Giá thực phẩm rẻ ngỡ ngàng tại các chợ đầu mối khắp Hà Nội
Hàng hóa, thực phẩm tươi sống tại các chợ dân sinh đang tăng lên từng ngày do giá xăng liên tục tăng, khan hiếm thực phẩm do mưa nhiều... Vì thế, thay vì mua sắm tại các chợ dân sinh, nhiều chị em chọn giải pháp mua hàng tận gốc ở các chợ đầu mối để tiết kiệm hầu bao.
Nhộn nhịp chợ buôn
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều chợ đầu mối: như chợ đầu mối phía Nam (Tam Trinh, Hoàng Mai), chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân), chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy) và chợ Ngã Tư Sở (chân cầu vượt Ngã Tử Sở, Đống Đa) chuyên buôn bán các loại hàng rau củ, thịt gia súc gia cầm, thủy hải sản, chợ Long Biên chuyên hoa quả và rau xanh.
Đi chợ đầu mối đã trở thành thói quen của nhiều người.
Không chỉ tiểu thương mua buôn, những người mua lẻ cũng đổ đến chợ đầu mối.
Nếu như trước đây, các chợ đầu mối này chủ yếu hoạt động về đêm, rạng sáng chợ đã vắng tanh thì khoảng một năm trở lại đây, thời điểm nhộn nhịp nhất của các chợ đầu mối là vào lúc 4 – 6h sáng, khoảng 7 – 8h30 sáng là chợ tan. Mặt khác, thay vì chỉ bán buôn, các chợ đầu mối cũng tăng cường bán lẻ phục vụ nhu cầu của người dân.
Chợ Long Biên không còn "ngủ" vào 6 giờ sáng nữa ...
... mà thức cùng nhịp của người mua lẻ.
Hoa quả được phân loại bán theo giá khác nhau.
Tranh thủ lót dạ bát cháo đậu ....
... hoặc chợp mắt giây lát trong khi chờ khách.
Chợ đầu mối Long Biên từ xưa đã nổi tiếng với ngành hoa quả, nhộn nhịp từ nửa đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Khắp nơi chất đống các loại rau, củ, hoa quả, từ những loại bình dân như dưa hấu, mận, vải thiều… cho đến những quả đặc sản như xoài, sầu riêng, măng cụt, cam sành… Những loại hoa quả nhập khẩu với giá ngót nghét tiền triệu cũng có mặt ở đây.
Những loại hoa trái từ đặc sản như măng cụt, nhãn lồng ...
... đến vải thiều đều được bán với giá "mềm".
Cả hàng dài người đang chờ dỡ các xe vải "nước 1" vừa chuyển đến.
Dưa hấu Sài Gòn, Nghệ An, Bình Thuận... cũng góp mặt cho chợ sớm nhộn nhịp.
Hòa vào dòng người đi chợ sớm là những nữ cửu vạn ...
... và những người bán "phụ kiện" cho hoa quả (là xà cừ và lạt buộc).
Rau xanh, củ, rau gia vị từ khắp nơi cũng được vận chuyển tập kết ở đây, chờ được đến tay người mua.
Vui vẻ vì mua được hàng đẹp, người phụ nữ này chuẩn bị đem đi bán rong.
Đáng nói hơn, không chỉ bán buôn như trước, các tiểu thương ở chợ đầu mối Long Biên cũng chuyển sang bán lẻ. Khu rau củ của chợ giờ có thêm các mặt hàng thủy hải sản và thịt gia súc, gia cầm phục vụ dân cư xung quanh đến mua lẻ. Theo khảo sát, giá bán lẻ rau củ ở đây chỉ chừng 50% so với chợ dân sinh. Thịt lợn, thịt gà cũng rẻ hơn từ 20.000 – 25.000 đồng/kg.
Bắp cải, súp lơ được gọt sạch cho dễ bán. Phần lá già sẽ được bán cho những người muối dưa.
