Những đứa trẻ có triển vọng tương lai thuộc THỨ HẠNG này trong lớp: Bất ngờ nhất là kiểu số 3, nhiều cha mẹ khấp khởi mừng thầm
Những đứa trẻ có điểm số không cao chưa hẳn sẽ thất bại trên đường đời.
Hầu hết các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm đến kết quả học tập của con. Trong mắt nhiều người, chỉ có những học sinh loại giỏi mới có triển vọng trong tương lai. Còn học sinh có điểm trung bình khó gặt hái được thành công. Để giúp con có triển vọng hơn, các bậc phụ huynh đã nghĩ ra nhiều cách thức giúp con cải thiện điểm số.
Chẳng hạn như nhiều cha mẹ muốn con học tốt Tiếng Anh nên chăm chỉ giao tiếp với con từ khi còn nhỏ. Khi con lớn lên, họ tiếp tục đăng ký cho con học các lớp như: Lớp phụ đạo, lớp nâng cao, lớp năng khiếu,… Với kiểu giáo dục này, trẻ thường học rất giỏi vào năm cấp 1, cấp 2, có thành tích nổi trội hơn so với bạn khác. Trong mắt phụ huynh, những đứa trẻ ấy chắc chắn sẽ có một tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên, một giáo viên công tác lâu năm cho biết: "Những học sinh học giỏi ở cấp 1 và cấp 2 vẫn có nguy cơ "đuối" khi lên cấp 3. Khi vào cấp 3, nhà trường sẽ phân lớp theo chuyên ngành, khối học, đòi hỏi sự tự giác, sáng tạo của học sinh. Vì thế, nhiều em mất đi lợi thế, dẫn đến điểm số bị tụt giảm. Các em cảm thấy mệt mỏi, áp lực và không chấp nhận được sự thật này".
Nhưng điểm số có thực sự quan trọng? Những học sinh đạt điểm cao khi còn nhỏ liệu có công việc tốt khi trưởng thành? Ngược lại, nhiều em có điểm số không nổi bật nhưng vẫn có sự nghiệp phát triển. Dưới đây là những đứa trẻ có cơ hội thành công trong tương lai.
Học sinh xếp thứ hạng cao và có tính tự giác: Những đứa trẻ xếp hạng top đầu ở lớp và có tính kỷ luật, tự giác thường đạt thành công khi trưởng thành. Trẻ sẽ hình thành phương pháp học tập khoa học để duy trì điểm số ổn định. Những đứa trẻ này có cơ hội trúng tuyển vào các trường danh tiếng. Tính tự giác, tự lập sẽ theo trẻ khi chúng trưởng thành, có việc làm và tổ ấm riêng.
Học sinh có điểm trung bình/khá nhưng điểm số rất ổn định: Những đứa trẻ này tuy có điểm trung bình hoặc khá nhưng luôn duy trì được ổn định. Trẻ không nổi bật nhưng vẫn có thể đỗ vào các trường đại học tầm trung. Khi lựa chọn công việc sau này, chúng nghiêng về công việc có tính ổn định cao như: công chức, nhân viên văn phòng,… Loại công việc này tuy không giúp bản thân giàu sang phú quý nhưng có vị thế trong xã hội. Nếu nghiêm túc làm việc, ham học hỏi thì đây cũng là công việc triển vọng.
Học sinh bị điểm kém nhưng có tư duy linh hoạt, sáng tạo: Một số học sinh bị điểm kém, học ở những ngôi trường không nổi tiếng, thậm chí chỉ học cao đẳng nhưng vẫn có triển vọng. Tuy kết quả học tập không cao nhưng trẻ có tư duy nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo vẫn tìm được cơ hội kinh doanh mà người khác không thấy.
Nhiều phụ huynh bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của điểm số. Họ quan tâm quá nhiều đến điểm thi, thứ hạng của con. Vì muốn con đạt kết quả tốt, họ sẵn sàng đăng ký cho con đi học thêm ở nhiều nơi, không cho con có thời gian thư giãn, giải trí.
Trên thực tế, quan niệm giáo dục này rất sai lầm và cực đoan. Việc cha mẹ đặt nặng thành tích hay thứ hạng sẽ gây nguy hại cho sự trưởng thành của trẻ. Trẻ sẽ mất khả năng sáng tạo, tư duy nhạy bén. Vì thế, cha mẹ nên rèn luyện thói quen học tập tốt, sự sáng tạo và tính tò mò cho trẻ.