Em bé bị bỏ rơi cùng bức thư xúc động của mẹ ở Quảng Trị mắc bệnh bại não
Trong quá trình chăm nuôi em bé bị bỏ rơi, chị Lân nhận thấy bé có nhiều biểu hiện lạ như: người luôn mềm nhũn, cổ và tay không cứng được. Đưa bé đi khám tại BV T.Ư Huế, tại đây các bác sỹ chẩn đoán bé mắc chứng bại não.
Như thông tin đã đưa từ tối 13.4, hình ảnh một em bé bị bỏ rơi cùng bức thư của người mẹ được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều cư dân mạng xúc động. Theo đó, thì bé trai 8 tháng tuổi bị bỏ rơi trước địa chỉ 41 đường Chu Mạnh Trinh (P.5, TP.Đông Hà, Quảng Trị) có tên là Nguyễn Văn Tâm. Dù có rất nhiều người muốn nhận nuôi cháu bé, nhưng ngay trong đêm 13.4, đại diện UBND P.5 đã lập biên bản bàn giao cho gia đình anh Lê Văn Vui và chị Phạm Thị Lân (trú nhà 4/7 đường Chu Mạnh Trinh) tạm thời chăm sóc.
Ngày 16/4 PV của chúng tôi đã đến nhà chị Lân và anh Vui để tìm hiểu thêm thông tin về bé. Bé Tâm khá bụ bẫm, khuôn mặt đáng yêu và rất ngoan. Bé ăn và uống sữa tốt.
Em bé bị bỏ rơi đang được chăm sóc tại nhà chị Lân, bé bụ bẫm và dễ thương.
Anh Vui, chị Lân làm dịch vụ vận chuyển hành khách tuyến Đông Hà đi Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị), đời sống gia đình tương đối khá giả. Tuy vậy, anh chị lại hiếm muộn và hiện chỉ có một bé gái. Những tưởng việc nhận nuôi bé Tâm là “duyên trời định” thì những diễn biến sau đó đã làm họ phải xót xa...
Kết quả chuẩn đoán của các bác sĩ BV T.Ư Huế xác định bé Tâm bị bại não.
Theo chị Lân, bé bị rơi ở trước cổng nhà một người bà con của chị. Ngay trong đêm đưa bé về nhà, khi tắm cho bé, chị đã phát hiện bé Tâm có nhiều biểu hiện lạ như: người luôn mềm nhũn, cổ và tay không cứng được, đêm nằm ngủ bé thở rất khó khăn...
Sáng hôm sau, cả nhà chị Lân đưa bé đi BV nhưng các BS tại Quảng Trị không phát hiện ra em bé bị bỏ rơi mắc bệnh gì. Chị Lân cùng mấy người hàng xóm tiếp tục đưa bé Tâm vào thăm khám tại BV T.Ư Huế. Tại đây, các bác sỹ đã chẩn đoán Tâm mắc chứng bại não.
Hiện tương lai của bé Tâm vẫn đang để ngỏ.
“Các bác sỹ bảo không nhập viện làm gì, cứ mang về cố nuôi vậy thôi. Họ cũng nói bệnh này hầu như không chữa được để Tâm trở thành người bình thường. Và chỉ cho đơn thuốc bổ về uống”, chị Lân nói.
Hai ngày qua, từ khi biết bệnh trạng của Tâm, gia đình chị Lân như ngồi trên đống lửa, dù ai cũng mến đứa bé tội nghiệp nhưng thật khó để nghĩ đến việc cưu mang bé lâu dài. Dù vẫn đang chăm lo cho bé, nhưng chị Lân cũng thấp thỏm theo từng nhịp thở của bé, cứ sợ có mệnh hệ gì...
"Tôi đã báo thông tin này với chính quyền địa phương và đang cùng với họ tìm cách để tháo gỡ, tìm một nơi có thể nuôi dưỡng bé một cách tốt nhất. Tôi rất muốn nhận nuôi bé nhưng giờ hai vợ chồng còn khỏe thì nuôi được chứ sau này già không ai chăm sóc thì tội nghiệp thằng bé lắm”, chị Lân buồn rầu nói.
Ngày 16/4 PV của chúng tôi đã đến nhà chị Lân và anh Vui để tìm hiểu thêm thông tin về bé. Bé Tâm khá bụ bẫm, khuôn mặt đáng yêu và rất ngoan. Bé ăn và uống sữa tốt.
Anh Vui, chị Lân làm dịch vụ vận chuyển hành khách tuyến Đông Hà đi Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị), đời sống gia đình tương đối khá giả. Tuy vậy, anh chị lại hiếm muộn và hiện chỉ có một bé gái. Những tưởng việc nhận nuôi bé Tâm là “duyên trời định” thì những diễn biến sau đó đã làm họ phải xót xa...
Theo chị Lân, bé bị rơi ở trước cổng nhà một người bà con của chị. Ngay trong đêm đưa bé về nhà, khi tắm cho bé, chị đã phát hiện bé Tâm có nhiều biểu hiện lạ như: người luôn mềm nhũn, cổ và tay không cứng được, đêm nằm ngủ bé thở rất khó khăn...
Sáng hôm sau, cả nhà chị Lân đưa bé đi BV nhưng các BS tại Quảng Trị không phát hiện ra em bé bị bỏ rơi mắc bệnh gì. Chị Lân cùng mấy người hàng xóm tiếp tục đưa bé Tâm vào thăm khám tại BV T.Ư Huế. Tại đây, các bác sỹ đã chẩn đoán Tâm mắc chứng bại não.
Chị Lân hết sức đau đớn trước việc bé Tâm bị mắc chứng bại não.
“Các bác sỹ bảo không nhập viện làm gì, cứ mang về cố nuôi vậy thôi. Họ cũng nói bệnh này hầu như không chữa được để Tâm trở thành người bình thường. Và chỉ cho đơn thuốc bổ về uống”, chị Lân nói.
Hai ngày qua, từ khi biết bệnh trạng của Tâm, gia đình chị Lân như ngồi trên đống lửa, dù ai cũng mến đứa bé tội nghiệp nhưng thật khó để nghĩ đến việc cưu mang bé lâu dài. Dù vẫn đang chăm lo cho bé, nhưng chị Lân cũng thấp thỏm theo từng nhịp thở của bé, cứ sợ có mệnh hệ gì...
"Tôi đã báo thông tin này với chính quyền địa phương và đang cùng với họ tìm cách để tháo gỡ, tìm một nơi có thể nuôi dưỡng bé một cách tốt nhất. Tôi rất muốn nhận nuôi bé nhưng giờ hai vợ chồng còn khỏe thì nuôi được chứ sau này già không ai chăm sóc thì tội nghiệp thằng bé lắm”, chị Lân buồn rầu nói.