Những chiêu lừa tiền nhắm tới chị em
Mẹ bế con khuyết tật đi ăn xin, lừa bán mỹ phẩm kém chất lượng hay giả làm bạn trai trên mạng... là những chiêu nhắm đến chị em để lừa đảo tiền bạc.
Mất tiền oan với chiêu lừa "bán mỹ phẩm rẻ"
Bán mỹ phẩm giả nhưng chị em lại trả tiền thật
Nhiều chị em kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo.
Lừa bán túi Fake với giá hàng hiệu thật (ảnh minh họa)
Nhiều chị em ở Đông Hà, Quảng Trị đã bị đưa vào “bẫy lừa”, mất tiền oan với một nhóm đối tượng lừa đảo bán hàng mỹ phẩm giá rẻ.
Chị T (trú tại phường 5, TP Đông Hà), một nạn nhân vụ lừa đảo cho biết, đối tượng không phải là một cá nhân riêng lẻ thực hiện hành vi phạm tội mà có cả một nhóm. Bọn chúng “bài binh bố trận” tinh vi đến mức khó có thể ngờ, bởi trong hành vi phạm tội này, nếu nạn nhân không rành mỹ phẩm, am tường về giá cả thì không dễ bị đưa vào bẫy. Loại mỹ phẩm mà bọn chúng chào hàng là kem nền nhãn hiệu S và L.
Bán mỹ phẩm giả nhưng chị em lại trả tiền thật
Chị T. cho biết, sáng hôm đó chị mở quán hàng sớm ở số nhà 72 đường Hùng Vương, TP Đông Hà thì có một người đàn ông tầm 45 tuổi đi chiếc xe máy tay ga màu đỏ đắt tiền vào tiệm chào bán mỹ phẩm. Lúc này, tại quán chị đang có hai nữ khách xem quần áo nên đã tham gia trao đổi mua mỹ phẩm từ người đàn ông này. Họ trao đổi giá cả, chị T nghe rõ người đàn ông bán với giá “hữu nghị”, trong khi người phụ nữ kia lưỡng lự chưa quyết định thì người còn lại tỏ ra sốt sắng “vơ” hàng số lượng lớn để bán lại kiếm lời. Tuy nhiên sau một thoáng tính toán, người phụ nữ đang lưỡng lự quyết định giành với người kia mua luôn 110 hộp.
Là người sành mỹ phẩm nên chị T biết giá hai nhãn hàng trên trong thực tế rất cao. Khi đọc được vẻ tiếc nuối trên mặt chị T, người phụ nữ mua được hàng mới bắt đầu giở chiêu: “Mua bán bất ngờ quá nên em không mang đủ tiền, chị cho em mượn một ít để em trả cho họ được không, em cứ để hàng đây rồi về nhà lấy tiền trả chị. Nếu được, em sẽ trả hoa hồng cho chị”, kẻ lừa đảo cố thuyết phục. Suy nghĩ giây lát, chị T quyết định cho nữ khách vay 48 triệu đồng để giao cho người đàn ông kia.
Kẻ bán hàng rời tiệm với nụ cười hớn hở, nữ khách cũng nhanh chóng chào chị T để khẩn trương đi lấy tiền trả chị. Tuy nhiên, đợi từ sáng đến trưa vẫn không thấy nữ khách trở lại, chị T mới tá hỏa biết mình bị lừa và lập tức trình báo cơ quan công an. Số mỹ phẩm được cơ quan điều tra thu giữ được xác định là hàng giả, chất lượng kém. Xâu chuỗi các sự việc cho thấy người đàn ông bán hàng và hai nữ khách vào tiệm chị T. chỉ là một một nhóm lừa đảo. Bọn chúng thực hiện hành vi rất bài bản nên nạn nhân đã dễ dàng mắc bẫy.
Lợi dụng mác "trai Tây" lừa tiền, lừa tình qua mạng
Những phụ nữ là nạn nhân không chỉ bị lừa tình mà còn bị lừa tiền rất nhiều lần do chính "bạn trai hờ" đã gài bẫy. Để thu hút đối phương, bọn chúng thường kết bạn qua mạng và ngụy tạo vỏ bọc là người thành đạt, giàu có.
Nhiều chị em kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo.
