Cuộc đời kỳ lạ của vị Công chúa "con vua lại lấy hai vua làm chồng": 12 tuổi xuất giá, gọi chị gái ruột là mẹ chồng

Min,
Chia sẻ

Vốn là đương kim Công chúa của nhà Lê nhưng không may sinh vào giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, vị Công chúa này buộc phải xuất giá để làm vợ của hai ông vua thuộc hai triều đại nối tiếp nhau.

Số đâu có số lạ lùng

Con vua lại lấy hai chồng làm vua.

Đó là hai câu ca dao được dân gian truyền tụng qua nhiều thế hệ để mô tả về phần số rối rắm của một vị Công chúa trong sử Việt. Vốn là đương kim Công chúa của nhà Lê nhưng không may sinh vào giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, nên vị Công chúa này buộc phải xuất giá để làm vợ của hai ông vua thuộc hai triều đại. Số phận kỳ lạ của nàng, đến tận ngày nay vẫn khiến không ít người tò mò và có một chút gì đó tiếc thương…

Cuộc đời kỳ lạ của vị Công chúa con vua lại lấy hai vua làm chồng: 12 tuổi xuất giá, gọi chị gái ruột là mẹ chồng  - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Vị Công chúa ấy không ai khác chính là Lê Ngọc Bình, sinh ngày 22 tháng 1 năm 1785, con gái út của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, đồng thời cũng là em gái của Công chúa Ngọc Hân. Thuở sinh thời, khi còn là một nàng Công chúa nhỏ, nàng được đánh giá là còn nhan sắc muôn phần xinh đẹp và được không ít người đồn đoán lớn lên sẽ có được một đấng phu quân anh tuấn tài hoa, lo được cho mình đến suốt đời.

Đáng tiếc, nàng sinh ra ở thế kỷ thứ 18 - giai đoạn đầy hỗn loạn của lịch sử dân tộc. Nên dù có là Công chúa, là con gái của Thiên tử, Ngọc Bình cũng không thể nào tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Khi ấy, cha nàng vẫn còn ngồi trên ngôi vị là vua của một nước, nhưng thực ra lại chỉ là một "bù nhìn", bị điều khiển và chi phối bởi hai thế lực lớn khác: Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Cuộc đời kỳ lạ của vị Công chúa con vua lại lấy hai vua làm chồng: 12 tuổi xuất giá, gọi chị gái ruột là mẹ chồng  - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Chồng đầu: Xuất giá năm 12 tuổi, gọi chị gái ruột là… mẹ chồng

Với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" sau khi đánh bại được Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Đàng Ngoài và tiêu diệt được Chúa Trịnh. Sau đó, Nguyễn Huệ vào Thăng Long yết kiến vua Lê và được vua Lê gả cho Công chúa Ngọc Hân (chị gái của Ngọc Bình). Hai năm sau, tại Phú Xuân (Huế), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu cung Hoàng hậu.

Xong, chỉ trị vì được 6 năm thì vua Quang Trung đột ngột qua đời vào năm 1792. Lúc này, con trai vua Quang Trung và Chính cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên - Hoàng tử Quang Toản, lên nối ngôi khi chỉ 10 tuổi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Đến năm 1795, Thái hậu Ngọc Hân làm mối em mình là Công chúa Ngọc Bình cho vua Cảnh Thịnh. Hôn nhân thành toàn, từ đó, Công chúa Ngọc Bình trở thành chính cung Hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi.

Cuộc đời kỳ lạ của vị Công chúa con vua lại lấy hai vua làm chồng: 12 tuổi xuất giá, gọi chị gái ruột là mẹ chồng  - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Nghe có vẻ bình thường khi chị gái tìm được gia đình tốt để mai mối cho em gái mình, nhưng thực chất, sử sách lại cho rằng cuộc hôn nhân giữa Công chúa Ngọc Bình và Hoàng đế Cảnh Thịnh đã đặt Ngọc Hân - Nguyễn Huệ, Ngọc Bình - Cảnh Thịnh vào một mối quan hệ vô cùng phức tạp: Ngọc Hân và Ngọc Bình vừa là chị em, vừa là mẹ chồng nàng dâu. Trong khi vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh vừa là cha con, vừa là anh em cọc chèo mà nhạc phụ của họ là Hoàng đế Lê Hiển Tông.

Chồng sau: Bị ép làm vợ của người hạ bệ chồng mình, sinh 4 người con, mất năm 25 tuổi

Cuộc đời kỳ lạ của vị Công chúa con vua lại lấy hai vua làm chồng: 12 tuổi xuất giá, gọi chị gái ruột là mẹ chồng  - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Chẳng bao lâu sau, sóng gió thời cuộc lại nổi lên, tháng 5/1801, Nguyễn Ánh (vua Gia Long) đưa quân đánh chiếm Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh bỏ chạy ra Bắc Hà thoát thân, riêng Hoàng hậu Ngọc Bình và một số cung nữ vẫn còn bị kẹt lại Phú Xuân. Cứ tưởng, sự kiện này sẽ gắn liền với cái chết của Ngọc Bình, vậy mà không, Nguyễn Ánh thấy Hoàng hậu của người mình vừa hạ bệ trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha nên ông quyết định nạp Ngọc Bình trở thành phi tần, dù cho các cận thần ra sức phản đối.

Vậy là, sự kiện làm vợ của vua kế tiếp đầy trái ngang này đã khiến Ngọc Bình trở thành một trong những vị Công chúa có cuộc đời đầy kỳ lạ trong sử Việt. Sau khi được nạp làm phi, thậm chí Ngọc Bình còn Gia Long sắc phong làm Đệ tam cung Đức Phi, chỉ đứng thứ ba sau Thừa Thiên cao Hoàng hậu (mẹ Hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên cao Hoàng hậu (mẹ Hoàng tử Đảm, sau là vua Minh Mạng).

Cuộc đời kỳ lạ của vị Công chúa con vua lại lấy hai vua làm chồng: 12 tuổi xuất giá, gọi chị gái ruột là mẹ chồng  - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Sau đó, phúc khí của Ngọc Bình khi làm phi của nhà Nguyễn mới bắt đầu nở rộ. Nàng sinh được cho vua Gia Long 4 người con, gồm 2 Hoàng tử và 2 Công chúa. Nhưng đáng tiếc, có lẽ do phải sinh nở liên tục nên sức khỏe của Ngọc Bình cứ thể yếu dần, cho đến khi qua đời vào năm 1810 khi chỉ vừa bước sang tuổi 25. Bà được vua Gia Long truy ban thụy hiệu Cung Thận Đức phi và cho an táng tại làng Trúc Lâm.

Đến năm 2008, tẩm mộ của Công chúa Ngọc Bình mới được được cải táng về đồi Mâm Xôi, thuộc khu Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

(Nguồn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc sử di biên)

Chia sẻ