'Gaslighting' là từ của năm 2022, có 100 triệu lượt tra cứu mỗi tháng
Từ 'gaslighting' đã được chọn là từ của năm theo hãng từ điển Merriam-Webster.
Hãng từ điển Mỹ Merriam-Webster vừa công bố từ "gaslighting" (một hình thức thao túng tâm lý) là từ của năm, sau khi các lượt tìm kiếm tăng 1740% trong 12 tháng qua và từ này được tra cứu nhiều lần mỗi ngày. Tuy nhiên, không giống như các từ khác, không có một sự kiện nào khiến sự tò mò này lại tăng biến như vậy.
Peter Sokolowski, Tổng Biên tập của Merriam-Webster cho biết: “Đó là một từ đã xuất hiện rất nhanh trong tiếng Anh, đặc biệt là trong 4 năm qua, đến nỗi nó thực sự gây ngạc nhiên cho nhiều người trong chúng tôi. Đây cũng là từ được tra cứu thường xuyên mỗi ngày trong năm”.
Theo Merriam-Webster, gaslighting là chỉ hình thức thao túng tâm lý thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài, khiến nạn nhân đặt câu hỏi về tính chính xác của suy nghĩ, nhận thức hoặc ký ức của chính họ và thường dẫn đến sự nhầm lẫn, mất mát về sự tự tin, lòng tự trọng, không chắc chắn về mặt cảm xúc và tinh thần của một người, đồng thời phụ thuộc vào kẻ thao túng.
Từ gaslighting thực tế đã xuất hiện cách đây hơn 80 năm. Đó là từ vở kịch có tên là "Gas Light" của Patrick Hamilton. Trong bộ phim, người chồng đã thao túng vợ mình để khiến cô tin rằng cô bị mất trí. "Thao túng tâm lý" là hành vi diễn ra trong nhiều thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ, nhưng chỉ trong vài năm gần đây chúng ta mới có ngôn từ chính xác để mô tả những gì đã xảy ra.
Thuật ngữ gaslighting đã được các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý sử dụng để mô tả lâm sàng về một hình thức kiểm soát cưỡng chế kéo dài trong các mối quan hệ lạm dụng.
Hãng từ điển Merriam-Webster ghi nhận 100 triệu lượt xem trang mỗi tháng trên trang web của mình. Vì thế, trang này đã chọn từ “gaslighting” làm từ của năm dựa trên các dữ liệu nhận về.
Điều đó cũng có nghĩa là, giờ đây nhiều người có thể xác định gaslighting là gì, tác hại mà nó gây ra và gọi tên nó. Thậm chí, những người đang bị gaslighting có thể nhận ra những gì mình đang trải qua thông qua các dấu hiệu và triệu chứng. Điều này mang đến sức mạnh và lòng dũng cảm cho nạn nhân, nó cũng mang đến cho nạn nhân thứ gì đó để nhận ra và bám vào.
Gasligting không chỉ giới hạn trong các mối quan hệ lãng mạn, việc thao túng trạng thái tinh thần của bạn để cho phép hành vi xấu của người khác được tiếp diễn có thể xảy ra trong cả mối quan hệ gia đình, bạn bè. Nó cũng có thể được các tổ chức, những người có thẩm quyền sử dụng như một chiến lược để thao túng đám đông.
Gaslighting cũng xảy ra ở nơi làm việc, chẳng hạn như một người sếp luôn hứa hẹn với nhân viên rằng dự án mới nhất mà cô ấy đang thực hiện sẽ là dự án cuối cùng minh chứng giá trị của cô ấy với cấp trên, và cô ấy sẽ được thăng chức hoặc tăng lương, khen thưởng... Nhưng tất nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra và trên thực tế người duy nhất ngăn cản bất kỳ điều gì trong số đó là sếp của cô ấy. Tư lợi và kiểm soát không chỉ là mong muốn được giới hạn ở các đối tác thân mật.
Nhưng cũng có một lưu ý thận trọng, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa kẻ nói dối là kẻ thao túng tâm lý. Gaslighting không chỉ đơn giản là nói dối, nó còn khiến bạn trở nên phụ thuộc vào kẻ thao túng đến nỗi bạn bắt đầu tự lừa dối chính mình và cảm thấy mình như đang sắp sửa phát điên.