Chị Liên (một chủ sạp rau ở chợ đầu mối Long Biên) cho biết, trước đây, 6 giờ sáng các tiểu thương đã đóng hàng không bán nữa, vì đã phải thức trắng cả đêm để bán buôn, nhưng càng lúc khách có nhu cầu mua lẻ càng tăng, họ nán lại thêm từ 30 – 40 phút nữa để đợi các bà nội trợ. “Bán lẻ vừa không bị dân buôn ép giá lại vừa được nhiều lãi hơn, hàng cũng mau hết” – chị chia sẻ.
Chợ đầu mối Ngã Tư Sở cũng không nằm ngoài xu hướng này. Lượng người đi mua lẻ ngày càng đông, đặc biệt, vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ, số người mua lẻ tăng đột biến. Cả một đoạn phố Trường Chinh, dọc con phố Nguyễn Trãi từ chân cầu đến gần ngõ 72 Nguyễn Trãi và dọc khu chợ tạm đã trở thành “bãi đáp” cho đủ các loại thực phẩm đổ xuống. Không chỉ các sạp cố định, các tiểu thương cũng tranh thủ trải bạt, kê phản, xe thồ… dọc tuyến đường để kinh doanh.
Tại chợ đầu mối, nhiều tiểu thương chuyển hướng bán lẻ.
Chị Hà (Mỹ Hào, Hưng Yên) tiểu thương bán thịt lợn cho biết, ngày nào chị cũng buôn thịt từ quê lên bán sớm ở đây. “Tôi vừa bán buôn vừa bán lẻ, nhưng bán lẻ được hơn, người mua cũng không kỳ kèo thêm bớt nhiều vì giá đã mềm hơn so với các chợ khác”. Ở chợ cá Ngã Tư Sở, nhiều mặt hàng có giá chỉ bằng một nửa giá thị trường, ví dụ như cá rô phi to chỉ có giá 30.000 đồng/kg, gà công nghiệp 50.000 đồng/kg, gà ta mổ sẵn 80.000 đồng/kg, thịt bò từ 140.000 – 190.000 đồng/kg…
Ở các chợ Dịch Vọng, chợ đầu mối phía Nam… tình hình cũng nhộn nhịp tương tự. Từ 5 - 8 giờ sáng, các chợ này luôn đông đúc, tấp nập người mua bán, từ các bà nội trợ, công chức cho đến mà sinh viên, công nhân. Giá cả ở đây cũng cực “mềm”.
Giá cả rẻ hơn nhiều so với các chợ dân sinh, nhưng không vì thế mà thực phẩm ở các khu chợ đầu mối kém tươi ngon hơn. Thậm chí, người tiêu dùng còn có cơ hội mua nhiều mặt hàng “nước đầu” (hàng loại 1) còn ngon hơn chợ dân sinh với giá rất hợp lý.
Không dễ đễ đi chuyển trong những khu chợ đầu mối đông nghẹt vào sáng sớm.
Do đó, chợ đầu mối giờ đây đã không còn là địa điểm của riêng những người buôn lấy hàng nữa mà đã trở thành “cứu tinh” của rất nhiều người trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Tranh thủ mua thức ăn cho cả tuần.
Nhiều chị em phụ nữ chịu khó dậy sớm hơn một chút, tranh thủ đến chợ đầu mối gần nhà để mua thực phẩm rẻ nhằm tiết kiệm chi tiêu. Chị Liên (Hàng Bài, Hoàn Kiếm) cho biết: “Trước kia, buổi chiều đi làm về, tiện đường là tôi ghé vào chợ mua thực phẩm. Đợt này giá cả leo thang quá, nghe các bà hàng xóm chỉ ra chợ Long Biên mua hàng sớm, tôi cũng thử đi. Bình thường mua lẻ ở chợ này rất khó, nhưng bây giờ người bán lẻ la liệt, mua rất dễ mà giá đúng là rẻ hơn thật. Giờ sáng nào tôi cũng đi chợ sớm rồi mới đi làm”
Đi chợ đầu mối vào sáng sớm không chỉ tiết kiệm mà còn là cách kết hợp thể dục buổi sáng. Chị Lan (Cự Lộc, Thanh Xuân) cho biết, nhà chị ở gần chợ Ngã Tư Sở nên hầu như sáng nào chị cũng dậy sớm, đạp xe ra chợ đầu mối mua thức ăn. Đạp xe về, chị vẫn kịp chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà rồi mới đi làm. Chị hồ hởi khoe: “Chỉ dậy sớm một tí, đi vài trăm mét, vừa tập thể dục mà lại tiết kiệm được tiền, ai cho! Tôi mua đủ loại thực phẩm mà chỉ hết 100.000 đồng/ngày cho cả gia đình 4 người, nếu đi chợ Xanh, chợ trong khu Cao – Xà – Lá gần đây cũng mất chừng 130.000 – 140.000 đồng. Tính cả tiền ăn sáng nữa, tôi bớt đi cả triệu chi phí mỗi tháng đấy!”
