"Nhà giàu mới theo nghề phi công" - Định kiến sai lầm mà bạn cần phải phá bỏ ngay vì đam mê và sự táo bạo mới là yếu tố quyết định lớn nhất!

JJJ,
Chia sẻ

Câu chuyện của một học viên phi công ở tuổi "quá hăm, suýt băm" dám dấn thân và theo đuổi chân trời xanh biếc trong buồng lái 180 độ.

Trò chuyện với 2 phi công Alaska đã nghỉ hưu dưới ánh lửa trại và bầu trời đầy sao, chưa bao giờ mong muốn trở thành phi công lại thôi thúc tôi mãnh liệt đến vậy.

Nghe tôi chia sẻ, họ rất đỗi ngạc nhiên khi tôi không theo đuổi công việc này sớm hơn, họ nói tôi có tính cách và sự điềm tĩnh phù hợp để làm phi công.

Đã rất lâu rồi, tôi mới có hứng thú và cảm thấy thoải mái như vậy. Chúng tôi đang có mặt tại khu cắm trại bên ngoài sự kiện được cho là "lễ kỷ niệm lớn nhất của ngành hàng không thế giới".

Quyết định làm lại từ đầu với nghề phi công của gã trai "quá hăm, suýt băm"

Tôi quyết định tham gia huấn luyện bay, dù biết rõ bản thân sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn và trắc trở. Trong nghề phi công, nam giới đang chiếm 94%, còn nữ là 6%, điều đó có lẽ không quan trọng - trở ngại ngay lúc này chính là độ tuổi, trai 30 vẫn muốn đi học phi công liệu có muộn quá không?

Vài năm trước, tôi đã có công việc bàn giấy ổn định, có đủ tiền để trả sạch sẽ các khoản nợ từ thời sinh viên. Để trở thành phi công, tôi sẽ phải đi học và tiếp tục vay nợ - điều này khá đáng sợ, vì nhiều ngân hàng đã đình chỉ các khoản vay để đào tạo phi công sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Ai cũng chỉ được sống 1 lần, tôi quyết tâm dấn thân và bỏ ngoài tai mọi lời can ngăn theo kiểu "có tuổi rồi thì kiếm nghề nghiệp ổn định đi em ơi, đừng bay bổng nữa".

maxresdefault

Để giảm bớt gánh nặng tài chính, tôi rời New York và chuyển đến Midwest, nơi có mức sống rẻ hơn, gần các trường bay hơn. Thế nhưng, cuộc sống này không bằng phẳng như đường băng, tôi suýt nữa đã ngất xỉu trong buổi huấn luyện đầu tiên. "Chẳng lẽ sự nghiệp phi công của mình kết thúc ngay khi nó chưa bắt đầu?" - Tôi trộm nghĩ, và có thể việc chọn nghề phi công ở kiếp này là một sai lầm, vì đơn giản là tôi không đủ trẻ khỏe và giàu có.

Chưa hết, cú đặt cược muộn màng này dường như không có lợi cho tôi.

Vào thời điểm đó, chương trình huấn luyện phi công "đơn giản, một cửa" của Học viện Hàng không Hoa Kỳ (Aviation Academy of America) hứa hẹn sẽ giúp một sinh viên chưa biết gì có được giấy phép Phi công thương mại và Giảng viên bay được chứng nhận chỉ trong 12 - 15 tháng. Ngoài ra, người theo học sẽ có khoảng 270 giờ bay - vẫn quá ít ỏi so với mức tối thiểu 1500 giờ bay mà Cục Hàng không Liên bang (FAA) yêu cầu mỗi phi công phải có nếu muốn làm việc cho các hãng hàng không lớn.

Sự khác biệt chủ yếu được tạo ra bởi số giờ bay tích lũy khi làm giảng viên bay, với mức lương hàng năm dự khiến khoảng 37.000 USD (860 triệu đồng) - vẫn ít hơn 5000 USD so với lương trung bình của tài xế xe tải ở Mỹ. Con số này thậm chí còn thấp hơn nếu bạn làm việc cho hãng nhỏ, nó chỉ có thể tăng tiến theo thâm niên của bạn.

earn-money-while-you-travel

Năm 2018, mức lương phi công trung bình tại các hãng hàng không nhỏ dao động từ 31.000 - 77.000 USD/năm (720 triệu - 1,8 tỷ đồng). Trong khi đó, bay chính tuyến cho các hãng hàng không lớn như JetBlue và Delta có thể được 106.000 - 144.000 USD/năm (2,46 - 3,34 tỷ đồng).

