Hiệu trưởng ĐH Thanh Hoa: Cha mẹ nói với con 4 ĐIỀU này mỗi tối, đảm bảo tương lai con rộng mở thênh thang
Trước khi con chìm vào giấc ngủ, cha mẹ hãy dành thời gian cùng con trao đổi những điều dưới đây.
Trên thực tế, các bậc phụ huynh rất chú trọng đến điểm số, kết quả học tập mà đôi khi bỏ quên những cảm xúc của con, đặc biệt là khi con bước vào tuổi dậy thì. Việc cha mẹ trò chuyện, trao đổi với con về vấn đề trong một ngày rất quan trọng. Điều này giúp gắn kết tình cảm gia đình, con sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được cha mẹ quan tâm. Và cha mẹ cũng nắm được mọi vấn đề đang diễn ra xung quanh con, từ đó có cách giải quyết phù hợp.
Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa, ông Chen Jining đã đưa ra lời khuyên: "Cha mẹ chú ý nói với con 4 điều này mỗi tối, đảm bảo con có tương lai tươi sáng, rộng mở vô cùng".
Ông Chen Jining.
1. Trao đổi về trải nghiệm trong ngày của trẻ
Sau khi trẻ về nhà, cha mẹ có thể trao đổi những việc đã thực hiện trong ngày trước khi đi ngủ. Tuy cha mẹ bận công việc nhưng hãy dành một ít thời gian giao tiếp với con cái. Đây là điều rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy con.
Khi giao tiếp với con, cha mẹ có thể hỏi về những điều con thực hiện trong ngày, tâm trạng, cảm xúc ngày hôm đó. Từ những câu chuyện vụn vặt, cha mẹ sẽ có cách giáo dục con phù hợp. Chẳng hạn như nếu con chia sẻ, hôm nay cô giáo kể chuyện về những em nhỏ ở miền núi đi học rất vất vả. Vì nhà xa, địa hình hiểm trở, các em phải đi bộ đến trường nhưng chưa bao giờ để muộn học.
Từ câu chuyện trên, phụ huynh hãy để con nêu suy nghĩ về sự nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Việc trò chuyện mỗi tối sẽ giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái gắn kết, gần gũi hơn. Đồng thời, trẻ có nhiều bài học quý giá dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.
2. Cung cấp giải pháp cho những rắc rối của trẻ
Rắc rối là vấn đề chung mà những đứa trẻ thường gặp phải khi đi học. Vì vậy, cha mẹ cần lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc và đưa ra lời khuyên hữu ích cho con. Việc trò chuyện với con mỗi tối cũng giúp cha mẹ nắm được tình hình, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời. Trong nhiều trường hợp, khả năng đối phó và xử lý vấn đề của trẻ còn hạn chế.
Cha mẹ hãy bắt đầu câu chuyện bằng câu hỏi: "Hôm nay con có điều gì muốn cha và mẹ giúp không?". Nếu trẻ hào hứng kể về quá trình giải quyết vấn đề, hãy dành lời khen ngợi cho trẻ. Ngược lại, nếu trẻ đang buồn bực, loay hoay không biết làm thế nào thì cha mẹ hãy đưa ra lời khuyên hữu ích. Đồng thời cha mẹ cần bày tỏ rằng bản thân luôn sẵn sàng để nghe những tâm sự của con.
3. Đánh giá hiệu quả công việc của trẻ
Cha mẹ có thể hỏi con mình cảm thấy đã trải qua ngày hôm nay như thế nào. Hãy giúp con lập một bản tóm tắt ngắn gọn về hiệu suất công việc/hoạt động trong ngày. Từ đó sẽ đánh giá được năng suất, điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp khắc phục. Khi con làm tốt, cha mẹ cần dành lời khen ngợi để trẻ vui vẻ, phấn khởi. Nếu con làm sai, hãy nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng.
Việc lập ra bảng hiệu suất sẽ giúp con tiến bộ vượt bậc. Sau một ngày hoạt động, con sẽ nhìn vào bảng và tự đánh giá được công việc. Đây là cách giúp con học hỏi, nỗ lực để trưởng thành hơn trong cuộc sống. Cha mẹ có thể gợi ý cho con trang trí bảng hiệu suất bằng các hình vẽ ngộ nghĩnh, hình dán dễ thương giúp con tràn đầy năng lượng tích cực, hứng thú làm việc cho ngày hôm sau.
4. Lắng nghe những suy nghĩ của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều có ý kiến riêng. Việc cha mẹ cần làm là mở rộng cánh cửa trái tim của con bằng cách luôn bình tĩnh, nhẹ nhàng khi con tâm sự. Sau mỗi câu chuyện, cha mẹ hãy đặt một số câu hỏi cho con như: "Điều này có ý nghĩa gì?", "Con có hài lòng trước việc xảy ra hôm nay không?", "Con nghĩ đâu là điểm tốt, đâu là thiếu sót?",…
Đây là lúc trẻ trình bày nhận thức, bày tỏ ý kiến, quan điểm bản thân. Và trẻ sẽ rất hứng thú, hạnh phúc khi được cha mẹ tôn trọng, lắng nghe. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ là người có suy nghĩ thấu đáo, chín chắn, luôn đưa ra quyết định đúng đắn trước các vấn đề.