Nhiều người lớn tuổi đã về hưu cũng coi việc đi chợ đầu mối như một thú vui. Bác Nga (Xuân Thủy, Cầu Giấy) một cán bộ đã nghỉ hưu cho biết, sáng sáng, bác và những người lớn tuổi cùng khu rủ nhau đi tập thể dục, trên đường về ghé vào chợ Dịch Vọng mua thực phẩm. Bác bộc bạch: “Tôi rất thích đi chợ đầu mối Dịch Vọng, tuy hơi xa nhà một chút, nhưng cũng tiện đường. Đi với cả nhóm nên cũng vui, vừa tiết kiệm lại giúp đỡ được các con. Ví dụ cá trắm to ở chợ đầu mối chỉ có 60.000 - 65.000 đồng/kg nhưng mua ở chợ cóc lên đến 80.000 - 100.000 đồng/kg tùy hôm, còn thịt rọi quế ở đây chỉ 70.000 đồng/kg, về chợ gần nhà đã vọt lên 90.000 - 100.000 đồng…”
Cánh mày râu cũng xông pha vào chợ đầu mối ...
... xông xáo không kém chị em phụ nữ.
Dù những người mua lẻ ở chợ đầu mối phải chịu giá đắt hơn một chút so với các thương lái mua buôn, nhưng hầu hết đều vui vẻ hài lòng. Không ít chị em phụ nữ bận rộn với công việc, không dậy được sớm đã tranh thủ dịp cuối tuần đi chợ đầu mối mua thực phẩm về cải thiện ngày cuối tuần hoặc “khuân” cả đống rau củ, thịt gia cầm về bỏ tủ lạnh, dùng dần cho cả tuần.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều chợ đầu mối: như chợ đầu mối phía Nam (Tam Trinh, Hoàng Mai), chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân), chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy) và chợ Ngã Tư Sở (chân cầu vượt Ngã Tử Sở, Đống Đa) chuyên buôn bán các loại hàng rau củ, thịt gia súc gia cầm, thủy hải sản, chợ Long Biên chuyên hoa quả và rau xanh.
Đi chợ đầu mối đã trở thành thói quen của nhiều người.
Không chỉ tiểu thương mua buôn, những người mua lẻ cũng đổ đến chợ đầu mối.
Chợ Long Biên không còn "ngủ" vào 6 giờ sáng nữa ...
... mà thức cùng nhịp của người mua lẻ.
Hoa quả được phân loại bán theo giá khác nhau.
Tranh thủ lót dạ bát cháo đậu ....
... hoặc chợp mắt giây lát trong khi chờ khách.
Những loại hoa trái từ đặc sản như măng cụt, nhãn lồng ...
... đến vải thiều đều được bán với giá "mềm".
Cả hàng dài người đang chờ dỡ các xe vải "nước 1" vừa chuyển đến.
Dưa hấu Sài Gòn, Nghệ An, Bình Thuận... cũng góp mặt cho chợ sớm nhộn nhịp.
Hòa vào dòng người đi chợ sớm là những nữ cửu vạn ...
... và những người bán "phụ kiện" cho hoa quả (là xà cừ và lạt buộc).
Rau xanh cũng là mặt hàng chủ lực ở chợ Long Biên.