Tại trường huấn luyện bay gần nơi ở mới ở Midwest, tôi thường bị các học viên trẻ tuổi gọi bằng "chú". Vâng, chính xác thì những người đáng tuổi chú ở đây hầu như đã là chuyên gia hàng không, chứ không phải mới bắt đầu theo đuổi như tôi.

Cục Hàng không Liên bang (FAA) yêu cầu học viên đăng kí theo học lấy bằng phi công dân sự căn bản (Private Pilot License hay PPL) phải ít nhất 17 tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể đăng kí lấy chứng chỉ sinh viên phi công ngay từ 14 tuổi.

Hồi 14 tuổi, tôi thậm chí còn chưa được ngồi máy bay và coi du lịch bằng máy bay là điều gì đó rất xa xỉ, chứ đừng nói đến nghề nghiệp khả thi cho một cậu trai chưa biết gì. Tất nhiên, miễn là ai đó có thể vượt qua các yêu cầu y tế, sức khỏe - không có độ tuổi nào bị coi là "quá già" để học làm phi công. Tuy nhiên, hàng không là ngành công nghiệp coi thâm niên là tất cả, việc gia nhập tương đối muộn của tôi chắc chắn có nhiều bất lợi.

Nhiều ý kiến cho rằng, các phi công không bắt đầu sự nghiệp vì tiền, mà do tình yêu với bầu trời. Đó quả thật là điều tốt đẹp nếu tôi được người trong ngành hàng không tư vấn khi còn trẻ, hoặc những cô cậu mới tốt nghiệp trung học với bầu nhiệt huyết tuôn trào. Nhưng với tôi và những người cùng cảnh ngộ, đam mê là không đủ để trả các hóa đơn - và với nghề phi công, thu nhập của những năm đầu chưa thực sự tương xứng với yêu cầu cao, nhiều giờ làm việc căng thẳng và trên hết là phải chịu trách nhiệm cho sức khỏe, tính mạng của hàng chục, hàng trăm hành khách.

Với những cá nhân thực sự đam mê và dám dấn thân, luôn có cơ hội để bạn trở thành phi công

SPA-pilots-in-a-cockpit

Thế nhưng, ngành hàng không chẳng thiếu chỗ cho những phi công tài năng: Theo báo cáo của Boeing vào năm 2017, sự phát triển toàn cầu của công nghiệp hàng không cần tới 637.000 phi công mới vào năm 2036 (cần trung bình 87 phi công mới mỗi ngày). Và khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới 40% của nhu cầu đó.

Đầu năm 2018, Air France (Pháp) thông báo sẽ mở lại chương trình đào tạo phi công thí điểm, hứa hẹn hỗ trợ đầy đủ chương trình cơ bản lẫn công việc và tiền lương cho học viên. Chương trình này kéo dài khoảng 20 - 24 tháng, trong thời gian đó - học viên sẽ được trả 80 - 100% mức lương tối thiểu ở Pháp và chỉ dừng lại sau khi tốt nghiệp. Những ai có năng lực sẽ được thuê làm phi công Airbus A320 hoặc Boeing 737 cho Air France - giúp đem đến mức lương lý tưởng và nhiều lợi ích đáng kể.

pixabayA380_mini

Nhiều hãng hàng không lớn cũng đang cố gắng làm tăng khả năng tiếp cận và phát triển sự nghiệp cho các phi công thương mại. Vào năm 2016, hãng hàng không JetBlue (Mỹ) đã ra mắt chương trình "Gateway Select" - trong đó ứng viên có thể đi lên từ nhân viên tạp vụ thành phi công Airbus với giá 125.000 USD (khoảng 2,9 tỷ đồng).

Tạp chí tài chính-kinh tế Bloomberg đã theo chân chương trình "Gateway Select" và khẳng định 19 con người bình thường đã trở thành phi công sau khóa đào tạo. Thậm chí, họ được JetBlue hỗ trợ việc làm để đảm bảo có thể hoàn trả các khoản vay trước đó.

Ở các khu vực khác trên thế giới, các hãng hàng không Trung Quốc cung cấp chương trình đào tạo được tài trợ đầy đủ cho các công dân Trung Quốc cam kết thực hiện hợp đồng dài hạn. Hãng hàng không Cebu Pacific, có trụ sở tại Philippines, tài trợ cho sinh viên thông qua đào tạo học viên, và sau đó trích tiền lương của họ để trả cho quá trình đào tạo trước đó.

3 năm trước, hãng hàng không Lufthansa (Đức) đã giảm giá mạnh chương trình đào tạo 2 năm, từ 100.000 euro (2,56 tỷ) xuống còn 80.000 euro (2,05 tỷ).

