khích và nhấn mạnh vào lợi ích khi con lớn hơn hẳn em. Ví dụ như con lớn hơn em nên con sẽ được đi ngủ muộn hơn và nhờ con trông em giúp để con cảm thấy có trách nhiệm và khẳng định "cái tôi" của mình.

Cho dù con bạn có ở tuổi nào, để các bé lớn không cảm thấy ghen tị, thậm chí ghét em, điều quan trọng nhất mà các bố mẹ cần nhớ là phải quan tâm để con không cảm thấy bị bỏ rơi, hụt hẫng.

Bạn không nên cố gắng uốn nắn con phải như thế này, thế kia để bắt con thay đổi những cảm xúc tiêu cực đối với em bé mới sinh. Tốt nhất là bạn chỉ cần hiểu và chấp nhận mọi cảm xúc của con mình lúc đó.

Chia sẻ