Liệu bạn có tò mò về nghề phi công - nghề nghiệp được cho là "hào nhoáng" và "sung sướng" bậc nhất?

JJJ,
Chia sẻ

Chia sẻ của cơ trưởng/blogger Patrick Biedenkapp - phi công với 10 năm kinh nghiệm lái Airbus A300, một trong những loại máy bay dân dụng lớn nhất thế giới.

Xin chào những người trẻ đang ấp ôm giấc mộng làm phi công!

Tôi là Patrick Biedenkapp, cơ trưởng với kinh nghiệm 10 năm trong ngành hàng không. Đúng 10 năm về trước, tôi đã đặt bút kí hợp đồng để ngày ngày làm việc tại "văn phòng trên mây" độc nhất vô nhị.

Đầu tiên, nghề phi công là gì?

Đầu tiên, phi công (pilot) hiểu đơn giản là người lái, điều khiển máy bay hoặc thiết bị bay. Phi công là một trong những nghề nghiệp phức tạp và có yêu cầu cao nhất thế giới - Bạn sẽ được đào tạo và phải vượt qua nhiều kỳ thi, bài kiểm tra về thể lực, kiến thức và kỹ năng điều khiển máy bay.

Thật không ngoa khi nói rằng, phi công là nghề nghiệp "văn võ song toàn".

Liệu bạn có tò mò về nghề phi công - nghề nghiệp được cho là "hào nhoáng" và "sung sướng" bậc nhất? - Ảnh 1.

Gia nhập ngành hàng không

Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi bắt đầu chuẩn bị nền tảng thể lực cũng như một số hiểu biết cơ bản về ngành hàng không để trở thành sinh viên bay cho Lufthansa (hãng hàng không của Đức). Đáng tiếc là, tôi bị đánh trượt ngay từ vòng đầu vì tỏ ra quá lo lắng do tâm lý bất ổn. Khi đó, tôi cực kỳ chán nản nhưng chính "cú ngã" ấy lại giúp tôi có cái nhìn mới về nghề phi công: Chỉ khi thực sự sẵn sàng, bạn mới được đào tạo phi công - người chịu trách nhiệm đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho hàng trăm con người trên mỗi chuyến bay.

Ngoài ra, việc không có nguồn lực tài chính vững chắc khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn và phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập trở thành phi công. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo bay cơ bản ở Đức, tôi thực tập cho một số hãng hàng không với vai trò lái phụ cho chuyên cơ tư nhân.

Về giấy phép hành nghề phi công

Phải thú thực rằng, để có được giấy phép hành nghề phi công rất phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó chỉ là giấy phép và không phải là bằng cấp. Nếu có hạn chế về sức khỏe, bạn sẽ bị cấm bay vô thời hạn.

Cơ hội trong công việc

Thực sự hào nhoáng nhưng hàng không là ngành công nghiệp đầy thăng trầm. Là một nhân viên, bạn sẽ bị phụ thuộc vào lợi nhuận của hãng. Nếu hãng không thể đương đầu với khủng hoảng kinh tế hoặc điều hành kém, bạn sẽ mất việc và phải tìm kiếm thương hiệu khác.

Tức là, một khi hãng còn máy bay và hành khách, phi công sẽ rất có giá và ngược lại. Nhưng đó là tình huống xấu thôi, chừng nào còn là phi công - bạn sẽ được cả xã hội nể trọng vì đây là nghề nghiệp phức tạp, đòi hỏi tinh thần thép và chuyên môn cao.

Liệu bạn có tò mò về nghề phi công - nghề nghiệp được cho là "hào nhoáng" và "sung sướng" bậc nhất? - Ảnh 2.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất - thu nhập

Xã hội cho rằng, phi công là nghề nghiệp dễ dàng đem đến sự giàu có. Bản thân tôi thấy điều này vừa đúng vừa sai.

