Dồn hết tài chính, tâm lực cho con du học về vẫn loay hoay tìm việc, nhiều cha mẹ chuyển hướng đầu tư

VV,
Chia sẻ

Xu hướng cho con đi du học đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi nhiều cha mẹ Việt nhận ra các cơ hội lớn khác cho tương lai của con ở trong nước.

Du học 4 năm, về nước... thất nghiệp

Hà Anh có 4 năm sang Pháp học về truyền thông. Thời điểm cậu được cha mẹ dồn tiền cho đi du học, truyền thông đang là ngành hot tại Việt Nam, được xem là "việc nhàn, lương cao". Nhưng mọi dự tính của gia đình đã thất bại sau 4 năm.

Do chưa có kinh nghiệm va vấp với môi trường tại Việt Nam, Hà Anh gặp khó khăn trong việc tìm công việc như mong muốn. Cậu chỉ có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên với mức lương trung bình tầm 15 - 20 triệu/tháng. Các vị trí quản lý luôn được ưu ái dành cho những người có kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm làm báo. Hơn nữa các kiến thức về truyền thông mà Hà Anh học ở nước ngoài chưa thể áp dụng với thực tế tại Việt Nam.

Sau 1 năm nhảy việc 3 nơi, Hà Anh quyết định đổi nghề. Cậu đi làm hướng dẫn viên du lịch cho một công ty lữ hành quốc tế, cũng là công việc mà cậu cảm thấy được sống đúng là mình nhất. 

70827933_2272853166171139_7167674459900346368_n

Nhiều năm gần đây, cho con đi du học sau khi tốt nghiệp cấp 3 là lựa chọn của nhiều gia đình. Rất nhiều thanh niên đi du học với bao nhiêu vốn liếng tài chính cùng hy vọng của cha mẹ nhưng trở về với con số 0 như Hà Anh. Phần lớn các gia đình cho con "xuất ngoại" thuộc tầng lớp trung lưu, không quá dư dả nên luôn phải tính toán, cân đối tài chính cho 4 - 5 năm học tập của con. Nhiều trường hợp thậm chí phải bán nhà bán đất để dồn sức lo cho con học hành khi quá trình học tập của con bị kéo dài, hoặc không có sự chuẩn bị tài chính kỹ càng. 

Đáng nói là, càng tập trung đầu tư thì họ càng đặt kỳ vọng cao vào tương lai như công việc tốt, vị trí cao, lương "khủng". Nhưng thực tế lại không như viễn cảnh được vẽ ra. Nhiều ngành nghề được xem là "hot", "việc nhàn lương cao" ở Việt Nam nhưng sau nhiều năm không có sự tăng trưởng, trong khi thị trường lao động lại dư thừa dẫn đến bão hòa, không thể đạt được mức thu nhập tương xứng với số tiền đầu tư du học ban đầu.

Hoàng Nhất Nam, 31 tuổi, là chủ một trung tâm tiếng Anh dành cho trẻ em. Công việc thầy giáo tiếng Anh này được Nhất Nam khởi động hai năm nay, sau 1 năm không việc làm từ chuyến đi 5 năm sang Mỹ du học ngành Y. Nam cho hay, bạn của anh cũng học 4 năm tại Úc ngành kinh tế và hiện đang là nhiếp ảnh tự do. Hạnh phúc với công việc hiện tại nhưng điều mà Nam tiếc nuối nhất là hàng tỷ đồng bố mẹ gom góp, đầu tư cho con cái với quá nhiều hy vọng để rồi thất vọng mà nguyên nhân là sự lựa chọn sai lầm ngay từ bước đầu tiên.

71774403_407761699904792_8277083350183706624_n

Đầu tư có định hướng và tìm kiếm thị trường "ngách"

Từ những câu chuyện thực tế, nhiều cha mẹ ở thành thị và phụ huynh trung lưu ở tỉnh lẻ đã bắt đầu tìm kiếm những hướng đầu tư ít tốn kém hơn và mức độ rủi ro thấp hơn. Du học không còn là phương án được ưu tiên số 1, thay vào đó là những kế hoạch vẫn bị xem là "dự bị" nhưng có tính khả thi cao, tiết kiệm chi phí. Đó là học trong nước nhưng nhắm tới ngành nghề thuộc thị trường "ngách", du học là bước tiếp theo nhưng có định hướng cụ thể và tìm hiểu kỹ lưỡng về nhu cầu nhân lực của xã hội.

Chị Nguyễn Bích Hậu, 38 tuổi, phụ trách hành chính nhân sự của một công ty lớn chia sẻ, gia đình chị đã định hướng cho con học ngành phi công ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3. Đây là ngành học mà theo chị rất đáng để đầu tư tài chính.

68486218_2542274319341728_1348651109975064576_n

"Hai năm trước, gia đình tôi lên kế hoạch cho con du học nhưng quan điểm của tôi là phải chọn kỹ nghề nghiệp tương lai trước khi lên đường, không thể cứ để con ra nước ngoài rồi lựa chọn ngành học theo cảm tính. Sau một thời gian tìm hiểu và cảm nhận thị trường lao động, tôi thấy rằng phi công thực sự là một nghề đáng giá. Nghề này thuộc thị trường "ngách", vô cùng khan hiếm nhân lực, và do đặc thù công việc lẫn sự khan hiếm mà mức thu nhập thuộc "hàng khủng", từ 100 - 200 triệu/tháng. Với khả năng và trình độ của bố mẹ hiện tại, ở tuổi cận kề 40 rồi, mức lương đó là mức lương không thể với tới.

