Ghé mắt nhìn vào khe cửa, con rể thấy mẹ vợ bày 1 thứ ra giường, không kiềm chế được lập tức xông vào

Bobo,
Chia sẻ

"Tôi ngước mặt lên trời, cảm nhận thế nào là tận cùng của bất lực".

Báo hiếu là một chủ đề lớn và ở bất cứ độ tuổi nào cũng quan tâm. Đặc biệt là khi bước qua độ tuổi 30, khi mà dưới bạn là con cái, trên bạn là bố mẹ đang già đi, sau lưng bạn là áp lực công việc, trước mắt bạn là áp lực đồng trang lứa, áp lực phải thành công...

Có nhiều người cảm thấy độ tuổi ngoài 30 là độ tuổi khó khăn nhất vì họ bắt đầu đặt ra những câu hỏi nghi ngờ năng lực bản thân, khi nỗ lực bao nhiêu cũng không kịp với tốc độ già đi của bố mẹ.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ là những người biết nghĩ cho con, có 1 cuộc sống tuổi già độc lập thì gánh nặng ấy sẽ vơi bớt. Nhưng nếu, là con cái trong gia đình có bố mẹ không có kế hoạch quản lý tài chính thì giống như 1 cái hũ không đáy, con cái có chu cấp bao nhiêu cũng không đủ, và sau cùng chỉ toàn là những lời oán trách về chuyện báo hiếu.

Dù chỉ là 1 nhóm nhỏ, song, những bậc cha mẹ này đã khiến tương lai của con cái họ trở nên đen tối hơn rất nhiều so với những người đồng trang lứa xung quanh. Chẳng có cách nào thoát ra vì con cái không thể chối bỏ cha mẹ.

Câu chuyện về nỗi khổ của một người đàn ông ở Thâm Quyến (Trung Quốc) khiến nhiều người mệt mỏi thay cho anh, chỉ biết gửi lời động viên vì nếu đặt bản thân mình vào tình cảnh của gia đình anh, cũng chẳng biết nên xử lý thế nào.

Xin được trích toàn bộ câu chuyện của người đàn ông được đăng tải trên nền tảng Toutiao đang thu hút hơn 1 triệu lượt xem và 300k lượt thảo luận.

Tôi là A Tường, 1 nhân viên văn phòng bình thường, kết hôn đã 5 năm nhưng chưa có con vì áp lực tài chính. Vợ tôi sau khi đi xuất khẩu lao động ở Nhật về đã nhận một công việc quản lý cửa hàng ăn ở khu đang sống. Tài chính của chúng tôi chỉ vừa đủ để xoay sở, chi tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền khám chữa bệnh, xăng xe... Chúng tôi thậm chí còn không dám nghỉ đến việc có con vì cảm thấy không kham nổi.

Mọi người có thấy lạ không? Khi vợ chồng tôi đều có thu nhập, tạm gọi là ổn định. Vợ tôi còn từng ra nước ngoài về, cũng phải có một số vốn chứ, tại sao lại "nghèo" vậy?

Đúng là vợ tôi đã từng có 1 số tiền nhưng đã dùng tất cả để trả nợ, thậm chí, còn mắc nợ thêm ở bên Nhật phải đi làm trả cho xong rồi mới về nước. Tôi yêu vợ nhiều nên chấp nhận cưới cô ấy, cùng vợ trả món nợ đó.

Nhưng đó không phải là do chúng tôi gây ra, mà do mẹ vợ.

Thời điểm đó, bà còn sống ở nông thôn nhưng liên tục báo nợ cho con vì thói cờ bạc, mê đỏ đen, tiêu xài vô lý. Mỗi tháng, 2 lần bà nhắn cho vợ tôi đang ở nước ngoài để hỏi có tiền chưa hoặc là báo nợ. Vợ tôi stress đến mức mốn bỏ trốn nhưng cuối cùng, chủ nợ vẫn tìm ra. Khi vợ tôi than khóc với mẹ vợ, thì bà mắng: "Tao đã sinh ra mày, cho ăn học rồi tìm cách cho mày đi nước ngoài, giờ là lúc báo hiếu".

Vợ tôi khóc nghẹn.

Cách đây 1 năm, khi vợ tôi về lại Thâm Quyến, kết hôn với tôi và chuẩn bị lên kế hoạch sinh con thì mẹ vợ tôi lại 1 lần nữa khiến tất cả đảo lộn.

Bà hay tin con gái trở về đã lập tức dọn lên ở chung. Tôi cũng là người cùng quê với mẹ vợ, không lạ gì "tiểu sử" của bà nên vô cùng ngán ngẩm. Nhưng giờ tôi đâu có lựa chọn khác? Tôi là con rể, không thể đuổi mẹ vợ ra khỏi nhà... Thế là tôi đành câm lặng.

Mẹ vợ không đi làm. Hàng ngày, bà sang hàng xóm để "điều binh khiển tướng". Đã rất nhiều lần tôi chứng kiến vợ mình khóc trong nhà vệ sinh, không muốn cho tôi biết tình trạng của mình tệ cỡ nào. Tôi hiểu nên cũng không đặt nặng vấn đề kinh tế với cô ấy, tiền lương của tôi dành hết để chi trả cho những khoản sinh hoạt phí trong nhà. Thỉnh thoảng đến những ngày lễ kỷ niệm, tôi dắt cô ấy đi mua sắm, nhìn thấy giá tiền, cô ấy đều giả vờ không thích, bảo tôi rằng: "Em còn nhiều đồ mới ở nhà".

