Đây là ngành lấy điểm chuẩn đại học đến 28,65 nhưng nhìn mức lương 60 triệu/tháng thì đúng là bõ cả thanh xuân ăn học
Nha khoa được đánh giá là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành dễ làm giàu.
Đại học Y Hà Nội là một trong những ngôi trường danh giá nhất cả nước, mỗi năm đều lấy điểm chuẩn cao chót vót. Để thi đỗ vào các khoa top đầu, sĩ tử phải có năng lực học tập thật sự xuất sắc. Nhiều năm sĩ tử phải được 10 điểm/môn mới chắc suất đỗ Đại học Y.
Năm 2021, Đại học Y Hà Nội chưa công bố điểm chuẩn. Còn năm 2020, hai ngành có điểm chuẩn cao nhất là Y khoa và Răng Hàm Mặt. Cụ thể Y khoa lấy 28,9 điểm còn Răng Hàm Mặt lấy 28,65 điểm. Với ngành Răng Hàm Mặt, điểm trung bình mỗi môn là 9,55.
Được biết thu nhập ngành Nha khoa những năm gần đây khá cao. Theo một số khảo sát, mức lương thử việc của một nha sĩ là từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Khi làm chính thức, mức lương sẽ cao hơn thế. Nếu có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì bạn có thể sống sung túc với nghề nha sĩ và được trả mức lương lên đến 60 triệu đồng/tháng.
Nếu dạo một vòng các tin tức tuyển dụng bác sĩ Nha khoa sẽ thấy rất nhiều nơi đề xuất mức lương dao động từ 30 triệu đồng/tháng trở lên. Trong một lần chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang cũng chia sẻ, Nha khoa được đánh giá là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành dễ làm giàu.
“Thực chất học ngành nào cũng đều có khả năng làm giàu nếu thực sự giỏi. Thực tế đầu vào của khối ngành sức khỏe khó hơn rất nhiều so với các ngành khác, nên đây cũng là một thách thức cho thí sinh khi theo học khối ngành này.
Học ngành Nha khoa thì thí sinh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, hiện cơ hội việc làm của ngành này cũng rất mở rộng”, Tiến sĩ Võ Văn Tuấn cho biết.
Ngành Nha khoa học trong bao lâu?
Tại trường Đại học Y Hà Nội, sinh viên được đào tạo trong 6 năm. Về chương trình giảng dạy, sinh viên sẽ học Kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các môn học chung (45 ĐVHT) và các môn khoa học cơ bản (26 ĐVHT). Ngoài ra có Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 244 ĐVHT, gồm các môn Cơ sở ngành (81 ĐVHT) và chuyên ngành (90 ĐVHT), Kiến thức bổ trợ: 58 ĐVHT.
Tiến trình đào tạo chuyên ngành Răng Hàm Mặt được trường Đại học Y Hà Nội đăng tải trên website chính thức như sau:
Nhiệm vụ của sinh viên là: Chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng, hàm mặt; chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh răng hàm mặt...; sử dụng kết hợp được một số biện pháp YHCT trong phòng bệnh và chữa bệnh RHM.
Ngoài ra thực hiện công tác tư vấn, GDSK; phối hợp tổ chức việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe răng miệng, tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Thi tốt nghiệp sẽ gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi lý thuyết; thi lâm sàng và thi lý luận chính trị.
Hiện tại ngoài Đại học Y Hà Nội, các trường sau cũng đang đào tạo chuyên ngành Răng Hàm Mặt:
- Đại học Y Dược TP.HCM - Điểm chuẩn 2020: 28
- Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM - Điểm chuẩn năng lực 2021: 979
- Đại học Y Dược Hải Phòng: 26,8
- Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch: 27,55