Thị trường việc làm cho phi công trên toàn thế giới rất khác biệt, hiện tại, trả lương hời nhất cho phi công có lẽ là Trung Quốc. Khi bắt đầu làm lái phụ vào năm 2010, mức lương ròng của tôi là 2800 euro (khoảng 71 triệu đồng).

Lương dành cho phi công không đồng đều, mà phụ thuộc vào hãng hàng không mà bạn làm việc. Tôi không được phép tiết lộ mức lương hiện tại của một cơ trưởng, tuy nhiên, tôi dám đảm bảo nó đủ để bạn có thể lo cho gia đình và để ra một khoản tiết kiệm không nhỏ hằng năm. Còn nữa, phi công cho một số hãng lớn được miễn thuế thu nhập, nó sẽ nâng thu nhập ròng của bạn lên rất nhiều đấy.

Thời gian rảnh và đời sống xã hội của một phi công?

Rất nhiều người hỏi rằng, phi công vốn đã bận rộn, liệu có thời gian rảnh và đời sống xã hội bình thường không? Câu trả lời là có! Tuy nhiên, bạn phải biết cách tổ chức và phân bổ thời gian thật tốt.

Tôi thường xuyên có thời gian rảnh vào giữa tuần trong khi người bình thường vẫn phải cật lực làm việc (ngành dịch vụ mà). Điều tôi thích nhất khi làm phi công là gì bạn biết không? SẼ KHÔNG BAO GIỜ phải đem việc về nhà làm!

Hiện tại, mỗi tháng tôi có khoảng 10 ngày nghỉ. Đôi khi nửa tháng liền không phải "lên trời". Thi thoảng, tôi sẽ có 4 ngày để nghỉ ngơi giữa các chặng bay dài - có nghề nghiệp nào sung sướng như vậy không?

Điều hạn chế duy nhất chính là phải xa nhà, đôi khi là cả tháng liền. Vậy nên, hãy yêu và kết hôn với người có thể thông cảm cho đặc thù nghề nghiệp của bạn nhé!

Lịch trình của phi công

Trong 10 năm qua, tôi đã đặt chân đến hàng trăm địa điểm nổi tiếng ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Thường thì, thời gian được nghỉ ngơi của phi công sau mỗi chuyến bay là 10 tiếng đến 2 ngày tùy thời điểm. Khi được làm cơ trưởng, bạn có toàn quyền lựa chọn khách sạn mà mình muốn nghỉ chân, tuyệt vời lắm đấy.

Trước khi bay, bạn sẽ nhận được lịch trình cố định và biết rõ mình sẽ có bao nhiêu thời gian rảnh giữa các chuyến bay - cơ hội tốt để đi mua sắm, du lịch và làm bất cứ điều gì mình muốn ở một chân trời mới - miễn là tuân thủ chính xác giờ giấc thôi.

Liệu bạn có tò mò về nghề phi công - nghề nghiệp được cho là "hào nhoáng" và "sung sướng" bậc nhất? - Ảnh 3.

Giờ làm việc

Phi công không phải là nghề nghiệp 9h check-in và 5h chiều được ra về! Bạn sẽ phải chấp nhận thực tế rằng giờ giấc đi làm rất thất thường. Nhân sự của ngành hàng không không hề có ngày nghỉ cuối tuần cố định.

Sẽ có ngày bay 1 chuyến, có ngày lại đến 3 chuyến. Sự thất thường ấy sẽ giúp bạn có "tinh thần thép" và cơ thể cực kỳ khỏe mạnh. Những chuyến bay đêm đầy căng thẳng cũng dần không còn đáng sợ nữa.

Chính ra, tôi yêu lịch làm việc thất thường này - bạn sẽ không phải thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày. Làm là làm và nghỉ ngơi là nghỉ ngơi, không có chuyện bạn phải bận tâm về công việc trong lúc xả hơi!

Liệu bạn có tò mò về nghề phi công - nghề nghiệp được cho là "hào nhoáng" và "sung sướng" bậc nhất? - Ảnh 4.

