Hạnh phúc giả tạo của người vợ có chồng giàu
Nhìn bề ngoài, ai cũng bảo tôi sướng, bảo tôi chuột sa chĩnh gạo nếp khi lấy chồng giàu. Ai cũng nghĩ tôi ở trong ngôi nhà 4 tầng rộng rãi, tiện nghi đắt tiền thì phải hào phóng lắm. Nhưng họ biết đâu, tôi phải tiêu mấy đồng tiền lẻ chồng đưa, muốn đi làm mà bị chồng cấm.
Chào chị Phạm Liên với tâm sự “Tôi giật mình khi nghĩ đến người chồng thứ 4”!
Đọc những tâm sự của chị, tôi thấy thương chị nhiều lắm. Đời tôi chưa bị đát đến mức ấy, nhưng tôi cũng đang rất chán ngán với cuộc hôn nhân của chính mình dù chúng tôi chỉ mới bước vào năm đầu tiên chung sống.
Hồi còn tự do bay nhảy, tôi thích người đàn ông hiện đại, biết yêu thương vợ con và sống có trách nhiệm với bản thân. Tôi chưa từng khao khát một người đàn ông quyền chức hay chàng lắm tiền. Bởi tôi biết, tiền là của người ta, chứ không phải của mình.
Thế mà trời đất run rủi thế nào lại đưa đẩy cho tôi đến với người chồng có điều kiện kinh tế. Anh là chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên đóng giày. Anh bảo trong số rất nhiều người đẹp vây quanh anh, anh đã chọn tôi vì tôi không chọn tiền của anh.
Những tưởng tôi đã sống tử tế nên gặp được người đàn ông đàng hoàng. Ai ngờ cuộc đời vẫn đầy rẫy bất công ém dưới vẻ công bằng. Chồng tôi thực chất cũng chỉ là người coi tiền hơn hạnh phúc.
Giàu có là vậy nhưng anh chưa bao giờ tỏ ra hào phóng khi đưa cho vợ tiền đi chợ hang tháng. Cứ mỗi đầu tháng cầm tiền đi chợ từ anh phân phát mà tôi tím mặt vì cảm giác như nhận bố thí.
Khi tôi có ý kiến với chồng chuyện tiền đi chợ anh đưa quá ít (70k/ngày), anh nổi điên lên bảo: “Đàn bà là chúa tiêu hoang. Cô nghĩ làm sao tôi xây nên được cơ nghiệp này?”. Giờ thì tôi mới biết, nhà càng giàu càng ky bo và người càng giàu càng bẩn tính. Hóa ra chồng tôi có tiền một phần nhờ anh biết “đong cân muối, đếm củ dưa hành”. Tôi bắt đầu nén tiếng thở dài ngao ngán.
Bận nhiều việc hang ngày đến thế, tôi còn thấy lạ là nhiều lúc anh còn can thiệp quá đà vào chuyện bếp núc của vợ. Trong bữa ăn ngày nào cũng như ngày nào, tôi ù hết tai vì vừa ăn vừa phải nghe anh chỉ đạo mua mắm rẻ để nấu, mắm ngon chỉ để chấm. Thực phẩm phải chọn mua lại rẻ tiền nhằm tối giản chi phí.
Nhiều lúc rửa bát, có mấy miếng thịt thừa, tiện tay tôi đổ luôn vào thùng rác để khỏi phải cất chật tủ. Chồng tôi trông thấy, anh quát: “Không làm ra tiền nên không biết quý trọng đồ ăn. Đồ thừa ngon thế kia mà không biết cất để lại bữa sau. Sao cô hoang phí quá đỗi thế!”.
Buồn chán với cảnh ở nhà cùng đống việc không tên, tôi xin đi làm ở ngoài cho khuây khỏa. Biết chuyện, chồng tôi trách cứ: “Có bà chủ nào mà phải lếch thếch làm ở công ty bé tí thế kia không. Cô phải nghĩ tới sĩ diện của chồng chứ?”.
Mang tiếng lấy chồng giàu mà tôi chưa được một ngày sung sướng. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu được chọn lại từ đầu, tôi sẽ không bao giờ chọn anh.
Để giữ thể diện cho chồng, tôi lại phải ở nhà giữ vị thế bà chủ của mình. Song bà chủ gì mà quanh đi quẩn lại chỉ có vài bộ quần áo mặc ra đường, ví của không bao giờ có quá 1 triệu bạc…
Nhiều bạn bè nhìn bề ngoài, ai cũng bảo tôi sướng. Nào thì họ bảo tôi chuột sa chĩnh gạo nếp. Ai cũng nghĩ tôi ở trong ngôi nhà 4 tầng rộng rãi, tiện nghi đắt tiền thì phải hào phóng lắm. Nhưng họ có biết đâu, tôi bị hoàn cảnh bó buộc. Ở nhà phải tiêu mấy đồng tiền lẻ của chồng đưa. Muốn đi làm mà bị chồng cấm.
