Covid-19 châm ngòi cho 'cái chết' đau đớn của các department store lớn nhất nước Mỹ, sau 1 thập kỷ nỗ lực chống chọi với những cú sốc

LỤC LAM,
Chia sẻ

Các cửa hàng bán lẻ cao cấp tại Mỹ đã hứng chịu đòn giáng mạnh khi Covid-19 bùng phát: Một loạt chi nhánh đóng cửa, trung tâm thương mại không một bóng người, đơn đặt hàng bị huỷ liên tiếp, đối mặt với rủi ro phá sản.

Các cửa hàng department store (cửa hàng bán lẻ cao cấp) từng là những địa điểm mua sắm nhộn nhịp trong những trung tâm thương mại và Phố Chính trên khắp nước Mỹ. Trong thập kỷ vừa qua, họ phải chịu đựng những đòn giáng mạnh, khi Macy’s đang phải đóng một số cửa hàng và sa thải nhân viên, Barneys New York thì đệ đơn phá sản hồi năm ngoái.

Covid-19 châm ngòi cho cái chết đau đớn của các department store lớn nhất nước Mỹ, sau 1 thập kỷ nỗ lực chống chọi với những cú sốc - Ảnh 1.

Tuy nhiên, không điều gì có thể so sánh bằng cú sốc mà ngành này phải hứng chịu do đại dịch Covid-19. Doanh số bán quần áo và phụ kiện của các department store giảm 1 nửa trong tháng 3 và có thể còn đối diện với một xu hướng có thể còn tồi tệ hơn tháng 4. Toàn bộ đội ngũ điều hành của Lord & Taylor đã rời công ty trong tháng này, Nordstrom hủy 1 loạt đơn đặt hàng và ngừng trả tiền cho các nhà cung cấp. Trong khi đó, Neiman Marcus, chuỗi department store hào nhoáng nhất nước Mỹ dự kiến sẽ tuyên bố phá sản trong những ngày tới.

Theo Mark A. Cohen, giám đốc nghiên cứu ngành bán lẻ tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Columbia, các cửa hàng này vốn đã chịu sự sụp đổ từ từ trong thời rất dài và thực sự không thể vượt qua thời gian này.

Covid-19 châm ngòi cho cái chết đau đớn của các department store lớn nhất nước Mỹ, sau 1 thập kỷ nỗ lực chống chọi với những cú sốc - Ảnh 2.

Cửa hàng Neiman Marcus tại Hudson Yards (Manhattan).

Ở thời điểm các nhà bán lẻ thường đặt hàng cho các mùa mua sắm quan trọng trong năm, thì những công ty này lại sa thải hàng chục nghìn nhân viên tại cửa hàng, ban điều hành, lo lắng tích trữ tiền mặt và lên kế hoạch sống sót qua khủng hoảng. "Bóng ma" của tình trạng vỡ nợ hàng loạt đang được thảo luận sôi nổi. Dù có xảy ra hay không, thì sự biến động mà đại dịch gây ra sẽ thay đổi vĩnh viễn bức tranh của ngành bán lẻ và mối quan hệ của các thương hiệu với những cửa hàng đối tác.

Theo báo cáo tháng 1 của công ty nghiên cứu bất động sản Green Street Advisors, chuỗi cửa hàng department store chiếm khoảng 30% tổng diện tích trung tâm thương mại tại Mỹ, 10% trong đó là Sears và J.C. Penney. Ngay cả trước đại dịch, công ty này dự kiến sẽ có khoảng 1 nửa cửa hàng tại các trung tâm thương mại đóng cửa vào 5 năm tới.

Dù đã nỗ lực phát triển chiến lược bán hàng trên các ứng dụng thương mại điện tử, trang web, thì dịch bệnh đã cho thấy mức độ phụ thuộc của các department store vào doanh số bán hàng vật lý. Báo cáo doanh số bán lẻ tháng 3 của Bộ Thương mại Mỹ công bố vào tuần trước cho thấy con số này là một "thảm hoạ". Tổng doanh số bán lẻ trong tháng này dự kiến còn tồi tệ hơn, do các cửa hàng hầu hết đều đóng cửa trong tháng 3.