Chị Đinh Thị Diệu (quận 7) tham gia vào một trang mạng xã hội thì có một người đàn ông xưng tên Renzo Roland (47 tuổi) vào làm quen. Sau một tháng quen trên mạng, Renzo Roland nói sẽ về Việt Nam để làm đám cưới với chị.
Đến ngày ghi trên vé máy bay được người tình nước ngoài gửi qua mail, chị Diệu háo hức ra sân bay Tân Sơn Nhất để đón nhưng không thấy Renzo Roland xuất hiện và cũng không có chuyến bay nào tới Việt Nam như Renzo Roland nói.
Ngay sau đó Renzo Roland gọi điện thoại cho chị Diệu nói là đang ở sân bay Nội Bài - Hà Nội và đang bị Hải quan sân bay bắt giữ do mang tiền theo với số lượng lớn. Renzo Roland nhờ bà Diệu giúp 1.000 USD để đóng phạt, khi lấy tiền ra được Renzo Roland sẽ trả lại.
Theo hướng dẫn của Renzo Roland, chị Diệu chuyển tiền vào tài khoản của anh ta số tiền 1000 USD. Sau khi nhận được tiền trên, Renzo Roland tiếp tục yêu cầu chị đưa tiếp 3.000 USD để "lót tay" cho cán bộ sân bay để vụ việc được giải quyết nhanh chóng. Mặc dù không có tiền, nhưng chị Diệu cũng cố vay mượn và chỉ gửi thêm được khoảng 500 USD
Không dừng lại ở đó, Renzo Roland tiếp tục yêu cầu chị Diệu gửi thêm tiền để mua đồ ăn vì nhân viên sân bay không cho ăn uống. Xót lòng, chị lại chắt chiu gửi tiếp 2 triệu đồng cho Renzo Roland. Sau khi nhận được tiền Renzo Roland lại tiếp tục yêu cầu chị Diệu gửi thêm tiền. Thấy mình đã bị lừa, chị Diệu không gửi tiền nữa và trình báo với cơ quan điều tra TPHCM.
Lừa bán hàng hiệu "super Fake" với giá bằng hàng hiệu
Đầu tháng 2 vừa qua, giới sành hàng hiệu trên mạng được phen nhốn nháo, xôn xao vì cái tin “siêu lừa” đã trà trộn bán vài chiếc túi Prada Saffiano, với giá khoảng 17-19 triệu/cái, rẻ hơn hàng mới rất nhiều. Prada Saffiano là dòng túi tạo nên cơn sốt đỉnh điểm đối với tất cả các quý cô trong năm 2012, không chỉ sao Việt mà từ tín đồ hàng hiệu cho tới “dân chơi” đều phải mê mẩn vẻ đẹp sang trọng và hiện đại của nó. Một chiếc túi Prada Saffiano có giá dao động từ 1.500 USD tới 1.900 USD tùy size.
Lừa bán túi Fake với giá hàng hiệu thật (ảnh minh họa)
Với vẻ đẹp lung linh ấy, dân sành đồ hiệu sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu order tiếp viên (vì hãng Prada không có store chính thức tại Việt Nam) hoặc qua các ngạch bán túi quen biết, uy tín trên mạng để được sở hữu chiếc túi hợp mốt.
Nhưng với nhiều người, bỏ ra từng ấy tiền để nâng niu một em túi hiệu thì có vẻ hơi chát. Họ chọn cách chờ mua túi thanh lý trên mạng, tất nhiên độ mới cũng phải 97, 98%, và túi phải được bảo đảm bởi các tên tuổi uy tín đã từng mua bán nhiều lần.
Nói “tên tuổi uy tín, từng mua bán nhiều lần”, quả thực chẳng dựa trên định mức hay đánh giá của bất cứ đội khảo sát thị trường nào, mà chỉ dựa trên uy tín của người bán qua các trang web mua bán online, đã được nhiều người confirm là mua bán thành công hoặc có “uổi đời nick lâu năm trên forum, diễn đàn. Sự mong manh, bấp bênh khi mà người ta mua bán chỉ qua sự “tin nhau là chính” ấy đã dẫn tới quá nhiều lỗ hổng, để các siêu lừa tha hồ tung hoành.