Thôi thì “xấu chàng hổ ai”. Có thanh minh thanh nga gì thì cũng chỉ “vạch áo cho người xem lưng”. Có khi mọi người sẽ còn cười nhạt và cho rằng tôi tham của nên mới lấy anh.
Nhiều lúc tôi thấy câu, “Ghét của nào trời nào trời trao của ấy” đúng với tôi thế chứ. Tôi vốn ghét đặc đàn ông gia trưởng, ham vật chất và bủn xỉn. Giờ đây tôi đau lòng nhận ra tất cả điều đó đều nằm ở chồng mình.
Có tuần buồn quá, tôi ghé về nhà mẹ đẻ chơi. Bố mẹ tôi thi nhau trách con rể: “Nghe chuyện con rể nhà người ta mà thèm. Đằng này thằng rể nhà này mang tiếng có tiền mà mỗi lần về thăm nhà ngoại chẳng mua biếu bố mẹ được cân hoa quả. Con rể gì mà bủn xỉn quá chừng”. Tôi nhục mặt với cả nhà đẻ.
Những lúc ấy, em gái tôi bĩu môi châm chọc: “Ai biểu lấy chồng giàu làm chi”. Trời ơi, tôi lấy chồng là do duyên số chứ đâu phải hám tiền. Thế mà chữ tiền cứ đang đè nặng lên đầu tôi.
Không chịu nổi, về nhà tôi có ý kiến với chồng. Anh đùng đùng nổi giận trách vợ không biết điều. Anh gầm lên: “Tôi sớm tối làm lụng để lo cho gia đình, còn cô chỉ biết già mồm đòi tiêu tiền thôi”.
Anh liên tiếp kể nỗi thống khổ khi kiếm được ra đồng tiền. Anh ca ngợi bài ca tiết kiệm và coi đó là chân lý của cuộc sống. Chưa nghe hết chuyện mà tôi đã ngao ngán và tai ù đi, không biết chồng còn ca thán gì nữa.
Mang tiếng lấy chồng giàu mà tôi chưa được một ngày sung sướng. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu được chọn lại từ đầu, tôi sẽ không bao giờ chọn anh. Tôi sẽ không bao giờ chọn lại những người đàn ông nào giàu có.
Cưới nhau mới hơn năm và chưa có con bế bồng, hàng ngày tôi đang khoác vẻ hạnh phúc giả tạo của người vợ có chồng giàu. Quả thật, tôi cũng chán ngán với hạnh phúc giả tạo, ô sin không công cho anh chồng giàu có mà keo kiệt này đến tận óc rồi.
Nhưng tôi sợ ly hôn vì như vậy cuộc đời tôi sẽ dang dở hoặc sau này sẽ phải tiếp tục lấy chồng tập 2. Mà bản thân tôi chỉ muốn một cuộc sống bình thường và không muốn quá xáo trộn. Vì thế, tôi chỉ mong có bạn đọc nào giúp tôi điều trị được tính keo kiệt, bủn xỉn của chồng thì hay biết mấy.
Đọc những tâm sự của chị, tôi thấy thương chị nhiều lắm. Đời tôi chưa bị đát đến mức ấy, nhưng tôi cũng đang rất chán ngán với cuộc hôn nhân của chính mình dù chúng tôi chỉ mới bước vào năm đầu tiên chung sống.
Hồi còn tự do bay nhảy, tôi thích người đàn ông hiện đại, biết yêu thương vợ con và sống có trách nhiệm với bản thân. Tôi chưa từng khao khát một người đàn ông quyền chức hay chàng lắm tiền. Bởi tôi biết, tiền là của người ta, chứ không phải của mình.
Thế mà trời đất run rủi thế nào lại đưa đẩy cho tôi đến với người chồng có điều kiện kinh tế. Anh là chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên đóng giày. Anh bảo trong số rất nhiều người đẹp vây quanh anh, anh đã chọn tôi vì tôi không chọn tiền của anh.
Những tưởng tôi đã sống tử tế nên gặp được người đàn ông đàng hoàng. Ai ngờ cuộc đời vẫn đầy rẫy bất công ém dưới vẻ công bằng. Chồng tôi thực chất cũng chỉ là người coi tiền hơn hạnh phúc.
Giàu có là vậy nhưng anh chưa bao giờ tỏ ra hào phóng khi đưa cho vợ tiền đi chợ hang tháng. Cứ mỗi đầu tháng cầm tiền đi chợ từ anh phân phát mà tôi tím mặt vì cảm giác như nhận bố thí.
Khi tôi có ý kiến với chồng chuyện tiền đi chợ anh đưa quá ít (70k/ngày), anh nổi điên lên bảo: “Đàn bà là chúa tiêu hoang. Cô nghĩ làm sao tôi xây nên được cơ nghiệp này?”. Giờ thì tôi mới biết, nhà càng giàu càng ky bo và người càng giàu càng bẩn tính. Hóa ra chồng tôi có tiền một phần nhờ anh biết “đong cân muối, đếm củ dưa hành”. Tôi bắt đầu nén tiếng thở dài ngao ngán.
