Hai loại cá này là "bể chứa" formaldehyde và kim loại nặng, cho dù rẻ đến mấy đi nữa cũng nên loại bỏ chúng khỏi bàn ăn

Phượng Nguyễn,
Chia sẻ

Thịt cá ít calo, giàu vitamin và có chứa nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng bồi bổ tốt hơn so với các loại thịt khác nên cá luôn là lựa chọn hàng đầu cho bữa ăn của các gia đình Việt. Tuy nhiên các bà nội trợ cũng cần chú ý tránh chọn nhầm những loại cá có hại cho sức khỏe.

Chúng ta đều biết cá có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trẻ nhỏ ăn nhiều cá giúp bổ sung DHA thúc đẩy sự phát triển trí não, cải thiện trí nhớ. Người già ăn cá giúp duy trì sức khỏe tim mạch... Bởi rất nhiều tác dụng tốt với sức khoẻ nên cá luôn là lựa chọn hàng đầu cho bữa ăn của mọi nhà mọi người.

Hai loại cá này là "bể chứa" formaldehyde và kim loại nặng, cho dù rẻ đến mấy đi nữa cũng nên loại bỏ chúng khỏi bàn ăn - Ảnh 1.

Những năm gần đây do sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường sống trên trái đất, nên khi mua cá chúng ta cần phải chú ý lựa chọn thật kỹ. Nếu ăn phải cá bị nhiễm độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Dưới đây là hai loại cá điển hình tiềm ẩn các mối nguy hiểm về an toàn sức khoẻ, tốt nhất là bạn nên loại bỏ chúng khỏi bàn ăn của gia đình mình càng sớm càng tốt.

1. Cá hoang dã ở môi trường ô nhiễm

Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng tự nhiên thì tốt hơn nhân tạo, tuy nhiên với cá lại khác. Trong điều kiện môi trường hiện nay bị ảnh hưởng nhiều của khói bụi, chất độc hoá học... các loại cá hoang dã sinh trưởng trong môi trường như vậy rất dễ nhiễm độc dẫn đến tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể.

Hai loại cá này là "bể chứa" formaldehyde và kim loại nặng, cho dù rẻ đến mấy đi nữa cũng nên loại bỏ chúng khỏi bàn ăn - Ảnh 2.

Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng tự nhiên thì tốt hơn nhân tạo, tuy nhiên với cá lại khác.

Ngoài ra thức ăn của các loại cá hoang dã cũng rất phức tạp và chúng ta hoàn toàn không kiểm soát được điều này. Các loại cá hoang dã sống trong đại dương dễ chứa hàm lượng thủy ngân cao và các kim loại nặng khác. Quá nhiều kim loại nặng sẽ dẫn đến ngộ độc kim loại nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Báo cáo kết quả nghiên cứu về lợi ích của cá đối với sức khỏe do các nhà nghiên cứu Dariush Mozaffarian và Eric B. Rimm tại Trường Y tế Công cộng Harvard thực hiện được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) năm 2006 cũng chỉ ra rằng các loài cá hoang dã như cá mập, cá kiếm, cá ngói và cá thu... chứa hàm lượng thủy ngân cao gây hại cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu này còn có khả năng chứa các chất ô nhiễm công nghiệp như dioxin, polychlorinated biphenyls (PCB)... cực kỳ có hại cho sức khỏe.

2. Cá có mùi dầu hỏa

Khi mua cá các bà nội trợ nhất định phải chú ý đến mùi của cá. Nếu cá có mùi dầu hỏa thì có thể đây chính là mùi của phenol trong nước bị ô nhiễm. Loại cá này thường sinh trưởng trong môi trường nước thải công nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng dẫn đến trong cơ thể chúng chứa một lượng độc tố lớn. 

Nếu thường xuyên ăn loại cá này trong một thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu... thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hai loại cá này là "bể chứa" formaldehyde và kim loại nặng, cho dù rẻ đến mấy đi nữa cũng nên loại bỏ chúng khỏi bàn ăn - Ảnh 3.

Cần đặc biệt chú ý đến mùi của cá.

Bên cạnh đó, để giữ cho cá được tươi ngon, một số người buôn cá còn sử dụng các chất bảo quản có chứa thành phần formaldehyde. Formaldehyde có tác dụng khử trùng và làm tăng màu sắc nên một số người bán hàng vì bất chấp lợi nhuận sẽ cho thêm formaldehyde vào nước để làm cho cá ươn trở nên tươi và đẹp mắt hơn nhằm lôi kéo người mua. 

Theo cảnh báo về thực phẩm của CFS (Centre for Food Safety, The Government of the Hong Kong Specia Administrative), ăn phải cá có ướp formaldehyde có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, hôn mê, chấn thương thận và có thể tử vong. Do đó, nếu ngửi thấy cá có mùi hăng xốc thì tốt nhất chúng ta không nên mua.

Hai loại cá này là "bể chứa" formaldehyde và kim loại nặng, cho dù rẻ đến mấy đi nữa cũng nên loại bỏ chúng khỏi bàn ăn - Ảnh 4.

Một số người bán hàng thường cho thêm formaldehyde vào nước để làm cho cá ươn trở nên tươi và đẹp mắt hơn nhằm lôi kéo người mua.

Hai loại cá trên đây đều có đặc điểm chung là không có cơ sở nhân giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và chúng có thể được sinh trưởng từ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng trong tự nhiên.

Ngoài cá thì có không ít các loại rau dại cũng được coi như "báu vật" trong mắt người tiêu dùng những năm gần đây. Đặc biệt vào mùa xuân khi hoa lá đâm chồi nảy lộc, có rất nhiều người đi hái rau dại ở ven đường. Các loại rau dại như bồ công anh, tầm bóp, rau sam... thường có chứa các chất dinh dưỡng và có mùi vị mà các loại rau thường không có đồng thời cũng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Tuy nhiên chúng ta cần chú ý đến môi trường sinh trưởng của các loại rau dại này. Nên lựa chọn rau dại mọc ở nơi thoáng đãng, không có nguồn ô nhiễm trong bán kính tối thiểu 500m và tốt nhất nên ăn rau dại ở những khu vườn được bảo vệ.

Không nên ăn rau mọc ở gần đường lớn, mương rãnh bốc mùi hôi thối, gần các nhà máy hoá chất... vì đây là những nơi dễ bị ô nhiễn và có chứa nhiều kim loại nặng. Rau mọc ở đây sẽ hấp thụ các chất độc này, nếu ăn vào cơ thể sẽ làm tích luỹ độc tố trong cơ thể gây tác hại lớn cho con người.

Hai loại cá này là "bể chứa" formaldehyde và kim loại nặng, cho dù rẻ đến mấy đi nữa cũng nên loại bỏ chúng khỏi bàn ăn - Ảnh 5.

Cần tìm hiểu nguồn gốc thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ.

Để đảm bảo sức khoẻ, chúng ta cần kiểm tra an toàn thực phẩm, tìm hiểu nguồn gốc thực phẩm đảm bảo trong lành, không ô nhiễm. Các loại rau dại sau khi đem về nhà cần rửa sạch, một số loại cần chần qua nước sôi trước khi chế biến. Quan trọng hơn, đó là bất cứ thức ăn tự nhiên nào cũng không nên tiêu thụ với số lượng quá lớn trong một thời gian dài. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như ngứa, sưng tấy, nổi mẩn đỏ trên da, khó tiêu, hay các biểu hiện khó chịu khác thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Theo Sohu, Eastday, Health Havard 

Chia sẻ