Giáo viên xinh đẹp không hút thuốc, uống rượu vẫn bị ung thư phổi giai đoạn cuối

Hà Vũ,
Chia sẻ

"Sao tôi lại bị ung thư phổi? Mặc dù tôi không hút thuốc, uống rượu?", đó là câu hỏi của nữ giáo viên trẻ sau khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo.

Tiểu Dương (Quý Châu, Trung Quốc), 28 tuổi, là giáo viên dạy ngôn ngữ ở trường trung học cơ sở. Tiểu Dương được nhận xét là một cô giáo xinh đẹp, duyên dáng, dịu dàng, cô được học sinh và phụ huynh yêu mến.

Cách đây một thời gian, Tiểu Dương đột nhiên cảm thấy rất khó chịu, cô ho không ngừng, có thời gian tình trạng nghiêm trọng cô còn ho ra máu. Do công việc tương đối bận nên cô Dương không quá để ý, chỉ uống thuốc để làm dịu cơn ho. Một tuần sau đó, Tiểu Dương mới xin nghỉ phép để đến bệnh viện khám.

Giáo viên xinh đẹp không hút thuốc, uống rượu vẫn bị ung thư phổi giai đoạn cuối - Ảnh 1.

Cách đây một thời gian, Tiểu Dương đột nhiên cảm thấy rất khó chịu, cô ho không ngừng, có thời gian tình trạng nghiêm trọng cô còn ho ra máu.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ nói với cô giáo Dương rằng cô đã bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Tiểu Dương như bị rơi xuống vực thẳm, 1 tiếng sau khi nghe thông báo của bác sĩ, Tiểu Dương mới lấy lại tinh thần và hỏi bác sĩ: "Tại sao lại như thế? Bình thường tôi không hút thuốc, không uống rượu, mặc dù công việc của tôi rất bận, nhưng tôi vẫn chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Làm thế nào mà tôi lại bị ung thư phổi? Xin bác sĩ hãy kiếm tra lại".

Mặc dù Tiểu Dương khó chấp nhận sự thật, nhưng bệnh ung thư là như vậy, luôn khó đoán và đến bất ngờ, gây nỗi tuyệt vọng cho người bệnh. Bác sĩ Hoàng Kế Bân, thuộc Bệnh viện nhân dân tỉnh Quý Châu cho biết: "Mặc dù Tiểu Dương cũng là người biết quan tâm đến sức khỏe cơ thể, không hút thuốc, uống rượu, nhưng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Tiểu Dương bị ung thư phổi. Ngoài yếu tố di truyền, tác động từ môi trường bên ngoài là tác nhân lớn nhất gây nên bệnh".

Một số tác nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi

1. Hít phải khói thuốc thụ động

Giáo viên xinh đẹp không hút thuốc, uống rượu vẫn bị ung thư phổi giai đoạn cuối - Ảnh 2.

Nguy hiểm nhất là hít phải khói thuốc thụ động, điều này còn nguy hiểm hơn là hút thuốc.

Nguy hiểm nhất là hít phải khói thuốc thụ động, điều này còn nguy hiểm hơn là hút thuốc. Hít khói thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, hít càng nhiều độ nguy hiểm càng lớn. Khi trong phòng có người hút thuốc, mặc dù phòng đó có cả quạt hút khí hoặc bộ lọc không khí, cũng không thể ngăn cản được việc người khác hít phải khói thuốc. Vì vậy, khi nhìn thấy ai đó hút thuốc, khuyên mọi người nên tránh càng xa càng tốt.

2. Hít quá nhiều khói dầu trong quá trình nấu ăn

Thứ hai là tổn thương do khói dầu trong khi nấu ăn. Dữ liệu cho thấy phụ nữ nấu ăn mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng gấp 2 lần. Điều này có liên quan đến phương thức nấu ăn. Chiên dầu ở nhiệt độ cao, sẽ sản sinh ra một số chất gây ung thư. Vì vậy, khi nấu ăn nhất định phải mở cửa sổ hoặc mở máy hút mùi, để đảm bảo rằng khói được hút đi hoàn toàn, giảm tác hại tới sức khỏe con người.

Giáo viên xinh đẹp không hút thuốc, uống rượu vẫn bị ung thư phổi giai đoạn cuối - Ảnh 3.

Phụ nữ nấu ăn mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng gấp 2 lần.

3. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cơ thể, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi. Mặc dù chưa có dữ liệu chính xác, nhưng tỷ lệ mắc ung thư phổi thực sự có liên quan đến khói bụi. Bên cạnh đó, những người có công việc phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.

Giáo viên xinh đẹp không hút thuốc, uống rượu vẫn bị ung thư phổi giai đoạn cuối - Ảnh 4.

Ô nhiễm không khí cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cơ thể, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi.

4. Tuổi tác

Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng và những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Những người sau 40 tuổi nên chụp X quang ngực. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi, ít nhất mỗi năm phải kiểm tra CT một lần.

Mặc dù tuổi tác không thể đảo người, môi trường càng ngày càng ô nhiễm, do đó mọi người cần phải có những kiến thức về ung thư phổi để biết phòng ngừa. Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ cũng là một biện pháp hữu hiệu để phòng tránh bệnh ung thư, nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị sớm, khả năng sốt sót tương đối cao.

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