Bận nhiều việc hang ngày đến thế, tôi còn thấy lạ là nhiều lúc anh còn can thiệp quá đà vào chuyện bếp núc của vợ. Trong bữa ăn ngày nào cũng như ngày nào, tôi ù hết tai vì vừa ăn vừa phải nghe anh chỉ đạo mua mắm rẻ để nấu, mắm ngon chỉ để chấm. Thực phẩm phải chọn mua lại rẻ tiền nhằm tối giản chi phí.
Nhiều lúc rửa bát, có mấy miếng thịt thừa, tiện tay tôi đổ luôn vào thùng rác để khỏi phải cất chật tủ. Chồng tôi trông thấy, anh quát: “Không làm ra tiền nên không biết quý trọng đồ ăn. Đồ thừa ngon thế kia mà không biết cất để lại bữa sau. Sao cô hoang phí quá đỗi thế!”.
Buồn chán với cảnh ở nhà cùng đống việc không tên, tôi xin đi làm ở ngoài cho khuây khỏa. Biết chuyện, chồng tôi trách cứ: “Có bà chủ nào mà phải lếch thếch làm ở công ty bé tí thế kia không. Cô phải nghĩ tới sĩ diện của chồng chứ?”.
Mang tiếng lấy chồng giàu mà tôi chưa được một ngày sung sướng. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu được chọn lại từ đầu, tôi sẽ không bao giờ chọn anh.
Nhiều bạn bè nhìn bề ngoài, ai cũng bảo tôi sướng. Nào thì họ bảo tôi chuột sa chĩnh gạo nếp. Ai cũng nghĩ tôi ở trong ngôi nhà 4 tầng rộng rãi, tiện nghi đắt tiền thì phải hào phóng lắm. Nhưng họ có biết đâu, tôi bị hoàn cảnh bó buộc. Ở nhà phải tiêu mấy đồng tiền lẻ của chồng đưa. Muốn đi làm mà bị chồng cấm.
Thôi thì “xấu chàng hổ ai”. Có thanh minh thanh nga gì thì cũng chỉ “vạch áo cho người xem lưng”. Có khi mọi người sẽ còn cười nhạt và cho rằng tôi tham của nên mới lấy anh.
Nhiều lúc tôi thấy câu, “Ghét của nào trời nào trời trao của ấy” đúng với tôi thế chứ. Tôi vốn ghét đặc đàn ông gia trưởng, ham vật chất và bủn xỉn. Giờ đây tôi đau lòng nhận ra tất cả điều đó đều nằm ở chồng mình.
Có tuần buồn quá, tôi ghé về nhà mẹ đẻ chơi. Bố mẹ tôi thi nhau trách con rể: “Nghe chuyện con rể nhà người ta mà thèm. Đằng này thằng rể nhà này mang tiếng có tiền mà mỗi lần về thăm nhà ngoại chẳng mua biếu bố mẹ được cân hoa quả. Con rể gì mà bủn xỉn quá chừng”. Tôi nhục mặt với cả nhà đẻ.
Những lúc ấy, em gái tôi bĩu môi châm chọc: “Ai biểu lấy chồng giàu làm chi”. Trời ơi, tôi lấy chồng là do duyên số chứ đâu phải hám tiền. Thế mà chữ tiền cứ đang đè nặng lên đầu tôi.
Không chịu nổi, về nhà tôi có ý kiến với chồng. Anh đùng đùng nổi giận trách vợ không biết điều. Anh gầm lên: “Tôi sớm tối làm lụng để lo cho gia đình, còn cô chỉ biết già mồm đòi tiêu tiền thôi”.
Anh liên tiếp kể nỗi thống khổ khi kiếm được ra đồng tiền. Anh ca ngợi bài ca tiết kiệm và coi đó là chân lý của cuộc sống. Chưa nghe hết chuyện mà tôi đã ngao ngán và tai ù đi, không biết chồng còn ca thán gì nữa.
Mang tiếng lấy chồng giàu mà tôi chưa được một ngày sung sướng. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu được chọn lại từ đầu, tôi sẽ không bao giờ chọn anh. Tôi sẽ không bao giờ chọn lại những người đàn ông nào giàu có.
Cưới nhau mới hơn năm và chưa có con bế bồng, hàng ngày tôi đang khoác vẻ hạnh phúc giả tạo của người vợ có chồng giàu. Quả thật, tôi cũng chán ngán với hạnh phúc giả tạo, ô sin không công cho anh chồng giàu có mà keo kiệt này đến tận óc rồi.
Nhưng tôi sợ ly hôn vì như vậy cuộc đời tôi sẽ dang dở hoặc sau này sẽ phải tiếp tục lấy chồng tập 2. Mà bản thân tôi chỉ muốn một cuộc sống bình thường và không muốn quá xáo trộn. Vì thế, tôi chỉ mong có bạn đọc nào giúp tôi điều trị được tính keo kiệt, bủn xỉn của chồng thì hay biết mấy.