Với những cá nhân thực sự đam mê và dám dấn thân, luôn có cơ hội để bạn trở thành phi công.

"Không một ai đã có sẵn máy bay, không phải ai cũng vốn là phi công và hầu hết chúng ta đều là những kẻ không giàu có"

"Công nghiệp hàng không là niềm đam mê cháy bỏng của tôi, nếu được làm lại, tôi vẫn sẽ chọn làm phi công", Josh Blain, chuyên gia hàng không thương mại Hoa Kỳ khẳng định. Blain lưu ý rằng, ngoài chương trình học bổng truyền thống và các khoản vay sinh viên, còn nhiều cơ hội để những phi công tương lai giảm chi phí học tập.

"Các bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ tại Hiệp hội Hàng không Quốc tế (WAI), Hiệp hội phi công LGBT Quốc gia (NGPA), có rất nhiều tổ chức sẵn sàng giúp bạn chắp cánh ước mơ".

Cơ trưởng Ken Hoke với 33 năm kinh nghiệm lái Boeing 757/767 kiêm tác giả của trang web kiến thức hàng không AeroSavvy, cũng đồng ý với Blain.

salinapilottwo

Các chuyên gia khẳng định, tham gia những câu lạc bộ hàng không trong và ngoài nước sẽ giúp học viên giảm đáng kể chi phí đào tạo. Ngoài ra, những khóa học được các tập đoàn lớn tài trợ cũng là cơ hội để trở thành phi công vì chi phí được giảm đáng kể so với trường bay thông thường.

Andrew Poure, vốn là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi nghề phi công, hiện là giám sát viên thông quan cho các chuyến bay quốc tế ở Mỹ, cho biết: "Lên kế hoạch kỹ càng chính là bí quyết, bạn có thể không giàu nhưng cần phải thông minh và biết rõ mục tiêu mà mình hướng đến".

view-plane-cockpit_crop

Và trong khi vẫn luẩn quẩn với những trở ngại mang tính cá nhân, tôi tìm thấy nhiều tia hi vọng từ những tấm gương sáng trong ngành hàng không, ví dụ như phi công Jessica Voruda - một phi công tư nhân kiêm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, cô ấy đã vượt qua khó khăn về tài chính, dám bỏ công việc cũ để theo đuổi chân trời xanh biếc trong buồng lái 180 độ.

"Không một ai đã có sẵn máy bay, không phải ai cũng vốn là phi công và hầu hết chúng ta đều là những kẻ không giàu có", Voruda chia sẻ về sự khởi đầu của cô trong ngành hàng không. "Ban đầu, tôi không có đủ tiền để hoàn thành tất cả các khóa đào tạo cần thiết để trở thành phi công. Tuy nhiên, tôi đã đăng kí hoạt động trong các câu lạc bộ hàng không để học hỏi trong hơn 10 năm liền. Điều mấu chốt chính là, luôn có nhiều con đường khác nhau cho các cá nhân gặp khó khăn về tài chính để trở thành phi công."

Trong 3 ngày 28/09, 02/10 và 04/10, lần lượt tại 3 địa điểm Hà Nội, Sài Gòn và Hà Tĩnh, Vinpearl Air – Thành viên của Tập đoàn Vingroup sẽ tổ chức chuỗi sự kiện Ngày hội tư vấn tuyển sinh phi công mang tên "Cùng Vinpearl Air chinh phục bầu trời". Đây là sự kiện tư vấn phục vụ cho đợt tuyển sinh thứ 2 cho khóa 1 năm học 2019.

Với mục tiêu đem lại cái nhìn toàn diện cho phụ huynh và các bạn trẻ về nghề phi công, nhu cầu nhân sự của ngành hàng không và cách thức để tham gia khóa đào tạo phi công, Vinpearl Air sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng các chuyên gia, người trong ngành, những phi công có nhiều kinh nghiệm trong nghề hiện đang công tác tại Vinpearl Air. Phụ huynh và các bạn trẻ sẽ được tư vấn trực tiếp và có thể nộp hồ sơ ngay tại sự kiện.

Ứng viên cũng có thể nộp hồ sơ Dự tuyển online cho đợt tuyển sinh thứ 2 của khóa 1 qua email tuyensinhhangkhong@vingroup.net (từ 28/09 – 15/11). Thông tin chi tiết liên hệ hotline 0353 593 366/ 0353 793 366/ 0353 673 366/ 0353 713 366.

Để đăng ký nhận thông tin tư vấn trực tiếp qua điện thoại, mời các bạn để lại thông tin tại: https://hocvienphicongvas.bizfly.vn/#dangkydutuyen

Chia sẻ