Người phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư gan, bác sĩ nhắc nhở: 3 đồ vật này trong bếp nếu không vứt bỏ ngay thì cả nhà có thể mắc bệnh
Trong thời gian cô Lý nằm viện, bác sĩ đã liên tục thăm hỏi và cuối cùng tìm hiểu được thói quen sinh hoạt của cô, bác sĩ nhận ra nguyên nhân gây bệnh chính là 3 thứ ở trong bếp đã lâu không được thay mới.
Thời gian gần đây, nhiều trang tin tức điện tử của Trung Quốc đưa tin về trường hợp bệnh của người phụ nữ họ Lý, 56 tuổi, làm nội trợ. Cách đây 3 tháng, cô Lý được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối.
Theo QQ, vài tháng về trước, cô Lý nhận ra mình bị vàng da nghiêm trọng đồng thời đau tức vùng bụng bên phải. Ban đầu cô không quan tâm đến nó nhưng khi cơn đau bụng ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, cô Lý mới đến bệnh viện Ung Bướu của tỉnh để kiểm tra.
Sau khi có kết quả, cô Lý như chết lặng khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Cô liên tục hỏi bác sĩ xem vì sao cả đời mình chưa hề hút thuốc, uống rượu mà lại mắc căn bệnh này.
Trong thời gian cô Lý nằm viện, bác sĩ đã liên tục thăm hỏi và cuối cùng tìm hiểu được thói quen sinh hoạt của cô, bác sĩ nhận ra nguyên nhân gây bệnh chính là 3 thứ ở trong bếp đã lâu không được thay mới đó là: Chai đựng dầu, thớt gỗ và khăn lau bát đĩa.
Bác sĩ khẳng định: "Nếu cả 3 thứ trong nhà bếp này không được làm sạch, thay mới thì lá gan của cả nhà sẽ bị tổn thương". Bác sĩ yêu cầu chồng và các con của cô Lý đến khám và phát ra hiện hầu hết họ đều mắc bệnh viêm gan, mỗi người một mức độ nặng nhẹ khác nhau.
3 món đồ sau đây trong bếp được bác sĩ khuyên nên ném bỏ càng sớm càng tốt
1. Chai đựng dầu đã cũ
Để tiết kiệm, nhiều gia đình thường mua một chai dầu kích cỡ lớn, sau đó trở về nhà chiết sang chai nhỏ để dùng dần, khi nào dầu sắp hết thì lại tiếp tục đổ thêm lượt dầu mới. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng giấy kiểm tra giá trị dầu ăn trong những can dầu bị đổ lẫn cả cũ cả mới. Người ta nhận thấy màu của giấy kiểm tra trong những can dầu này sẫm màu hơn những can dầu mới hoàn toàn, điều này cho thấy những chai dầu đổ lẫn cũ mới đã bị oxy hóa và gây ôi thiu.
Dầu ôi có chứa nhiều chất độc hại, sử dụng dầu ôi mỗi ngày làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, làm tổn thương tế bào gan và gây viêm gan.
2. Thớt gỗ, đũa đã cũ
Đũa và thớt là 2 dụng cụ không thể thiếu của nhà bếp. Chúng ta cần thớt để thái rau, thịt, dùng đũa để xào nấu và phục vụ ăn uống.
Sau thời gian dài sử dụng, thớt gỗ bị mòn, nứt vì vậy sẽ vô tình lưu trữ lại một phần nhỏ thực phẩm trong quá trình thái mà mắt thường ít khi nhận ra được, theo thời gian vi khuẩn từ thực phẩm thừa sẽ sinh sôi phát triển. Bên cạnh đó, đũa gỗ đã cũ sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ chứa vi khuẩn không thể tiêu diệt qua việc cọ rửa. Đáng nói, nếu 2 món đồ này được bảo quản trong môi trường ẩm ướt thì các vi khuẩn như E. coli hay nấm mốc aflatoxin sẽ dễ sinh sôi và phát triển, gây tổn thương gan, thậm chí gây ung thư gan.
Bác sĩ nhắc nhở thớt nên thay mỗi năm/lần, đũa cần thay mới 3 tháng/lần.
3. Khăn lau bát đĩa
Khăn lau bát đĩa là thứ không thể thiếu trong gian bếp của mọi nhà, có lẽ ai cũng đã quen với việc dùng một chiếc khăn để lau khô bát sau khi rửa nhưng bạn có biết rằng tốt nhất mỗi tháng nên thay khăn lau 1 lần.
Những chiếc khăn bị ướt lâu ngày sẽ sinh ra một số lượng lớn vi sinh vật và các chất độc hại, nếu dùng chúng trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, dễ dẫn đến ung thư gan. Ngoài việc thay khăn lau bát mỗi tháng một lần, bạn nên giặt sạch sau mỗi lần sử dụng và đem ra phơi nắng cho khô.