Đi tiểu đêm không hẳn là dấu hiệu của tuổi già mà còn có thể ẩn chứa nhiều bệnh nghiêm trọng
Cảnh báo, đi tiểu đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường, bệnh tim.
Bạn đã bao giờ thức dậy giữa đêm đi tìm nhà vệ sinh?
Nhiều người xem việc thức dậy đi tiểu đêm thường xuyên là một dấu hiệu ngày càng già đi, nhưng các chuyên gia cảnh báo đó có thể là dấu hiệụ của một căn bệnh chết người.
1/3 người trưởng thành trên 30 tuổi thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, tỷ lệ này tăng lên hai trên ba với những người lớn hơn 65 tuổi.
Giáo sư tiết niệu Philip Van Kerrebroeck, tại Đại học Maastricht, cảnh báo rằng đó có thể là tình trạng "tiểu đêm".
Tiểu đêm là gì?
Những người mắc bệnh tiểu đêm thường sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong đêm.
Giáo sư Kerrebroeck, biên tập viên của trung tâm nghiên cứu về tiểu đêm, nói: "Mọi người nghĩ rằng thức dậy đi tiểu vào ban đêm chỉ là một phần của quá trình lão hóa, nhưng không phải. Giấc ngủ kém có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, vì vậy những người thức dậy nhiều lần trong đêm nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nhưng tin tốt là bệnh tiểu đêm có thể được điều trị nên bạn không cần phải tự chịu đựng".
Việc đó không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Giấc ngủ đêm bị phá vỡ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy yếu, bệnh tim và thậm chí một số bệnh ung thư.
Nó cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh như lo lắng, trầm cảm và rối loạn tâm thần.
Giáo sư Kerrebroeck cho biết thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tất cả các hình thức hoạt động trí óc, khiến việc tập trung, ghi nhớ mọi thứ và tiếp thu các kỹ năng hoặc sự kiện mới trở nên khó khăn hơn nhiều.
Còn bệnh đa niệu (đái tháo) thì sao?
Tiểu đêm có thể được gây ra bởi việc cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu, đây có thể là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng hơn.
Đi tiểu quá nhiều, được gọi là đa niệu (đái tháo), là khi bạn đi tiểu hơn 2,5 lít mỗi ngày.
Điều này có thể xảy ra bởi vì bạn đang uống quá nhiều chất lỏng, hoặc nó có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn nhiều - bệnh tiểu đường loại 2.
Nó cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận, suy thận và tuyến tiền liệt mở rộng ở nam giới.
Một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có quá nhiều đường trong máu. Thận phản ứng với điều đó bằng cách xả nó ra khỏi máu và vào nước tiểu, dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
Tương tự như vậy, nếu bạn có vấn đề với thận, chẳng hạn như sỏi, thì bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và vấn đề có thể thay đổi cách thận hoạt động.
Nếu bạn thường đi nhiều hơn bạn nghĩ là bình thường và bắt đầu bị đau lưng, sụt cân, đổ mồ hôi đêm, yếu chân hoặc sốt, bạn nên đi khám bác sĩ gia đình.
Làm gì để điều trị bệnh tiểu đêm?
- Giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ. Bạn nên uống muộn nhất lúc 8 giờ tối thay vì 10 giờ tối. Tuy nhiên, đảm bảo bạn vẫn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (6-8 cốc chất lỏng). Việc giảm lượng uống không có tác dụng nếu không phải hiện tại bạn đang uống nhiều nước.
- Hạn chế sử dụng uống có chứa caffeine, như trà, cà phê, sô cô la và cola và rượu. Nó có thể gây kích thích bàng quang và làm thay đổi chu trình giấc ngủ.
- Nếu hay bị sưng mắt cá chân, hãy ngồi hoặc nằm trong khoảng một giờ trong ngày, nâng chân và bàn chân ngang hoặc cao hơn tim.
- Một số loại thuốc làm cho cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn (ví như viên nước cho huyết áp cao). Nếu không chắc chắn liệu thuốc có thể gây ra bệnh tiểu đêm hay không, hãy hỏi bác sĩ. Không được ngừng dùng thuốc thường xuyên mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Hãy xem liệu có bất cứ điều gì làm phiền giấc ngủ của bạn không. Căn phòng quá sáng hay quá lạnh cũng có thể đánh thức bạn. Nếu bị tình trạng đau đớn làm phiền giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ. Giảm những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để xem nó có giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm không. Ngoài ra, tránh các chất kích thích như đồ uống có chứa caffeine trước khi đi ngủ.