Tôi đau lòng vợ tôi bao nhiêu, thì càng oán hận mẹ vợ bấy nhiêu. Nhưng tôi nào dám hỗn hào vì vợ tôi rất hiếu thảo, tôn trọng vợ nên tôi phải tôn trọng cả mẹ vợ.

Đến kế hoạch sinh con của vợ chồng tôi cũng phải gác lại vô thời hạn vì làm gì còn chi phí mà nuôi 1 đứa trẻ hay chuyển chỗ ở vì "quân số" ngày càng tăng?

Tôi tưởng ấm ức như thế đã đủ nhiều, có đến 1 ngày, đột ngột trở về nhà giữa trưa tôi phát hiện ra 1 chuyện động trời.

Bước qua phòng ngủ của vợ chồng tôi, tôi nghe thấy tiếng động lạ. Ghé mắt qua khe cửa, tôi như phát điên lên khi nhìn thấy cảnh mẹ vợ đang rải số vàng cưới của chúng tôi ra giường, dùng điện thoại soi xem 1 chiếc là bao nhiêu chỉ vàng, tính toán tổng số vàng cưới ấy là bao nhiêu tiền.

Tôi không kìm chế được, lập tức đẩy cửa xông vào, hét to: "Quá đủ rồi, mẹ dừng lại đi...".

Mẹ vợ tôi bị làm cho hoảng sợ lập tức lao về phía tôi giải thích: "Con Lan (tên vợ tôi) nhờ mẹ xem hộ đang có bao nhiêu để đi bán, gửi nó xoay sở vốn làm gì ấy, không phải như con nghĩ đâu...".

Tôi giận điếng người. Tôi biết đó là lời nói dối. Vợ tôi không bao giờ tự ý dùng số vàng này, cũng là thứ tài sản tích luỹ duy nhất của bọn tôi từ sau khi cưới. Tôi bật khóc. Như gom tất cả mọi tức giận và đè nén bấy lâu cho 1 khoảnh khắc trở thành giọt nước tràn ly này. Tôi bỏ ra ngoài trong ánh mắt ngỡ ngàng của mẹ vợ.

Bà lầm bầm sau lưng tôi: "Đã bảo là xem hộ vợ mày, tự nhiên lại khóc... Tao đã làm gì đâu".

Tôi gọi điện cho Anh Minh, một người anh thân thiết ở chỗ làm, hẹn đi nhậu tối đó để giải toả tâm trạng, cũng không định nói chuyện mình vừa nhìn thấy với vợ. Thì bất ngờ, vợ đã gọi cho tôi.

"A Tường, anh cứu mẹ em với. Mẹ em, mẹ em...", vợ tôi nấc lên ở đầu dây bên kia.

"Mẹ làm sao?", tôi hốt hoảng.

Mẹ đột quỵ rồi.

Tôi tiếp tục bị sốc. Chúng tôi xốc mẹ chở vào bệnh viện. Lúc đóng viện phí, Lan bảo tôi về lấy số vàng cưới bán đi để trang trải. Nhưng mọi người có biết không? Sau khi gặp tôi, bà đã đem chỗ vàng ấy bán hết, 1 phần đem đi trả nợ, 1 phần lao vào sòng bạc tiếp. Vì quá căng thẳng trong suốt thời gian dài ngồi "sát phạt" huyết áp bà đột ngột tăng cao rồi... ngã lăn ra.

Tôi ngước mặt lên trời, cảm nhận thế nào là tận cùng của bất lực.

Cuối cùng, chúng tôi đi vay 300 triệu để trang trải viện phí cho bà. Hiện tại, Lan phải tạm nghỉ việc để chăm mẹ, tôi phải tìm thêm 1 công việc mới để có thể cáng đáng mọi chi phí, trả tiền lãi đã vay.

Đến lúc này tôi mới thấm: Tiền rất quan trọng. Tiền quyết định mọi thứ. Nhưng cách dùng đồng tiền còn quan trọng hơn, nó quyết định cả tương lai, vận mệnh của một gia đình.

Tôi không thể nói trước về tương lai nhưng ngay lúc này, tôi chỉ muốn tâm sự những điều này để tìm sự đồng cảm với những đứa con cũng đang gánh vác trên vai thứ trách nhiệm gọi là BÁO HIẾU. Tôi hi vọng các bạn có thể báo hiếu trong hạnh phúc, chứ không phải như chúng tôi.

Nhiều netizen sau khi đọc xong câu chuyện này đã bật khóc, cảm thấy tình cảnh của A Tường quá bi đát, cũng không biết khuyên anh gì hơn ngoài chuyện hãy mạnh mẽ sống và vượt qua giai đoạn này.

"Với những ai sống trong gia đình có bố hoặc mẹ nghiện cờ bạc mới hiểu nó khổ cỡ nào, muốn thoát ra cũng không thoát được. Tôi từng phải chịu đựng rất nhiều nên tôi hiểu, nói thì dễ nhưng làm rất khó, phận làm con đâu phải ai cũng được hưởng từ bố mẹ có những bậc phụ huynh lạ lắm mà tôi không muốn phân tích sâu", tài khoản mini bình luận.

"Tôi mong bạn giữ gìn sức khoẻ bản thân và sống tiếp thật hạnh phúc, sau này nhìn lại bạn sẽ thấy nhẹ lòng. Còn đối với mẹ vợ, mong bà ấy có thể nhận ra 1 điều gì đó sau biến cố này. Chỉ có thể khi tâm thay đổi thì việc mới xoay chuyển. Chúc gia đình bạn hạnh phúc" , Yanag viết

Chia sẻ