Chỉ sau khi một khách hàng có nick Tun trên diễn đàn A… rao bán chiếc Prada size 30 màu đỏ mận đã qua sử dụng nhưng còn rất mới, với giá 19 triệu và được khá nhiều chị em quan tâm, nhưng cuối cùng lại ngã ngửa vì cái túi bóng bẩy, còn thơm mùi da ấy lại là… fake 100%, thì người ta mới giật mình vì trình độ lừa siêu hạng của một cô gái có nick name là L_v…. Chả là nick Tun có mua qua mạng chiếc Prada chuyển từ Hà Nội vào t.p HCM, hoàn toàn qua “uy tín” của L_v và cũng thấy người bán có giao dịch thành công vài lần trên diễn đàn này. Sau thấy không ưng màu, Tun lại dùng diễn đàn này để rao bán túi, thì các thành viên khác tới check và đã phát hiện ra túi là fake.
Nạn nhân đến giờ mới ngớ ra mình mua phải túi “super fake” mới đúng vì chiếc túi chuẩn đến từng chi tiết, chỉ có người đã từng đeo và soi kỹ từng đường chỉ mới phát hiện ra được. Sau đó, nick L_v đã xóa hoàn toàn các topic tạo nên trên Facebook, các diễn đàn mua bán online và… biến mất, để lại sự hoang mang cũng như cay đắng cho những chị em mua túi fake mà cứ tưởng là thật với cái giá thật quá cắt cổ, từ 17 đến 19 triệu.
Gã ăn xin giả vờ chân bị bỏng không có tiền chữa để xin tiền chị em
Căn nhà 2 tầng của gia đình gã trên phố Phan Văn Trị, Đống Đa, Hà Nội
Ban ngày dặt dẹo xin ăn nhưng chiều về Dương lại thoăn thoắn leo lên xe ôm
Giả ăn xin khiến chị em động lòng
Gã ăn xin giả vờ chân bị bỏng không có tiền chữa để xin tiền chị em
Cuối
năm 2012, dân tình trên mạng được phen xôn xao bàn tán về gã ăn xin ở
cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám có thu nhập khủng lên đến 3 triệu/ngày.
Cụ
thể, mỗi khi đi qua ngã tư Tôn Đức Thắng – Cát Linh, đoạn gần cổng Văn
Miếu Quốc Tử Giám, người đi đường đều bắt gặp hình ảnh một thanh niên
trạc 30 tuổi trong bộ dạng rách rưới đi ăn xin, hai chân lở loét “bốc
mùi” vì vết bỏng lâu ngày không được chữa trị, gương mặt hốc hác, đôi
môi thâm tím giữa cái lạnh đầu đông ở Hà Nội.
Gã
ăn xin lê từng bước chân khó nhọc ra đường mỗi khi tín hiệu đèn đỏ bật
lên để xin tiền người đi đường và khách du lịch vãn cảnh Văn Miếu. Đôi
mắt gã ăn xin tội nghiệp đưa rất nhanh để kịp nhận ra đâu là xe sang,
đâu là người có “tiềm năng” cho mình nhiều tiền rồi lết thật nhanh về
phía họ, gương mặt nhăn nhó, đau đớn.
Chiếc
nạng, bộ quần áo rách, chiếc mũ bảo hộ lao động màu trắng là “đồ nghề”
theo gã trong suốt hành trình “kiếm sống” từ hơn 1 năm nay.
Tất
nhiên với bộ dạng khổ sở của mình, gã ăn xin lấy được rất nhiều lòng
thương cảm của người qua đường, đặc biệt là chị em. Thế nên nhiều người
sẵn lòng bỏ 50.000, 100.000, 500.000...cho gã.
Được
biết đôi chân mà gã ăn xin tự quảng cáo là 5 năm bị bỏng thực chất là do gã tự đốt khi ở trại cai nghiện. Gã lợi dụng đôi chân này để kiếm tiền và nhất quyết không chịu chữa vì sợ... mất cần câu cơm.
Một bác xe
ôm ở khu nhà gã nói : “Hôm trước nó ra đây nhờ một anh xe ôm chở đi mua
thuốc phiện. Người lái xe bị công an bắt rồi. Còn nó, người ta chẳng
thèm bắt làm gì. Ở đây, chúng tôi ai cũng có duyên được chở nó về nhà
rồi. Nhà cao cửa rộng. Không tin mọi người cứ đi theo nó tới sẽ được tận
mắt chứng kiến”.