Bên cạnh những người mua buôn, mặt hàng này cũng không hiếm khách lẻ mua.
Giá hoa quả ở đây rẻ đến ngỡ ngàng. Xoài cát loại 1 (khoảng 600 - 800 gram/quả) chỉ chừng 40.000 - 50.000 đồng/kg, cam xanh loại 1 có giá 23.000 – 25.000 đồng/kg, nho xanh Việt Nam 140.000 đồng/hộp 5kg… Hoa quả nhập khẩu cũng rẻ hơn các cửa hàng chừng 20%. Đặc biệt, những loại hoa quả miền Bắc đang vào mùa như mận, vải thiều, giá chỉ bằng một nửa so với giá bán lẻ. Những mặt hàng hơi dập nát, thối một góc được phân loại, bán đổ đống với giá rẻ hoặc có khi… cho không.Bên cạnh những người mua buôn, mặt hàng này cũng không hiếm khách lẻ mua.
Vui vẻ vì mua được hàng đẹp, người phụ nữ này chuẩn bị đem đi bán rong.
Bắp cải, súp lơ được gọt sạch cho dễ bán. Phần lá già sẽ được bán cho những người muối dưa.
Tại chợ đầu mối, nhiều tiểu thương chuyển hướng bán lẻ.
Ở các chợ Dịch Vọng, chợ đầu mối phía Nam… tình hình cũng nhộn nhịp tương tự. Từ 5 - 8 giờ sáng, các chợ này luôn đông đúc, tấp nập người mua bán, từ các bà nội trợ, công chức cho đến mà sinh viên, công nhân. Giá cả ở đây cũng cực “mềm”.
Tranh thủ khách, những người quán quần áo "sida" cũng vào chợ đầu mối.
Có thể tiết kiệm được cả triệu mỗi thángGiá cả rẻ hơn nhiều so với các chợ dân sinh, nhưng không vì thế mà thực phẩm ở các khu chợ đầu mối kém tươi ngon hơn. Thậm chí, người tiêu dùng còn có cơ hội mua nhiều mặt hàng “nước đầu” (hàng loại 1) còn ngon hơn chợ dân sinh với giá rất hợp lý.
Không dễ đễ đi chuyển trong những khu chợ đầu mối đông nghẹt vào sáng sớm.
Tranh thủ mua thức ăn cho cả tuần.
Thịt gia cầm trong chợ đầu mối rẻ hơn từ 10.000 - 20.000 đồng/kg.
Chị Lan (công nhân quét dọn vệ sinh) cũng cho biết, “khi kết thúc ca làm việc lúc 7h sáng, tôi vẫn có thể dạo quanh chợ mua đủ loại thức ăn cho gia đình mà vẫn rất tươi ngon vì nhiều người bán buôn để lại một phần hàng để bán cho các bà nội trợ mua lẻ. Như trước đây, những đồ còn lại sau 6h thường không ngon nữa, tầm 7h chỉ có vét chợ thôi”.Nhiều người lớn tuổi đã về hưu cũng coi việc đi chợ đầu mối như một thú vui. Bác Nga (Xuân Thủy, Cầu Giấy) một cán bộ đã nghỉ hưu cho biết, sáng sáng, bác và những người lớn tuổi cùng khu rủ nhau đi tập thể dục, trên đường về ghé vào chợ Dịch Vọng mua thực phẩm. Bác bộc bạch: “Tôi rất thích đi chợ đầu mối Dịch Vọng, tuy hơi xa nhà một chút, nhưng cũng tiện đường. Đi với cả nhóm nên cũng vui, vừa tiết kiệm lại giúp đỡ được các con. Ví dụ cá trắm to ở chợ đầu mối chỉ có 60.000 - 65.000 đồng/kg nhưng mua ở chợ cóc lên đến 80.000 - 100.000 đồng/kg tùy hôm, còn thịt rọi quế ở đây chỉ 70.000 đồng/kg, về chợ gần nhà đã vọt lên 90.000 - 100.000 đồng…”
Cánh mày râu cũng xông pha vào chợ đầu mối ...
... xông xáo không kém chị em phụ nữ.