Tất nhiên tiền đầu tư cho con học phi công cũng nhiều nhưng chỉ trong vòng 2 - 3 năm đi làm là một phi công đã kiếm đủ số tiền bù lại chi phí học tập. Những năm sau đó cuộc sống rất ổn định ở mức cao, có cơ hội đi khắp thế giới, làm việc trong môi trường quốc tế, phát triển bản thân hơn nhiều so với các ngành nghề phổ thông khác. Đó là phần lãi mà không phải nghề nào cũng có", chị Hậu chia sẻ.

Chị Mai Anh, 45 tuổi, hiện có con gái sinh năm 2002, cũng đồng quan điểm. "Nếu chỉ cho con đi du học rồi lựa chọn ngành nghề bất kỳ theo cảm tính thì vẫn là mơ hồ, thiếu thực tế bởi có những lĩnh vực quá thừa nhân lực, hoặc ở Việt Nam lại không cần, hay có quá nhiều du học sinh học ngành đó dẫn đến tỉ lệ cạnh tranh cao. Trừ khi con bạn đủ xuất sắc để ở nước ngoài làm việc đúng chuyên môn. Ngoài việc tìm nghề theo sở trường, sở nguyện của con, gia đình tôi cũng tập trung tìm hiểu những lĩnh vực không phổ biến nhưng khan hiếm nhân lực như ngành hàng không".

71667455_517768702335139_895794787691528192_n

Đào tạo và xuất khẩu phi công có hút cha mẹ Việt bỏ vốn đầu tư thay vì đưa con ra nước ngoài?

Chị Nguyễn Bích Hậu chia sẻ, trong quá trình tìm hiểu về nghề phi công, gia đình chị dự định sẽ cho con học 2 năm trong nước, sau đó sẽ sang Mỹ hoặc Úc để du học như con đường truyền thống. Chi phí mà chị tạm tính là từ 5 - 7 tỷ đồng. Đây là mức đầu tư mà chị chấp nhận vì tính khả thi của việc hoàn vốn.

Tuy nhiên, khi biết Việt Nam đã có Vinpearl Air đơn vị đào tạo phi công với toàn bộ quy trình, giáo trình và nhân lực huấn luyện nhập khẩu từ nước ngoài thì chị Hậu chọn để con học ngay tại Việt Nam. "Nếu con học ở Việt Nam, chi phí có thể tiết kiệm được một nửa, lại được hưởng chính sách vay vốn lâu dài mà không bị ràng buộc về hợp đồng lao động sau khi tốt nghiệp. Về chất lượng đào tạo thì tôi tin ngành nghề đặc thù này không thể làm không tốt được", chị Hậu cho hay.

70999997_510313339805971_2881255776611991552_n

Chị Mai Anh cũng bày tỏ, thị trường hàng không là lĩnh vực mà lứa tuổi con chị đặc biệt quan tâm vì hình ảnh đẹp đẽ, ấn tượng của các phi hành đoàn trên truyền thông. Điều này thúc đẩy những bậc phu huynh có con cái ở tuổi phải lựa chọn nghề nghiệp tương lai phải tìm hiểu và định hướng kịp thời. "Một trong những lý do khiến tôi bị thu hút là công việc này có tính rèn luyện cá nhân cao, phát triển bản thân, có địa vị xã hội và được trân trọng. Đầu vào của ngành cũng không đòi hỏi những con ngoan trò giỏi mà cần người phát triển toàn diện, có tư duy tốt và khả năng ngoại ngữ, rất phù hợp với bọn trẻ học trường tư như con cái chúng tôi. Trước đây, nghề phi công ít nhiều vẫn là một bí ẩn với số đông. Khi Việt Nam có thể đào tạo được phi công thì cũng sẽ mở ra cơ hội lớn cho rất nhiều gia đình không quá giàu có, có mức thu nhập trung lưu như gia đình tôi".

Chị Mai Anh cũng nói thêm: "Dù lựa chọn ngành nghề công việc gì, ngoài tính toán về đầu ra để quyết định rót vốn đầu tư cho tương lai của con thì tôi nghĩ bố mẹ cũng cần xem xét sự tương thích của nghề với khả năng và niềm yêu thích của con cái nữa".

Nguyễn H.P, 32 tuổi, từng sang Mỹ du học theo sự sắp xếp của gia đình khi còn học phổ thông nhưng anh đã kiên quyết về nước để lựa chọn một con đường riêng. Hiện H.P đang là phi công dân dụng cho một hãng hàng không của Việt Nam. Anh chia sẻ, cha mẹ và con cái nên cùng thảo luận để hoạch định tương lai. Nhưng tốt hơn cả là cha mẹ định hướng từ sớm cho con kèm theo việc truyền cho con niềm yêu thích với ngành nghề đó thay vì chỉ áp đặt đơn thuần.

Với mục tiêu đem lại cái nhìn toàn diện cho phụ huynh và các bạn trẻ về nghề phi công, nhu cầu nhân sự của ngành hàng không và cách thức để tham gia khóa đào tạo phi công, Vinpearl Air sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng các chuyên gia, người trong ngành, những phi công có nhiều kinh nghiệm trong nghề hiện đang công tác tại Vinpearl Air. Phụ huynh và các bạn trẻ sẽ được tư vấn trực tiếp và có thể nộp hồ sơ ngay tại sự kiện.

Ứng viên cũng có thể nộp hồ sơ Dự tuyển online cho đợt tuyển sinh thứ 2 của khóa 1 qua email tuyensinhhangkhong@vingroup.net (từ 28/9 – 15/11). Thông tin chi tiết liên hệ hotline 0353 593 366/ 0353 793 366/ 0353 673 366/ 0353 713 366.

Để đăng ký nhận thông tin tư vấn trực tiếp qua điện thoại, mời các bạn để lại thông tin tại: https://hocvienphicongvas.bizfly.vn/#dangkydutuyen

Chia sẻ