Căn nhà 2 tầng của gia đình gã trên phố Phan Văn Trị, Đống Đa, Hà Nội
Ngoài thu nhập khủng lên đến 3 triệu/ ngày và căn nhà 2 tầng khang
trang ở con phố Phan Văn Trị, gã ăn xin giả bệnh tật còn có thêm con
xe Nouvo to oành lướt bảnh chọe trên đường mỗi khi đi làm về.
Ngoài ra, còn có một kịch bản ăn xin "thảm thương" khác. Tại điểm trung chuyển xe buýt Long Biên thường xuyên có một người phụ nữ nhỏ thó, gù lưng bế đứa bé trai khoảng 2-3 tuổi ngồi xin ăn. Cô gái thẫn thờ nhìn vào dòng người và dòng xe cộ tấp nập, thỉnh thoảng cầm chiếc gương, chốc chốc lại đưa gương lên vuốt tóc. Thằng bé oằn lưng, ngủ miết trong tay mẹ.
Ngoài ra, còn có một kịch bản ăn xin "thảm thương" khác. Tại điểm trung chuyển xe buýt Long Biên thường xuyên có một người phụ nữ nhỏ thó, gù lưng bế đứa bé trai khoảng 2-3 tuổi ngồi xin ăn. Cô gái thẫn thờ nhìn vào dòng người và dòng xe cộ tấp nập, thỉnh thoảng cầm chiếc gương, chốc chốc lại đưa gương lên vuốt tóc. Thằng bé oằn lưng, ngủ miết trong tay mẹ.
Ban ngày dặt dẹo xin ăn nhưng chiều về Dương lại thoăn thoắn leo lên xe ôm
Gương
mặt khắc khổ, mái tóc rối lòa xòa trên gương mặt xương xương với
hai con mắt trũng sâu, Dương (quê Hưng Yên) – cô gái ăn xin
khiến không ít người thương cảm. Dương cho biết mình đã 24 tuổi nhưng
thoạt nhìn cô như chỉ 14, 15 với thân hình nhỏ thó, và cái bướu gù lớn
trên lưng khiến người cô còng rạp xuống.
“Cháu
tên là Hoàng Anh, 3 tuổi” – Dương thều thào nói, ánh mắt vẫn lạnh lùng
không nhìn vào mặt người đối diện. Cậu bé xinh xắn nhưng ăn mặc rách
rưới, ngồi trong vòng tay mẹ trông như chị bồng em.
Dương
lặng lẽ kể về hoàn cảnh thương tâm của mình: Mồ côi từ năm 7 tuổi, ở
với người dì ruột. Sau đó, dì đi lấy chồng, bỏ cô một mình tự bươn trải
kiếm sống. Cô lấy chồng rồi sinh con, em bé được 4 tháng thì chồng cô
mất vì tai nạn giao thông. Con nhỏ, sức yếu không biết làm gì ra tiền
nên người mẹ bồng bế con đi ăn xin, mặc kệ số phận.
Dương cho biết cô thuê trọ ở Phúc Xá – Ba Đình, Hà Nội với một cụ già bán hoa quả trong chợ Long Biên.
“Biết
đi xin thế này là khổ, nhưng em không muốn vào trung tâm bảo trợ xã hội
hay gửi cháu vào đó vì đó không được tự do. Có lần, em đã bị người ta
đưa vào trung tâm nhưng ở được vài ngày em phải xin về” – Dương kể.
Một
người mẹ khuyết tật, một đứa con thơ ngồi dặt dẹo từ sáng sớm tới tối
mịt ở bến xe khiến không ít người thương cảm. Đặc biệt là các bà, các cô khi nhìn thấy tình cảnh mẹ góa con con này đều sẵn sàng giúp đỡ. Có người cho tiền, có
người cho đồ ăn thức uống, cứ thế qua ngày.
Không
biết thực hư gia cảnh chị Dương thê thảm đến đâu nhưng hàng ngày, cứ
khoảng 7h tối hai mẹ con Dương lại gọi một chiếc xe ôm quen để về nhà.
Người phụ nữ bé nhỏ, ốm yếu, còng rạp bỗng trở nên hoạt bát nhanh nhẹn
lạ lùng. Chị thậm chí còn có thể đứng thẳng, thoăn thoắt ôm đứa trẻ trèo
lên xe. Chỉ trong nháy mắt, chiếc xe phóng vút đi, hòa vào dòng xe cộ
đông đúc.