Dùng thuốc tránh thai sai mục đích: hậu họa khôn lường
Dùng đúng mục đích, thuốc tránh thai có thể giúp chị em tránh thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ lại lợi dụng thuốc tránh thai cho những mục đích khác để rồi lãnh hậu quả “ngược”.
Tránh chu kỳ: Bị rong kinh cả tháng
Hai tháng trước, đang ngồi xem lịch chị Quỳnh Trang (ở Hưng Yên) chợt phát hiện chu kỳ kinh tháng rơi đúng vào mấy ngày Tết cổ truyền khiến chị băn khoăn vì chị đang có dự định về quê chồng tương lai ra mắt ngày mùng 2 Tết. Đã hẹn với người lớn thì không thể lỡ hẹn nhưng chị Quỳnh Trang lại lo lắng ngày "đèn đỏ" có thể khiến chị mất tự nhiên.
Nghe một người bạn mách rằng dùng thuốc tránh thai hàng ngày có thể giúp chị trì hoãn kinh nguyệt nhưng phải uống liên tục trong nhiều ngày, chị Trang không ngại ngần áp dụng thử với 2 vỉ loại 21 viên ngay trong tháng đó. Chị uống thuốc vào tất cả các ngày và quả nhiên chị không có hành kinh trong những ngày "đến tháng".
Thấy hiệu quả, chị tiếp tục sử dụng để tránh ngày kinh nguyệt của tháng tiếp theo. Sau hai tháng dùng thuốc tránh thai và thấy hiệu quả, chị dừng thuốc để có kinh trở lại. Nhưng kinh nguyệt lại ra nhiều làm chị mệt rã rời, tệ hơn, đã 2 tuần trôi qua mà chu kì của chị không thấy dấu hiệu thuyên giảm. Đi khám chị mới biết mình bị rong kinh, thậm chí "vùng kín" của chị đã có dấu hiệu viêm nhiễm do vệ sinh kém và phải nằm viện theo dõi.
Bác sĩ chuyên khoa sản Nguyễn Thị Được (đã từng công tác tại Viện 103) cho biết, uống thuốc tránh thai có thể trì hoãn hành kinh trong suốt thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân trên sử dụng thuốc trong thời gian quá dài nên dẫn đến tình trạng mất nhiều máu, kinh kéo dài.
Không chỉ gây rong kinh dài ngày, lạm dụng thuốc tránh thai trì hoãn kinh nguyệt còn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang và các bệnh phụ khoa khác.
Có những chị em phải chịu hậu quả của việc uống thuốc tránh thai không đúng cách và đúng mục đích. Ảnh Lê Hường
Rước họa vào thân vì dùng thuốc tránh thai làm đẹp
Ngoài lợi dụng thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt, nhiều chị em còn sử dụng loại thuốc này cho mục đích... trị mụn.
Trường hợp của chị Lý (ở Gia Lâm, Hà Nội) là một ví dụ. Vốn thiếu tự tin về làn da, mỗi lần nhìn những chị em có làn da mịn màng, chị Lý lại cảm thấy buồn vì làn da đầy mụn của mình.
Nghe nói thuốc tránh thai đa tác dụng, ngoài ngừa thai thuốc còn có tác dụng trị mụn, đẹp da, chị Lý cũng quyết định dùng thử. Từ ngày sử dụng thuốc tránh thai, chị phát hiện mặt đã mụn, da mặt cũng căng hơn trước.
Từ một phụ nữ tự ti về nhan sắc chị như “chộp” được bí kíp làm đẹp cho mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây chị thường hay có cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Cho rằng do áp lực công việc căng thẳng, chị chủ động điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ ngơi để khắc phục. Nhưng sau đó chị lại thấy da sạm hơn, vết thâm nám bắt đầu xuất hiện và lan nhanh ra các vùng da xung quanh.
Đi khám bệnh ở khoa da liễu, khoa ngoại thần kinh các bác sỹ đều chẩn trị, chị bị tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Từ đó chị kiên trì đi khám và điều trị da liễu.
Hỏi về trường hợp này, bác sĩ Được khẳng định: Có một số loại thuốc tránh thai có tác dụng trị mụn trứng cá, làm da căng mịn nhưng chỉ trong tình trạng mụn trứng cá nặng do vấn đề nội tiết theo chỉ định của bác sĩ. Còn ngược lại, có những người có cơ địa không thích hợp nếu sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên có thể gây hiện tượng nám da, sạm da, tàn nhang.
Phải thừa nhận rằng, thuốc tránh thai có tác động đến hormone nên nó phần nào có tác dụng giúp da dẻ mịn màng, tránh mụn và kiềm chế sự rụng trứng (trì hoãn kinh nguyệt). Tuy nhiên, đây không phải là tác dụng chính của thuốc tránh thai và hầu hết các loại thuốc tránh thai không được sản xuất ra nhằm phục vụ mục đích này.
Các nhà sản xuất cũng ghi rõ liều lượng, cách dùng và các khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng kèm theo các hộp thuốc, bởi thuốc thuốc tránh thai cũng có tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt, cương ngực, đau đầu, chóng mặt... Nhưng hầu hết chị em khi dùng thuốc đều chủ quan và bỏ qua những khuyến cáo này. Thậm chí, chị em còn tự ý mua thuốc về dùng chứ không tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Điều này rất dễ gây ra những hậu quả nguy hiểm đáng tiếc như trên.
Dùng thuốc tránh thai sai mục đích, quá liều còn gây hậu quả lâu dài như hiếm muộn, vô sinh, ung thư vú.... Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ thì chất progestin, thành phần chính trong thuốc thuốc tránh thai là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thu vú và ảnh hưởng chức năng mang thai của nữ giới.
Những phụ nữ mắc bệnh dưới đây không nên dùng thuốc tránh thai. bời có những loại bệnh "khắc tinh" với thuốc tránh thai