Cộng đồng mạng thích thú với bài thơ tả bà "cao gót, tay ga"
Những vần thơ hài hước miêu tả người bà hiện đại nhuộm tóc ánh tím, phóng xe ga đối lập với người bà theo “văn mẫu” răng rụng, tóc bạc phơ đang khiến cộng đồng mạng phải bật cười.
Bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà” được đăng tải trên Facebook hiện đang được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Chỉ chưa đầy 1 ngày, tác phẩm của “nhà thơ không chuyên” đã thu hút hơn 3000 lượt like, gần 1500 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận.
Bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà” khiến cộng đồng mạng "mê tít".
Nguyên văn bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà” đang khiến cộng đồng mạng phát sốt:
“Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
Bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà” khiến cộng đồng mạng "mê tít".
“Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
Tác giả: Hiếu Orion
Trong bài thơ, người bà ngoài đời hiện lên chân thực đến từng centimet với vẻ ngoài hiện đại và… cá tính như “cưỡi xe ga”, “tóc nhuộm ánh tím” bóng lộn. Nhưng người bà ấy dù vẫn sống vui, sống khỏe, chăm lo hết mình cho con cháu thì cũng không được phép xuất hiện trong một bài văn tả bà của cô bé học sinh tiểu học.
Tả thực hay tả theo văn mẫu?
Người bà “trong văn mẫu” theo yêu cầu của cô giáo phải “rụng răng”, “tóc bạc trắng”, “mắt phải kém”, “môi nhai trầu”. Và người bà đáng kính ấy tuyệt nhiên không được ngồi hát “Ka – Râu – Ô – Kề”, càng không được phi xe máy.
Sự đối lập của hai người bà ngoài đời thực và người bà “trong văn mẫu” mang lại cho cộng đồng mạng tràng cười chảy nước mắt. Tình huống mà cô học trò gặp phải thật oái oăm, một bên là “tả sai thì lại không hay”, một bên là “tả đúng thì lại có ngày ăn roi”. Tác giả kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi hài hước nhưng cũng khiến người đọc phải suy ngẫm: “Hay đổi Bà khác đúng lời của cô?”.
Đây là bài thơ được dựa trên câu chuyện mà bạn đọc Thu Hiền từng chia sẻ trên một tờ báo về bài văn của cô con gái học lớp ba với đề bài “Kể về một người thân mà em yêu quý nhất”. Cô bé đã tả về bà mình: “Bà ngoại em có mái tóc tém nhuộm màu vàng. Hằng ngày bà mặc váy ngắn, mang giày cao gót, đi làm trên chiếc xe máy tay ga…”
Chị Thu Hiền cho biết, những miêu tả của con gái thực ra không sai chút nào vì mẹ chị sinh con gái đầu lòng lúc mới 20 tuổi. Chị thì sinh con gái đầu lòng năm 25 tuổi. Hằng ngày mẹ chị vẫn đi làm ở công sở và vẫn còn khỏe mạnh, yêu đời... Tóc ngắn nhuộm vàng, váy ngắn tới đầu gối hay giày cao gót là chuyện thường ngày. “Mà không chỉ riêng mẹ tôi đâu, tôi thấy rất nhiều bà ngoại trẻ bây giờ đều thế cả”, chị Hiền chia sẻ.
Tuy nhiên, bài tập làm văn bị điểm bốn với lời phê “thiếu thực tế” dù rằng đó là những lời tả thực về người bà vẫn còn trẻ trung của cô bé lớp ba. Vì theo lời cô giáo thì bà ngoại như thế là… không đúng với hướng dẫn: “Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng. Bà ngoại đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót…”
Khi kể lại cho mẹ xong, cô bé kết luận: “Con thấy theo như lời cô giáo tả thì giống bà cố nhà mình hơn là bà ngoại mẹ nhỉ…!”.
Bài thơ đã nhận được nhiều bình luận tích cực từ cộng đồng mạng.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện trên mà bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà” ra đời. Bài thơ đã nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, phương pháp giáo dục theo lối mòn, đặc biệt là đối với bộ môn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận phong phú như môn văn, có thể hạn chế sự phát triển của trẻ em.
