Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa!

Ca Ca,
Chia sẻ

"Năm đầu tiên mình không có thời gian làm dưa hành, bánh chưng nhưng mình cũng cố đặt 1 cặp bánh chưng cúng Giao Thừa", Ánh Lụa chia sẻ.

Gia đình chồng Đài Loan thích thú với văn hóa Việt Nam

Đài Loan cũng như Việt Nam đều là những đất nước ăn Tết Nguyên Đán. Có lẽ vì lí do đó mà Ánh Lụa - một người phụ nữ Việt làm dâu ở Đài cảm thấy gần gũi hơn, ấm áp hơn. Ánh Lụa sinh năm 1991, chồng cô là người Đài Loan, ít hơn vợ 5 tuổi.

Họ kết hôn được hơn vài năm nay và Tết 2022 là năm thứ 3 Ánh Lụa ăn Tết ở xứ Đài.

"Tết Đài Loan cũng có nhiều điểm tương đồng từ phong tục tập quán, cúng bái hay văn hóa giống Việt Nam lắm. Tuy nhiên, họ cũng điểm khác như không cúng ông Công ông Táo. Chuyện lễ chùa hay phong tục nhiều thứ khắt khe hơn bên Việt Nam. Tuy nhiên cảm nhận của riêng mình thì ăn Tết quê hương vẫn vui hơn", Lụa chia sẻ.

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 1.

Chồng Lụa có tên thường gọi là Sam. Anh luôn tôn trọng văn hóa đất nước vợ và thích thú với nó.

Ở nhà chồng, gia đình Lụa sinh sống với 4 thế hệ gồm bà cụ nội, bố mẹ chồng, vợ chồng Lụa và các con của cô. Bởi vậy, gia đình Lụa vẫn gìn giữ nhiều nét truyền thống và phong tục tập quán lâu đời.

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 1.

Hai vợ chồng Lụa.

Bản thân Lụa là một người khéo léo, giỏi giang trong chuyện bếp núc nên việc làm những món lên mâm cỗ Tết không hề khó khăn.

Cô chia sẻ: "Tết ở Đài người ta không quá chú trọng các món truyền thống đâu. Ở đây cũng có món bánh giống bánh chưng của Việt Nam, nó hình tam giác và bé tầm nắm tay. Còn những món ăn khác cũng là đồ ăn bình thường chứ không đặc trưng mang phong vị Tết. Cỗ ngày Tết bên này của nhà mình thường do cụ nội làm.

Còn món Việt thì do mình đảm nhận. Năm đầu tiên mình không có thời gian làm dưa hành, bánh chưng nhưng mình cũng cố đặt 1 cặp bánh chưng cúng Giao Thừa. Tết năm thứ 2 mình muối dưa hành, làm dưa góp củ su hào, tự gói bánh chưng bánh tét, lá chanh để lên mâm cỗ cúng. Nhà có con dâu Việt Nam thì như vậy đấy, xen giữa đồ ăn Đài chính là các món Việt".


Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 2.

Mâm cỗ cúng tại Đài Loan, xen giữa món Đài là giò tai, dưa góp... của Việt Nam.

Trong mắt Lụa, Tết Việt Nam rất giàu hương vị truyền thống, các món ăn cũng có tính cổ truyền lâu đời hơn chỉ cần nhắc đến là gợi nhớ ngày Tết. Bởi vậy, dù ở đất khách quê người, Lụa vẫn luôn cố gắng để chuẩn bị đủ đầy từ canh măng gà, giò bó chuẩn bị cho ngày đầu năm.

"May mắn là gia đình chồng mình rất tôn trọng con dâu và thích thú văn hóa Việt Nam. Đồ ăn mình làm cả nhà chồng ai cũng khen ngon và ủng hộ nhiệt tình. Bởi vậy nên giờ thành quen, cứ đến Tết Nguyên Đán là nhà chồng đều chắc mẩm có món nọ, món kia và ăn trong thích thú", Lụa chia sẻ.

Bản thân Lụa cũng như nhiều người con xa quê khác, mỗi độ Tết đến đều nhớ quê hương da diết. Nhiều lúc cô cũng chạnh lòng vào ngày Tết khi nhớ về kỷ niệm khi còn ở nhà. Tại Đài Loan tuy cũng đón Tết Nguyên Đán song nhiều phong tục tập quán khác lạ. Bởi thế, lúc nào Lụa cũng cố gắng mang những nét đặc trưng quê hương nhất đến với gia đình mình tại Đài.

"Chồng mình rất yêu thương và tôn trọng vợ. Anh thích thú với những nét văn hóa Việt Nam. Bởi vậy nên mình thấy được an ủi rất nhiều".

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 3.

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 4.

Gia đình nhà chồng quây quần đầu năm mới.

