Dấu hiệu sau bữa ăn có thể cảnh báo lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp

TL,
Chia sẻ

Giữ lượng đường trong máu cân bằng trong suốt cả ngày không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Với những người bị bệnh tiểu đường thì rõ ràng cân bằng lượng đường trong máu là điều rất quan trọng. Nhưng ngay cả khi bạn không bị bệnh thì việc này cũng không thể xem nhẹ. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy "nôn nao" hoặc có xu hướng kiệt sức sau bữa ăn, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang không ổn định. Giữ cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp là tốt nhất, vì điều này sẽ giúp bạn duy trì năng lượng ổn định trong suốt cả ngày.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 1.

"Cân bằng lượng đường trong máu giúp giữ ổn định năng lượng, nhờ đó bạn sẽ tập trung tốt hơn, cân bằng hormone, ngăn ngừa đói quá mức, giảm cân và cảm thấy vui vẻ", Amy Shapiro, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký và người sáng lập Real Nutrition NYC cho biết. Khi lượng đường trong máu của bạn được cân bằng, bạn ít nghĩ về thực phẩm hơn và nhiều điều này còn giúp bạn có cơ hội giảm cân.

Dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang bị thấp

Bên cạnh cảm giác nôn nao, chuyên gia dinh dưỡng Shapiro cho biết có những dấu hiệu khác cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang ở mức thấp. "Nếu bạn ăn một lượng lớn đường hoặc carbs (từ soda, kẹo, bánh mì), bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng trong khoảng một giờ hoặc lâu hơn một chút. Sau đó lại thấy mình đổ mồ hôi, mệt mỏi, run rẩy, bối rối... thì đó là những dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp. Năng lượng giảm nhanh khiến cơ thể bạn yếu đi", Shapiro giải thích.

Theo Shapiro, khi lượng đường trong máu thấp, bạn cũng có thể cảm thấy dễ kích động và đói. Điều này khiến bạn cũng dễ tức giận hoặc gắt gỏng.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 2.

Những điều cơ bản để cân bằng lượng đường trong máu

Shapiro nói: "Lượng đường trong máu của chúng ta tăng lên khi chúng ta ăn thực phẩm có chứa đường hoặc thực phẩm phân hủy thành đường, về cơ bản là những thực phẩm chứa carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau, sữa... Bản thân việc tăng lượng đường trong máu không phải là xấu, nhưng bạn cần tránh lượng đường tăng quá cao, vì nó có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ và dẫn đến "sự cố" sau này".

Shapiro giải thích thêm: "Một khi lượng đường trong máu tăng lên, hormone insulin sẽ được giải phóng nhằm lấy đường từ máu vào các tế bào để sử dụng hoặc dự trữ năng lượng". Insulin là một cách cơ thể bạn kiểm soát lượng đường, nhưng các hoạt động khác cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, bao gồm tập thể dục và mức độ bạn vận động.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 3.

Các chất dinh dưỡng chính giúp cân bằng lượng đường trong máu: Protein, chất béo, chất xơ

Carbohydrate và đường làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn không có nghĩa là bạn phải tránh chúng mọi lúc. Cách tốt nhất để cân bằng lượng đường trong máu là kết hợp thực phẩm có hàm lượng carbs cao hơn với protein, chất béo lành mạnh và chất xơ.

"Khi bạn kết hợp carbohydrate với protein hoặc chất béo, tốc độ đường hoặc carbs được hấp thụ sẽ bị chậm lại. Việc này giúp lượng đường trong máu của bạn dễ dàng hơn", theo Shapiro. Khi bạn nhìn vào khẩu phần ăn của mình, cần thấy có sự cân bằng tỷ lệ giữa carbs với protein và chất béo lành mạnh để lượng đường trong máu không tăng đột biến quá cao. Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao có thể dẫn đến sự giảm mạnh sau đó.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 4.

Thực phẩm có thể làm giảm lượng đường trong máu không?

Chuyên gia dinh dưỡng Shapiro cho biết: "Thực phẩm không thể làm giảm lượng đường trong máu khi nó đang cao, nhưng bạn có thể tập thể dục để giúp giảm lượng đường trong máu. Đây là lý do tại sao bạn nên đi dạo sau bữa ăn, vì đi bộ là một cách để giúp giảm lượng đường trong máu".

Nếu bạn không chắc chắn liệu lượng đường trong máu của mình cao hay ở mức bình thường, một điều bạn có thể làm là kiểm tra lượng đường của mình. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn lo lắng về bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Có nhiều cách dễ dàng để làm điều này. Ngày nay, có một số loại máy theo dõi đường huyết rất phổ biến, tiện dụng và dễ dùng mà bất kì ai cũng có thể sử dụng tại nhà. Nắm được lượng đường huyết của mình với những thực phẩm bạn ăn sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát sức khỏe tốt hơn rất nhiều.

Chia sẻ