Khi bị táo bón mà làm những điều sau thì hậu quả sẽ càng tồi tệ hơn
Để phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì khi bị táo bón bạn cần tránh một số điều sau.
Hầu như ai cũng từng gặp những tình huống khó khăn liên quan đến đường ruột. Trong thực tế, hiện tượng táo bón xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ: Theo Quỹ Sức khỏe Phụ nữ, hơn 4 triệu người Mỹ thường xuyên bị táo bón. Và phụ nữ có tỷ lệ bị táo bón gấp 3 lần nam giới. Một số bác sĩ suy đoán có thể do ruột dài, nêu bị xoắn thì có nguy cơ chặn hệ tiêu hóa.
"Táo bón nặng không chỉ gây khó chịu, mà còn có thể dẫn đến tắc nghẽn ruột già - Lee Ann Chen, chuyên gia về ruột và dạ dày tại Trung tâm y tế NYU Langone cho biết.
Để phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì khi bị táo bón bạn cần tránh một số điều sau:
1. Ăn đồ chế biến sẵn
Nếu bạn muốn hệ thống "ống nước" bên trong thông suốt, bạn phải ăn đúng loại thực phẩm. Ai cũng biết thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo, làm chậm tiêu hóa và góp phần gây táo bón. Tuy nhiên, theo Toyia James-Stevenson, Bác sỹ chuyên khoa ruột và dạ dày ở ĐH Y tế Indiana, chúng ta nạp với fructans-carbohydrate cải thiện tuổi thọ từ các loại thực phẩm đóng gói nhưng phá hủy quá trình tiêu hóa tự nhiên.
Đó là bởi vì ruột của chúng ta không có các enzyme cần thiết để phá vỡ chúng đúng cách. Fructans được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như bánh mỳ, mỳ ống và bánh quy giòn. Đây là những sản phẩm có thể gây ra triệu chứng GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm. Thực phẩm sau khi ăn vào sẽ được tiêu hóa, hấp thu vào máu và làm tăng đường huyết) như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và ợ khí.
2. Uống rượu bia hoặc đồ uống có caffeine
"Uống rượu ngăn chặn các hormone chống lợi tiểu (ADH) và nó gây lợi tiểu. Mà đi tiểu nhiều có thể dẫn đến mất nước, gây ra các triệu chứng táo bón nặng hơn. Tương tự như vậy, caffein là một chất kích thích có thể gây ra tác dụng ngược lại, đó là gây ra bệnh tiêu chảy ở một số người" - Bhavesh Shah, bác sỹ, giám đốc y tế của khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế Memorial ở Long Beach nói.
James-Stevenson cho biết: Nếu bạn muốn uống nước có nhiều vị thì có thể chọn nước ép, những loại nước ép sẽ giẩm nguy cơ táo bón nặng.
3. Ăn uống nhiều sản phẩm từ sữa
Khi đang bị táo bón mà ăn uống các sản phẩm từ sữa thì càng khiến bạn khó chịu hơn. "Những triệu chứng khó chịu là do thiếu các enzyme lactase cần thiết trong ruột để phá vỡ lactose có trong sữa thành các loại đường đơn giản giúp ruột non dễ hấp thụ. Các sản phẩm sữa có nhiều chất lactose bao gồm sữa bò, kem, pho mát…" - James-Stevenson cho biết.
Nếu vẫn muốn dùng những sản phẩm từ sữa thì có thể lựa chọn những sản phẩm thay thế có hàm lượng lactose thấp như sữa lactose-free, pho mát ‘cứng, sữa chua…
4. Không tập thể dục
"Ít vận động hoặc ít các hoạt động thể chất là một yếu tố chính dẫn đến nguy cơ gây táo bón.Điều này lý giải là do chuyển động ruột giảm và lưu lượng máu vào ruột ít" - James-Stevenson nói.
"Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm hệ thống tiêu hóa và làm tăng sự trao đổi chất. Bất kỳ loại hình thể dục nào cũng hữu ích trong việc chống lại chứng táo bón. Một số loại hình được kể tên như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội..." - Shah nói.
5. Uống thuốc bổ sung sắt hoặc canxi
"Sắt và canxi có thể gây táo bón, vì chúng có thể làm chậm các cơn co thắt của hệ thống tiêu hóa" - Joann Kwah, Bác sỹ, chuyên gia ruột và dạ dày, trợ lý giáo sư y khoa tại Trung tâm y tế Montefiore ở New York cho biết.
Nhưng dùng các thuốc sắt và canxi cũng cần thận trọng vì có thể gây ra các tác dụng phụ trong ruột hoặc thay đổi khả năng dung nạp chất trong các hệ thống. Vì vậy, trước khi dùng, bạn có thể hỏi bác sỹ để có lựa chọn đúng đắn nhất.
6. Dùng thuốc giảm đau
Nếu bạn dùng thuốc giảm đau hàng ngày mà đang bị táo bón thì cũng cần lưu ý đến loại thuốc. Một số loại thuốc có thể càng làm chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn - James-Stevenson nói.
Một phương pháp có thể thay đổi tình trạng tốt nhất và nên làm là tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định chọn loại thuốc nào.
7. Dùng thuốc nhuận tràng quá liều
Những loại thuốc nhuận tràng có thể có vẻ giống như cây đũa thần cho chứng táo bón, nhưng không phải tất cả các loại thuốc đều giống nhau và nếu dùng quá liều thì có thể hại nhiều hơn lợi. Một tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm ruột có thể mất khả năng co bóp dẫn đến sự mất cân bằng điện giải, co giật, rối loạn nhịp tim, đau nhức cơ bắp, và nhiều hơn nữa - Shah nói.
Để được an toàn, hãy làm theo các hướng dẫn liều dùng trên hộp và không sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào hơn 1 hoặc 2 tuần mà không có sự chỉ nói với bác sỹ. Họ có thể khuyên bạn nên dùng một loại khác nếu loại bạn dùng không có tác dụng.
(Nguồn: WomenHealth)