Mẹ chồng thích thú với một thứ mùi đặc trưng của Việt Nam

Tết năm 2022, từ trước cả nửa tháng, Lụa đã bắt đầu chuẩn bị những nguyên liệu cho mâm cỗ Tết. Với cô, đây là một nhiệm vụ lớn và phải thực hiện cẩn thận.

Năm nay, Lụa tự gói bánh chưng bánh tét, chuẩn bị đồ để nấu xôi gấc, làm giò bó, nem rán. Từ vài ngày trước Tết, công tác chuẩn bị xong xuôi hết cả. Hôm Giao Thừa, cô gác lại mọi công việc, tập trung cho chuyện làm mâm cỗ.

Lụa tâm sự: "Hai năm qua mình vẫn làm chưa được chu đáo lắm vì con nhỏ. Năm nay mình chuẩn bị kỹ càng lắm. Việc luôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống như thế này là một cách giới thiệu đến nhà chồng và xa hơn là để con cái hiểu hơn về phong tục tập quán quê mẹ. Nói thật đối với mình ở Đài, được ăn những món truyền thống trong ngày Tết là một điều đặc biệt".

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 5.

Vợ chồng Lụa đi sắm sửa đồ cho Tết 2022 từ sớm.

Mẹ chồng Lụa cũng rất thích nghe con dâu kể về các phong tục người Việt Nam thường làm trong ngày cuối năm. Ở Việt Nam, đến đêm 30 Tết nhiều vùng miền cho cả nhà tắm nước mùi già. Đó là cách để gột sạch những vướng bận năm cũ, đón năm mới thơm tho hơn, sạch sẽ và may mắn hơn.

Lụa kể: "Tại Đài Loan mình có trồng một vườn rau mùi để lấy lá ăn. Cuối năm mình cũng lấy cây mùi già, tuy không có hoa có hạt như bán ở quê nhưng cũng khá ổn. Mình đun nước rồi tắm. Mẹ chồng thấy thơm quá thì tiến lại hỏi, ngỏ ý muốn thử tắm nước này. Sau đó mình kể chuyện cho mẹ về phong tục tập quán ở Việt Nam xung quanh việc tắm lá mùi già. Mẹ rất thích thú và thử luôn. Từ đó năm nào cũng nhớ đến 30 đun nước mùi già để tắm".

Quả thật, so với nhiều nàng dâu lấy chồng ngoại quốc xa xôi, khác biệt hoàn toàn về văn hóa thì Ánh Lụa thật sự may mắn. Đêm 30 Tết tại Đài Loan cũng giống với Việt Nam, cũng có thức đón Giao Thừa, dâng lễ ban thờ và qua 12 giờ đêm thì chúc tụng, gửi lời chúc năm mới và lì xì.

Vì những nét tương đồng đó mà Lụa đỡ thấy lạc lõng, buồn tủi trong những tháng ngày xa quê.

"Mình cảm thấy may mắn khi Tết ở Đài và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Ít nhiều thì cảm giác được đón Tết, cùng mọi người háo hức chờ thời khắc đặc biệt vẫn có. Cả gia đình chồng cũng sum vầy, đi nhà nội nhà ngoại rồi chúc tụng, mừng tuổi cho nhau", Lụa tâm sự.

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 6.

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 8.

Bánh chưng Lựa chuẩn bị cho Tết 2022.

Ước mong của cô là được cùng chồng và các con về Việt Nam đón tết. 2 năm qua, cũng vì dịch bệnh nặng nề mà gia đình cô chưa thể về Việt Nam. Đến năm sau, Lụa sẽ thu xếp để về nhà.

Cô cho biết: "Nếu về Việt Nam ăn Tết, mình sẽ đưa chồng đi nhà thờ họ vào đêm 30. Ngoài ra, mình cũng giới thiệu cho anh những món đặc trưng nhất của Việt Nam trong dịp đầu xuân năm mới".


Hiện tại, Lụa có cuộc sống hạnh phúc tại Đài Loan. Cô hài lòng với tất cả mọi thứ từ chuyện hôn nhân, gia đình hay mối quan hệ ấm áp với mẹ chồng. Cũng nhờ gia đình chồng mà Ánh Lụa có cơ hội kinh doanh nhỏ. Cô nhập khẩu các mặt hàng ẩm thực hay nông sản của Việt Nam để kinh doanh tại Đài Loan.

Năm 2022 chắc chắn sẽ có nhiều khởi đầu mới với nàng dâu Việt tại xứ Đài. Chúc cho gia đình cô càng thêm hạnh phúc và đón một năm mới bình an.

Cưới chồng Đài Loan kém 5 tuổi, nàng dâu đón Tết "cực oách": Chinh phục mẹ chồng bằng thứ mùi hương đậm chất Việt và điều đặc biệt trên mâm cỗ cúng Giao Thừa! - Ảnh 7.

 

Chia sẻ