Theo đó, các nhà bán lẻ đã bắt đầu thực hiện những biện pháp có phần cực đoan để sống sót. Le Tote – công ty đã mua lại Lord & Taylor, cho biết hôm 2/4 rằng họ sẽ sa thải ngay lập tức toàn bộ đội ngũ điều hành, gồm cả giám đốc điều hành. Hơn nữa, họ cũng ngừng thanh toán tiền hàng đối với các nhà cung cấp trong ít nhất 90 ngày, bởi chịu áp lực rất lớn từ vị thế thanh khoản.

Covid-19 châm ngòi cho cái chết đau đớn của các department store lớn nhất nước Mỹ, sau 1 thập kỷ nỗ lực chống chọi với những cú sốc - Ảnh 3.

Cửa hàng mới của Nordstrom tại Manhattan.

Theo Reuters, Macy’s cũng gia hạn thời gian thanh toán hàng hóa và dịch vụ từ 60 ngày lên 120 ngày và thuê các nhân viên ngân hàng từ Lazard để tư vấn về vấn đề tài chính. Jeff Gennette – giám đốc điều hành của công ty, đang hủy bỏ thanh toán mọi khoản bồi thường trong thời gian khủng hoảng. Công ty này còn bị loại khỏi S&P 500 vào tháng trước do mức định giá rớt thảm.

J.C. Penney cũng thuê nhân viên từ Lazard để tư vấn về lựa chọn tái cấu trúc và xác nhận rằng họ đã không thể thanh toán khoản lãi vay hồi tuần trước. Tuy nhiên, không ai trong số các nhà bán lẻ này gặp khó khăn "trực diện" như Neiman Marcus, khi vừa gánh khoản nợ 4,8 tỷ USD và chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ tại các khu mua sắm cao cấp nhất nước Mỹ.

Thậm chí ngay cả Nordstrom – một chuỗi cửa hàng được coi là có vị thế mạnh nhất, trong tháng này cũng cho biết họ có thể phải đối mặt với một tình huống khó khăn, khi các cửa hàng vật lý phải đóng cửa trong thời gian dài. Erik và Pete Nordstrem – giám đốc điều hành và giám đốc thương hiệu, đều không nhận lương cơ bản trong ít nhất 6 tháng. Chuỗi cửa hàng này đã gây ra cú sốc đối với những nhà cung cấp, khi gửi một loạt email hủy đơn hàng trong những ngày gần đây.

Ở tất cả các chuỗi cửa hàng, mức giá đối với một số hàng hóa được bán qua các trang thương mại điện tử đã giảm 40%. Hơn nữa, lượng đơn hàng trước mùa thu bị hủy đã tăng lên. Một số thương hiệu cho biết các lô hàng thậm chí còn bị từ chối khi vừa giao đến kho. Các công ty bán lẻ cũng gia hạn thời gian chi trả cho các bên cung cấp, khiến họ buộc phải đàm phán với các nhà sản xuất, công ty marketing và chủ đất.

Hơn nữa, lưu lượng tiền mặt của các department store cũng sụt giảm mạnh. Trong một ghi chú công bố hôm 13/4, các nhà phân tích của Cowen ước tính lượng thanh khoản của Macy’s chỉ đủ để trụ vững trong 4 tháng, Kohl’s là 6 tháng và 7 tháng đối với J.C. Penny. Trong khi đó, nhóm chuyên gia cho rằng Nordstrome có thể sống sót trong 12 tháng khi các cửa hàng đóng cửa.

Theo một báo cáo của S&P Global Market Intelligence trong tháng này, các department store có nhiều khả năng vỡ nợ hơn bất kỳ ngành nào khác thuộc lĩnh vực tiêu dùng vào năm tới. Họ dự kiến khả năng nhóm này vỡ nợ có xác suất 42%.

Tham khảo New York Times

Chia sẻ