Đời sống của phi công trong đội bay

Làm phi công có nghĩa là trở thành thành viên trong một gia đình lớn! Tất cả thành viên trong đội bay đều có chung niềm đam mê với bầu trời và luôn nỗ lực đem đến chuyến bay an toàn nhất có thể.

Họ luôn chăm sóc và hỗ trợ nhau trên mọi khía cạnh, bạn sẽ khó lòng tìm thấy nguồn năng lượng tích cực và sự nhiệt tình nào lớn hơn trong công việc khác. Tính kỷ luật, trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu và không bao giờ có chuyện bạn bị lãng quên hay bỏ rơi. Phải xa nhà, đội bay chính là gia đình thứ 2 mà bạn có thể tin tưởng, được nghỉ ngơi và khám phá những vùng đất mới cùng nhau là niềm vui nhân đôi!

Phát triển bản thân

Mới đây, tôi đã có tổng cộng 3000 giờ bay an toàn và nó được coi là mốc son chói lọi của một phi công. Một trong những khía cạnh tôi yêu thích của nghề này là bạn sẽ không ngừng học hỏi và cải thiện kỹ năng cá nhân. Ngành hàng không yêu cầu nhân sự phải liên tục cập nhật các thủ tục và quy định mới. Và ngay cả khi lái một chiếc máy bay trong hàng nghìn giờ, bạn sẽ luôn tìm được điều gì đó mới mẻ.

Khỏe mạnh, hiểu biết và luôn có những câu chuyện thú vị về bầu trời để chia sẻ với mọi người, đôi khi tôi còn cảm thấy ngưỡng mộ… chính mình (đùa đấy).

Liệu bạn có tò mò về nghề phi công - nghề nghiệp được cho là "hào nhoáng" và "sung sướng" bậc nhất? - Ảnh 5.

Là phi công chuyên nghiệp, tôi đã trải qua vô vàn khoảnh khắc thú vị, đầy tự hào nhưng cũng không thiếu những thời điểm căng thẳng đến rớt tim - Khi đó, tôi không có bất cứ lựa chọn nào ngoài nỗ lực vượt qua.

Tóm lại, công việc nào cũng đi kèm ưu và nhược điểm của nó. Công việc khác có thể ít căng thẳng hơn nhưng hiếm có nghề gì thú vị và lương cao bằng phi công! Cuối cùng thì, chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn và hành động của bản thân trong cuộc sống.

Trong 3 ngày 28/09, 02/10 và 04/10, lần lượt tại 3 địa điểm Hà Nội, Sài Gòn và Hà Tĩnh, Vinpearl Air – Thành viên của Tập đoàn Vingroup sẽ tổ chức chuỗi sự kiện Ngày hội tư vấn tuyển sinh phi công mang tên "Cùng Vinpearl Air chinh phục bầu trời". Đây là sự kiện tư vấn phục vụ cho đợt tuyển sinh thứ 2 cho khóa 1 năm học 2019.

Với mục tiêu đem lại cái nhìn toàn diện cho phụ huynh và các bạn trẻ về nghề phi công, nhu cầu nhân sự của ngành hàng không và cách thức để tham gia khóa đào tạo phi công, Vinpearl Air sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng các chuyên gia, người trong ngành, những phi công có nhiều kinh nghiệm trong nghề hiện đang công tác tại Vinpearl Air. Phụ huynh và các bạn trẻ sẽ được tư vấn trực tiếp và có thể nộp hồ sơ ngay tại sự kiện.

Ứng viên cũng có thể nộp hồ sơ Dự tuyển online cho đợt tuyển sinh thứ 2 của khóa 1 qua email tuyensinhhangkhong@vingroup.net (từ 28/09 – 15/11). Thông tin chi tiết liên hệ hotline 0353 593 366/ 0353 793 366/ 0353 673 366/ 0353 713 366.

Để đăng ký nhận thông tin tư vấn trực tiếp qua điện thoại, mời các bạn để lại thông tin tại: https://hocvienphicongvas.bizfly.vn/#dangkydutuyen

Chia sẻ