Những người gần gũi lên tiếng vụ bố con cùng đánh mẹ
Ngôi nhà số 361 Trương Định - nơi xảy ra vụ bạo hành đang được dư luận quan tâm - mấy ngày nay im lặng như tờ. Thế nhưng, bên ngoài cánh cửa sắt đóng kín, không khí vẫn được “hâm nóng” bởi dư luận.
Thầy Khúc Văn Vinh, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Phong Sắc (số 44 phố Đại La quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nơi ông Tiến công tác, dè dặt: “Cho đến giờ, chúng tôi cũng chưa biết cụ thể diễn biến sự việc. Không phải là cơ quan điều tra, nên nhà trường cũng không thể kết luận có hay không việc thầy Tiến bạo hành vợ. Chúng tôi đang tập hợp hồ sơ và gửi thông tin đến các cơ quan chức năng. Tạm thời, chúng tôi chưa thể cung cấp những thông tin này cho báo chí một cách chính thức cũng như không bình luận gì về thầy ấy.”
Thầy Khúc Văn Vinh, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Phong Sắc
Lá đơn cầu cứu được gửi tới Hiệu trưởng trường Nguyễn Phong Sắc
Thầy Vinh cho hay, nhà trường đã nhận được thông tin về sự việc lùm xùm liên quan đến đồng nghiệp của mình và đã cử đại diện công đoàn và một Hiệu phó đến bệnh viện thăm hỏi, động viên bà Liên.
Học sinh trường THCS Nguyễn Phong Sắc, nhất là những học trò của ông Tiến, thì âm thầm truyền tai nhau câu chuyện gia đình thầy. “Ở trong trường chắc không dám, nhưng ra khỏi cổng là bọn trẻ con lại túm tụm thành nhóm, xì xào với nhau. Có đứa tặc lưỡi, lắc đầu ngao ngán kiểu như “không ngờ thầy mình thế”, cũng có đứa khen thầy dạy giỏi…” – một người bán hàng cạnh trường THCS Nguyễn Phong Sắc kể lại.
Dư luận từ phía những người hàng xóm xung quanh nhà ông Nguyễn Đình Tiến, bà Lê Thị Liên cũng không đồng nhất. Có người nói hai vợ chồng ông sống khép kín, ít khi gây ồn ào, ảnh hưởng đến hàng xóm. Người khác lại quả quyết: “nhà này thỉnh thoảng vẫn đánh chửi nhau, đập phá đồ đạc. Ầm ĩ nhất là năm 2004, phải gọi cả tổ trưởng dân phố (lúc đó là ông Quý) ra giải quyết.”
Chị M. sống cùng khu phố chia sẻ: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi quả. Có gia đình nào hạnh phúc tròn trịa đâu! Sống chung với nhau, cãi vã, va chạm cũng là chuyện dễ hiểu, có điều đừng làm quá lên thôi, kẻo tan tành hết.”
Hàng xóm xung quanh không ai biết ông Tiến và con trai Nguyễn Tú Khôi hiện đang ở đâu, đã về nhà hay chưa. Được biết, mấy ngày nay, cửa nhà lúc nào cũng trong tình trạng khép kín.
Ngôi nhà bà liên - nơi xảy ra vụ bạo hành, mấy ngày nay đều đóng im ỉm
Anh Phạm Quang Phúc – bác sĩ điều trị cho bà Liên – không bình luận gì về chồng và con trai của bệnh nhân Liên. “Đối với bệnh nhân Liên, tôi không thể và không đủ thẩm quyền khẳng định bà có bị con đánh hay không.” Khi được hỏi: ở góc độ cá nhân, anh suy nghĩ gì về những trường hợp con cái bạo hành mẹ, anh Phúc cho biết: “tôi không thể chấp nhận việc con cái hỗn xược hoặc có thái độ không đúng mực với đấng sinh thành của mình, dù với lý do gì đi chăng nữa.”
Bác sĩ Phạm Quang Phúc - người trực tiếp điều trị cho bà Lê Thị Liên
Các bệnh nhân điều trị cùng phòng bệnh với bà Liên cũng rất quan tâm. Thấy bà Liên thường xuyên có những vị khách lạ là phóng viên các cơ quan báo chí, họ khá tò mò. Khi được nghe bà Liên và em gái kể lại sự tình, không ít người bày tỏ phẫn nộ.
“Chồng đánh vợ đã là quá đáng rồi, nhưng con lại còn giúp bố thì quả là khó tin. Con cái gì mà chẳng thèm vác mặt đến thăm mẹ, chẳng biết hối hận gì cả! Chỉ khổ cho cô em gái” – một bệnh nhân nói. Một bệnh nhân khác thì thở dài: “Khổ thân cô con dâu. Mới tí tuổi đầu đã phải chứng kiến cảnh nồi da nấu thịt thế này. Đã thế lại còn đang có thai nữa…”
Mẹ vào viện đã mấy ngày nhưng tuyệt nhiên không thấy mặt con trai, chỉ có cô con gái là luôn túc trực ở bên chăm sóc mẹ
Việc điều trị sức khỏe cho những phụ nữ sau bạo hành không hề đơn giản, bởi lẽ, ngoài những tổn thương về cơ thể, họ còn bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần. Sau khi sự việc vỡ lở, họ phải đối mặt với nhiều áp lực, đặc biệt là áp lực từ dư luận nhiều chiều. Ngay cả những thành viên khác trong gia đình cũng khó có thể sống yên ổn.
