Khi cơ thể thiếu máu trầm trọng sẽ có 4 dấu hiệu xuất hiện rất rõ trên khuôn mặt của bạn: Hãy cải thiện ngay trước khi cơ thể bạn thêm ốm yếu, mệt mỏi

D.D,
Chia sẻ

Thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, khả năng lao động giảm... Chính vì vậy bạn cần cải thiện sớm nếu có dấu hiệu cảnh báo tình trạng này.

Máu không phải là cơ quan nội tạng, mà là một “tổ chức di động” có vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người. Nếu thiếu máu, trẻ em sẽ kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Phụ nữ bị thiếu máu sẽ dễ mệt mỏi, khả năng lao động giảm, năng suất lao động thấp. Bà bầu bị thiếu máu dễ bị sẩy thai, đẻ non...

Nguyên nhân gây thiếu máu thường là do lượng sắt dung nạp không đủ. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (Việt Nam), sắt là một chất khoáng cần thiết cho quá trình tạo máu. Sắt tạo ra hemoglobin - một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp máu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận ra cơ thể mình đang bị thiếu máu.

Khi cơ thể thiếu máu sẽ xuất hiện 4 dấu hiệu này trên khuôn mặt

Khi cơ thể thiếu máu trầm trọng sẽ có 4 dấu hiệu xuất hiện rất rõ trên khuôn mặt của bạn: Hãy cải thiện ngay trước khi cơ thể bạn thêm ốm yếu, mệt mỏi - Ảnh 1.

1. Khuôn mặt xanh xao

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thiếu sắt phổ biến nhất. Khi thiếu sắt, cơ thể không có đủ hemoglobin vì vậy lượng oxy đến các mô và cơ sẽ ít hơn. Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy cho cơ thể, điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Bên cạnh đó, hemoglobin trong các tế bào hồng cầu làm cho máu có màu đỏ, thiếu sắt làm cho máu ít đỏ hơn. Đó là lý do tại sao những người bị thiếu sắt thường có làn da ít hồng hào, khỏe mạnh, thay vào đó là triệu chứng xanh xao, nhợt nhạt.

Khi cơ thể thiếu máu trầm trọng sẽ có 4 dấu hiệu xuất hiện rất rõ trên khuôn mặt của bạn: Hãy cải thiện ngay trước khi cơ thể bạn thêm ốm yếu, mệt mỏi - Ảnh 2.

Những người bị thiếu sắt thường có làn da ít hồng hào, khỏe mạnh, thay vào đó là triệu chứng xanh xao.

2. Cảm thấy khó thở

Hemoglobin trong sắt cho phép các tế bào hồng cầu của bạn mang oxy đi khắp cơ thể. Như vậy có thể thấy, lượng hemoglobin càng thấp thì nồng độ oxy trong cơ thể càng thấp và cuối cùng gây khó thở.

Nếu bạn cảm thấy khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày mà trước đây bạn cảm thấy dễ dàng, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục, thì có thể bạn đang thiếu máu trầm trọng.

3. Da và tóc khô

Da và tóc khô, hư tổn có thể là dấu hiệu của thiếu máu. Nguyên nhân là vì cơ thể bạn thiếu sắt, nó sẽ ưu tiên chuyển lượng oxy hạn chế của nó đến các chức năng quan trọng hơn. Khi da và tóc bị thiếu oxy, nó có thể trở nên khô và yếu.

Rụng tóc khi gội hoặc chải đầu là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu bạn bị rụng thành từng mảng hoặc nhiều hơn bình thường thì có thể là do thiếu sắt.

Khi cơ thể thiếu máu trầm trọng sẽ có 4 dấu hiệu xuất hiện rất rõ trên khuôn mặt của bạn: Hãy cải thiện ngay trước khi cơ thể bạn thêm ốm yếu, mệt mỏi - Ảnh 3.

Da và tóc khô, hư tổn có thể là dấu hiệu của thiếu máu.

4. Sưng, đau ở lưỡi và miệng

Đôi khi chỉ cần nhìn vào bên trong hoặc xung quanh miệng cũng có thể cho bạn biết liệu bạn có đang bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Nếu bỗng dưng lưỡi của bạn bị sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc nhẵn một cách lạ thường... thì nguyên nhân rất có thể là do thiếu sắt.

Khi thiếu sắt, lượng hemoglobin thấp có thể khiến lưỡi trở nên nhợt nhạt, trong khi lượng myoglobin (một protein trong các tế bào hồng cầu) thấp hơn có thể khiến lưỡi bị đau, trơn và sưng. Ngoài ra, thiếu sắt cũng có thể gây khô miệng, tạo nên vết nứt đỏ đau ở khóe miệng hoặc loét miệng.

Chúng ta cần làm gì khi cảm thấu bản thân thiếu máu

Theo Healthline, nếu bạn cảm thấy cơ thể đang thiếu máu, thiếu sắt thì nên thực hiện những việc dưới đây:

- Gặp bác sĩ:

Nếu bạn nghĩ rằng mình đang có dấu hiệu hoặc triệu chứng của thiếu sắt, bạn nên đến gặp bac sĩ để được thăm khám. Bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm máu để xem bản thân có thật sự bị thiếu máu hay không. Nếu bác sĩ xác nhận bạn bị thiếu sắt, bạn sẽ được chỉ định bổ sung sắt hoặc thay đổi chế độ ăn uống.

- Ăn thực phẩm giàu chất sắt

Nếu bác sĩ cho rằng tình trạng thiếu sắt của bạn có thể do chế độ ăn uống, thì bữa ăn của bạn nên có những thực phẩm sau: Thịt đỏ, thịt gia cầm, rau bina, cải xoăn, trái cây khô, các loại đậu, hải sản, quả hạch, khoai tây...

- Uống bổ sung sắt nếu bác sĩ của bạn đề nghị

(Nguồn: Healthline/ Simplemos)

Chia sẻ