Thành viên Kiên Nguyễn bình luận: “Bài thơ hay quá, tả thực đến trần trụi nhưng cực đúng với xã hội này. Em nhiều lần chấp nhận cho con mình điểm kém để nó làm văn đúng với những gì nó thấy”.
Bạn Lưu Ly thì phân tích: “Buồn cho nền giáo dục quá. Tại sao các giáo viên không tự đổi mới mình đi nhỉ. Hãy nhìn đến xã hội thực tế hơn một chút, hãy để bọn trẻ dám nói suy nghĩ bản thân thì xã hội mới phát triển được”.
Trong bài thơ, người bà ngoài đời hiện lên chân thực đến từng centimet với vẻ ngoài hiện đại và… cá tính như “cưỡi xe ga”, “tóc nhuộm ánh tím” bóng lộn. Nhưng người bà ấy dù vẫn sống vui, sống khỏe, chăm lo hết mình cho con cháu thì cũng không được phép xuất hiện trong một bài văn tả bà của cô bé học sinh tiểu học.
Tả thực hay tả theo văn mẫu?
Người bà “trong văn mẫu” theo yêu cầu của cô giáo phải “rụng răng”, “tóc bạc trắng”, “mắt phải kém”, “môi nhai trầu”. Và người bà đáng kính ấy tuyệt nhiên không được ngồi hát “Ka – Râu – Ô – Kề”, càng không được phi xe máy.
Sự đối lập của hai người bà ngoài đời thực và người bà “trong văn mẫu” mang lại cho cộng đồng mạng tràng cười chảy nước mắt. Tình huống mà cô học trò gặp phải thật oái oăm, một bên là “tả sai thì lại không hay”, một bên là “tả đúng thì lại có ngày ăn roi”. Tác giả kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi hài hước nhưng cũng khiến người đọc phải suy ngẫm: “Hay đổi Bà khác đúng lời của cô?”.
Đây là bài thơ được dựa trên câu chuyện mà bạn đọc Thu Hiền từng chia sẻ trên một tờ báo về bài văn của cô con gái học lớp ba với đề bài “Kể về một người thân mà em yêu quý nhất”. Cô bé đã tả về bà mình: “Bà ngoại em có mái tóc tém nhuộm màu vàng. Hằng ngày bà mặc váy ngắn, mang giày cao gót, đi làm trên chiếc xe máy tay ga…”
Chị Thu Hiền cho biết, những miêu tả của con gái thực ra không sai chút nào vì mẹ chị sinh con gái đầu lòng lúc mới 20 tuổi. Chị thì sinh con gái đầu lòng năm 25 tuổi. Hằng ngày mẹ chị vẫn đi làm ở công sở và vẫn còn khỏe mạnh, yêu đời... Tóc ngắn nhuộm vàng, váy ngắn tới đầu gối hay giày cao gót là chuyện thường ngày. “Mà không chỉ riêng mẹ tôi đâu, tôi thấy rất nhiều bà ngoại trẻ bây giờ đều thế cả”, chị Hiền chia sẻ.
Tuy nhiên, bài tập làm văn bị điểm bốn với lời phê “thiếu thực tế” dù rằng đó là những lời tả thực về người bà vẫn còn trẻ trung của cô bé lớp ba. Vì theo lời cô giáo thì bà ngoại như thế là… không đúng với hướng dẫn: “Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng. Bà ngoại đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót…”
Khi kể lại cho mẹ xong, cô bé kết luận: “Con thấy theo như lời cô giáo tả thì giống bà cố nhà mình hơn là bà ngoại mẹ nhỉ…!”.
Bài thơ đã nhận được nhiều bình luận tích cực từ cộng đồng mạng.
Thành viên Kiên Nguyễn bình luận: “Bài thơ hay quá, tả thực đến trần trụi nhưng cực đúng với xã hội này. Em nhiều lần chấp nhận cho con mình điểm kém để nó làm văn đúng với những gì nó thấy”.
Bạn Lưu Ly thì phân tích: “Buồn cho nền giáo dục quá. Tại sao các giáo viên không tự đổi mới mình đi nhỉ. Hãy nhìn đến xã hội thực tế hơn một chút, hãy để bọn trẻ dám nói suy nghĩ bản thân thì xã hội mới phát triển được”.