Những chuyện như thế này, dư luận bức xúc là chuyện đương nhiên. Nhưng đã có không ít ý kiến quá khích, nông nổi. Suy cho cùng, những người xa lạ “lỡ” phát ngôn, làm “nóng” thêm dư luận có ai phải sống với dư luận đâu. Chính ông Tiến, bà Liên và các con mới là những người phải sống chung và chịu đựng điều tiếng hàng ngày.
Thầy Khúc Văn Vinh, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Phong Sắc
Lá đơn cầu cứu được gửi tới Hiệu trưởng trường Nguyễn Phong Sắc
Học sinh trường THCS Nguyễn Phong Sắc, nhất là những học trò của ông Tiến, thì âm thầm truyền tai nhau câu chuyện gia đình thầy. “Ở trong trường chắc không dám, nhưng ra khỏi cổng là bọn trẻ con lại túm tụm thành nhóm, xì xào với nhau. Có đứa tặc lưỡi, lắc đầu ngao ngán kiểu như “không ngờ thầy mình thế”, cũng có đứa khen thầy dạy giỏi…” – một người bán hàng cạnh trường THCS Nguyễn Phong Sắc kể lại.
Dư luận từ phía những người hàng xóm xung quanh nhà ông Nguyễn Đình Tiến, bà Lê Thị Liên cũng không đồng nhất. Có người nói hai vợ chồng ông sống khép kín, ít khi gây ồn ào, ảnh hưởng đến hàng xóm. Người khác lại quả quyết: “nhà này thỉnh thoảng vẫn đánh chửi nhau, đập phá đồ đạc. Ầm ĩ nhất là năm 2004, phải gọi cả tổ trưởng dân phố (lúc đó là ông Quý) ra giải quyết.”
Chị M. sống cùng khu phố chia sẻ: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi quả. Có gia đình nào hạnh phúc tròn trịa đâu! Sống chung với nhau, cãi vã, va chạm cũng là chuyện dễ hiểu, có điều đừng làm quá lên thôi, kẻo tan tành hết.”
Hàng xóm xung quanh không ai biết ông Tiến và con trai Nguyễn Tú Khôi hiện đang ở đâu, đã về nhà hay chưa. Được biết, mấy ngày nay, cửa nhà lúc nào cũng trong tình trạng khép kín.
Ngôi nhà bà liên - nơi xảy ra vụ bạo hành, mấy ngày nay đều đóng im ỉm
Anh Phạm Quang Phúc – bác sĩ điều trị cho bà Liên – không bình luận gì về chồng và con trai của bệnh nhân Liên. “Đối với bệnh nhân Liên, tôi không thể và không đủ thẩm quyền khẳng định bà có bị con đánh hay không.” Khi được hỏi: ở góc độ cá nhân, anh suy nghĩ gì về những trường hợp con cái bạo hành mẹ, anh Phúc cho biết: “tôi không thể chấp nhận việc con cái hỗn xược hoặc có thái độ không đúng mực với đấng sinh thành của mình, dù với lý do gì đi chăng nữa.”
Bác sĩ Phạm Quang Phúc - người trực tiếp điều trị cho bà Lê Thị Liên
Các bệnh nhân điều trị cùng phòng bệnh với bà Liên cũng rất quan tâm. Thấy bà Liên thường xuyên có những vị khách lạ là phóng viên các cơ quan báo chí, họ khá tò mò. Khi được nghe bà Liên và em gái kể lại sự tình, không ít người bày tỏ phẫn nộ.
“Chồng đánh vợ đã là quá đáng rồi, nhưng con lại còn giúp bố thì quả là khó tin. Con cái gì mà chẳng thèm vác mặt đến thăm mẹ, chẳng biết hối hận gì cả! Chỉ khổ cho cô em gái” – một bệnh nhân nói. Một bệnh nhân khác thì thở dài: “Khổ thân cô con dâu. Mới tí tuổi đầu đã phải chứng kiến cảnh nồi da nấu thịt thế này. Đã thế lại còn đang có thai nữa…”
Mẹ vào viện đã mấy ngày nhưng tuyệt nhiên không thấy mặt con trai, chỉ có cô con gái là luôn túc trực ở bên chăm sóc mẹ
Những chuyện như thế này, dư luận bức xúc là chuyện đương nhiên. Nhưng đã có không ít ý kiến quá khích, nông nổi. Suy cho cùng, những người xa lạ “lỡ” phát ngôn, làm “nóng” thêm dư luận có ai phải sống với dư luận đâu. Chính ông Tiến, bà Liên và các con mới là những người phải sống chung và chịu đựng điều tiếng hàng ngày.